CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TIÊU THỤ 1 Chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu VAI TRÒ VÀ NỘI DUNG CỦA CÔNG TÁC TIÊU THỤ SẢN PHẨM Ở CÁC DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG (Trang 35 - 39)

1. Chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp.

Chất lượng sản phẩm là hệ thống những đặc tính nội tại của sản phẩm được xác định bằng thông số có thể đo được hoặc so sánh được với điều kiện kỹ thuật hiện tại và thỏa mãn được những nhu cầu nhất định của xã hội.

Khi xem xét đánh giá chất lượng cần chú ý đến những điểm sau. Xét chất lượng sản phẩm không chỉ một đặc tính nào đó một cách riêng lẻ, mà phải xem xét trong mối quan hệ với các đặc tính khác, trong một hệ thống các đặc tính nội tại của sản phẩm.

Xem xét chất lượng sản phẩm và tìm ra nguyên nhân, chất lượng sản phẩm cần phải xem xét trong quá trình nhiều khâu, từ sản xuất đến tiêu thụ. Do vậy, phải trên quan điểm lịch sử, biện chứng, xem xét quá khứ, hiện tại và xu hướng phát triển.

Chất lượng sản phẩm còn mang tính dân tộc, phù hợp với tính thời đại. Chất lượng sản phẩm còn là vấn đề cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sản xuất cùng loại sản phẩm. Trong nền kinh tế thị trường chất lượng sản phẩm đặt lên hàng đầu và gắn liền với công tác tiêu thụ. Để giữ vững và nâng cao uy tín chất lượng sản phẩm, để chiếm lĩnh vị trí độc quyền sản xuất và tiêu thụ, bắt buộc các doanh nghiệp phải tìm cách nâng cao chất lượng sản phẩm, làm tăng khả năng tiêu thụ và khả năng cạnh tranh, trên cơ sở làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, tăng uy tín cho doanh nghiệp trên thị trường và có ý nghĩa thiết thực đối với tiêu dùng và xã hội. Như vậy, công tác tiêu thụ phải khai thác tối đa giá trị sử dụng của sản phẩm để phục vụ người tiêu dùng, nhằm tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm.

2. Thị trường sản phẩm của doanh nghiệp.

Trong nền kinh tế kinh tế hàng hóa, các tỷ lệ kinh tế quốc dân, các tỷ lệ giữa người sản xuất và tiêu dùng suy cho cùng là sự cân bằng giữa cung và cầu trên thị trường. Thị trường đóng vai trò to lớn trong việc điều tiết sản xuất gắn sản xuất với tiêu dùng, liên kết nền kinh tế lại thành một thể thống nhất, ngắn các quá trình kinh tế trong nước với quá trình kinh tế thế giới.

Thị trường hai người tiêu thụ doanh nghiệp quyết định sẽ sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai. Vì vậy, công tác nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp là khâu mở đầu quan trọng của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên thị trường. Thị trường là đối tượng chủ yếu của các hoạt động tiêu thụ, đồng thời là nhân tố quan trọng có ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả của sự tiêu thụ sản phẩm. Do đó, nghiên cứu thị trường là tìm cái đúng, cái mà người tiêu dùng và thị trường cần có khả năng tiêu thụ.

3. Giá cả sản phẩm.

Giá cả là thông số ảnh hưởng trực tiếp đến cung cầu trên thị trường .Giá cả là sự cạnh trạnh giữa các doanh nghiệp sản xuất cùng một loại sản phẩm.

