Đánh giá hiệu quả của hoạt động tiêu thụ.

Một phần của tài liệu VAI TRÒ VÀ NỘI DUNG CỦA CÔNG TÁC TIÊU THỤ SẢN PHẨM Ở CÁC DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG (Trang 33 - 35)

Đánh giá hiệu quả hoạt động tiêu thụ là phân tích quá trình tiêu thụ làm rõ những nguyên nhân thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Căn cứ để đánh giá hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Doanh thu bán hàng, lợi nhuận thực tế thu được từ tiêu thụ phản ánh kết quả của doanh nghiệp là lãi, lỗ, hòa vốn. Đây là hai chỉ tiêu quan trọng không những có ý nghĩa với bản thân doanh nghiệp mà còn đối với cả nền kinh tế quốc dân. Hai chỉ tiêu này phản ánh quy mô doanh nghiệp của doanh nghiệp. Phản ánh trình độ tổ chức hoạt động kinh doanh cũng như hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp, bán hàng, lợi nhuận tiêu thụ cũng chứng tỏ sản phẩm của doanh nghiệp đang kinh doanh cũng được thị trường chấp nhận, phù hợp với nhu cầu thị hiếu của khách hàng.

Doanh thu bán hàng được tính theo công thức :

Doanh thu bán hàng = giá bán đơn vị sản xuất x khối lượng tiêu thụ. Lợi nhuận thu được từ tiêu thụ sản phẩm được tính theo công thức L = [Qi x (Pi - Zi - Fi - Ti)]

L - lợi nhuận hoặc lỗ từ tiêu thụ sản phẩm. Qi - khối lượng sản phẩm hàng hóa tiêu thụ. Pi - giá bán một sản phẩm hàng hóa.

Zi - chi phí lưu thông của sản phẩm bán ra.

Ti - mức thuế thu trên 1 đơn vị sản phẩm hàng hóa bán ra. Fi - mức thuế thu tiền một sản phẩm hàng hóa.

Ngoài ra, việc đánh giá hoạt động tiêu thụ còn thông qua việc phân tích khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường đến đâu? Kết quả các hoạt động hỗ trợ và xúc tiến bán hàng như thế nào? Tình hình hoạt động của các kênh tiêu thụ ra sao? Tình hình kế hoạch kinh doanh mặt hàng? Đặc biệt trong công thức đánh giá phải phân tích rõ ràng những tồn tại trong hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp, nguyên nhân và phương hướng khắc phục trong thời gian tới.

Trình tự và phương pháp cơ bản để đánh giá hiệu quả hoạt động tiêu thụ là :

- Phân tích nhân tố ảnh hưởng.

- Nêu biện pháp đẩy mạnh khắc phục.

Trở lại tình hình tiêu thụ, nó cho biết khả năng và xu thế của nhiều nguyên nhân như khả năng tài chính của doanh nghiệp, phương tiện vận chuyển, bảo quản, sức mua của thị trường.

- Chất lượng hàng hóa : Là tổng hợp các tính chất của hàng hóa đó mà do đó, hàng hóa có công cụ tiêu dùng nhất định. Chất lượng hàng hóa là điều kiện sống còn đối với việc tiêu thụ của doanh nghiệp. Để có thể đứng vững và vươn lên trong cạnh tranh, doanh nghiệp phải không ngừng tìm mọi biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa.

- Tổ chức công tác tiêu thụ : Tổ chức công tác tiêu thụ bao gồm hàng loạt công việc khác nhau từ việc quảng cáo, chào hàng, giới thiệu sản phẩm đến việc tổ chức mạng lưới tiêu thụ, ký kết các hợp đồng tiêu thụ, hợp đồng vận chuyển, cuối cùng là việc khẩn trương thu hồi tiền hàng hóa bán ra. Đây chính là nhân tố chủ quan của doanh nghiệp ảnh hưởng đến kết quả tiêu thụ.

Qua việc đánh giá kết quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm của mình doanh nghiệp cần rút ra những mặt mạnh cũng như mặt yếu để đưa ra những giải pháp kịp thời làm cho quá trình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp không ngừng nâng cao và hoàn thiện hơn nữa.

Một phần của tài liệu VAI TRÒ VÀ NỘI DUNG CỦA CÔNG TÁC TIÊU THỤ SẢN PHẨM Ở CÁC DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG (Trang 33 - 35)