Khâu nghiên cứu giá cả cho tiêu thụ sản phẩm là khâu không thể thiếu được trong quá trình kinh doanh nói chung, mức giá mỗi mặt hàng cần có sự nghiên cứu, điều chỉnh trong suốt quá trình sống của sản phẩm, tùy theo những quan hệ thay đổi của cung cầu và sự vận động của thị trường. Giá cả phải giữ được làm vai trò công cụ cạnh tranh của doanh nghiệp.Vì vậy, việc xác lập giá cả đúng đắn và điều kiện quan trọng để hoạt động của doanh nghiệp đạt hiệu quả chiếm lĩnh được thị trường, việc xác lập giá cả cần được đảm bảo cho doanh nghiệp thu được lợi nhuận tối đa hoặc lợi nhuận bình quân, thấp nhất cũng phải đạt được lợi nhuận tối thiểu. Nghĩa là giá cả của một đơn vị hàng hóa luôn phải lấy tổng chi phí sản xuất ra nó và chi phí tiêu thụ nó làm có sở, vì vậy muốn có giá cả hợp lý phải xác định đúng đắn chi phí sản xuất, tổng chi phí của nó .Các doanh nghiệp phải đặt câu hỏi “bán hàng với mức giá bao nhiêu” mà không mất khách và giá nào sẽ đem lại tổng doanh thu lớn nhất.

4. Quan hệ cung cầu.

Cầu là lượng một mặt hàng mà người mua muốn mua ở mức giá chấp nhận được. Cung là lượng một mặt hàng mà người bán muốn bán ớ mức chấp nhận được.Trong kinh doanh, giá cả thị trường do quan hệ cung cầu quyết định. Nếu cung lớn hơn cầu thì giá cả tiêu thụ sẽ thấp, ngược lại nếu cầu lớn hơn cung thì giá tiêu thụ lại cao. Cung, cầu tạo nên thị trường, một khi nhu cầu đối với mộtloại hàng hoá nào đó mới xuất hiện trên thị trường, người sản xuất sẽ đáp ứng nhu cầu đó. Việc cung cấp hàng hoá đó để thoả mãn nhu cầu đối với khách hàng trong một thời gian nhất định gọi là trạng thái cân bằng cung cầu.

Nếu cung lớn hơn cầu do giá đầu vào rẻ, thiết bị công nghệ tạo ra năng xuất cao, nhiều người tham gia vào sản xuất làm cho đường cung bị dịch chuyển sang phải ( S ) dẫn đến : Giá sản phẩm giảm, sản lượng bán hàng tăng, tạo nên dư thừa sản phẩm do nhiều người sản xuất. Nếu cung nhỏ hơn cầu do nguyên nhân ngược lại với cung tăng sẽ làm cho đường cung dịch chuyển sang trái (S’) dẫn đến : Giá tăng lên, sản phẩm tiêu thụ giảm đi tạo nên sự thiếu hụt trên thị trường. Nếu cung tăng, do các nguyên nhân, thu nhập của người tiêu dùng, giá cả hàng hóa thay thế hay bổ sung thay đổi, nhiều người tiêu dùng tham gia vào thị trường, làm cho đường cầu dịch chuyển lên trên (D’) dẫn đến : Nhu cầu tiêu dùng tăng lên do cung không đáp ứng được cầu.

Nếu cầu giảm, do các nguyên nhân thu nhập của người tiêu dùng thấp đi thị hiếu thay đổi làm cho đường cầu dịch chuyển sang trái xuống dưới (D”) dẫn tới : giảm sức mua, giá sản phẩm giảm, sản phẩm tiêu thụ không được, tạo nên sự dư thừa trên thị trường.

Hình minh họa : Sự tác động của thị trường đến cân bằng trạng thái cung cầu và những nguyên nhân.

P P S’’ P D S D S D’’ S P* S’ D’ O Q* Q O Q O Q 5.Tập quán sử dụng .

Tập quán sử dụng là nhân tố mà người sản xuất phải quan tâm không chỉ khi định giá bán tung ra thị trường mà ngay khi sử dụng chiến lược kinh doanh ,quyết định phương án sản phẩm để đảm bảo tiêu thụ nhanh ,nhiều sản phẩm và có lãi .Như ta đã biết ,nếu sản xuất ra sản phẩm là đáp ứng được nhu cầu người tiêu dùng nếu sản phẩm không phù hợp với tập quán sẽ khó tiêu thụ, nếu phù hợp với tập quán thì khách hàng sẽ lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp chứ không chọn sản phẩm của doanh nghiệp khác.

Một phần của tài liệu VAI TRÒ VÀ NỘI DUNG CỦA CÔNG TÁC TIÊU THỤ SẢN PHẨM Ở CÁC DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(37 trang)
w