Hoạt động giao dịch và bán hàng thông qua hợp đồng tiêu thụ.

Một phần của tài liệu VAI TRÒ VÀ NỘI DUNG CỦA CÔNG TÁC TIÊU THỤ SẢN PHẨM Ở CÁC DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG (Trang 26 - 27)

* Đàm phán và ký kết hợp đồng tiêu thụ.

Trước khi ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, bên mua và nên bán thường gặp nhau để đàm phán về những điều kiện mua bán, thanh toán ... Để đàm phán được kết quả mong muốn doanh nghiệp phải chuẩn bị kỹ trước khi đàm phán. Cử những cán bộ chắc chắn về nghiệp vụ, tự chủ để tiến hành đàm phán để có thể tỉnh táo, bình tĩnh nhận xét nắm được ý đồ, sách lược của khách hàng để nhanh chóng có biện pháp đối phó cần thiết, dự kiến những biện pháp đối phó cần thiết. Xác định rõ mục tiêu, yêu cầu của đợt đàm phán, dự kiến những biện pháp sử dụng trong các trường hợp.

Hợp đồng tiêu thụ sẽ được ký kết như các điều khoản đã chín muồi. Đó là những văn bản ký kết giữa đơn vị mua bán và doanh nghiệp có sản phẩm là hàng hóa. Đối tượng để ký kết hợp đồng tiêu thụ bao gồm các đơn vị và cá nhân có nhu cầu có đủ tư cách pháp nhân không phân biệt thành phần kinh tế hay khu vực hoạt động.

* Tổ chức thực hiện hợp đồng.

Sau khi hợp đồng tiêu thụ đã ký kết nghĩa vụ và quyền lợi của các bên trong hợp đồng đã được xác lập. Doanh nghiệp có sản phẩm cần tiêu thụ với tư

cách là một bên ký kết, phải tổ chức thực hiện hợp đồng, tiến hành sắp xếp những phần việc phải làm thành biểu bảng theo dõi tiến độ thực hiện hợp đồng, kịp thời ghi lại những diễn biến để xử lý giải quyết cụ thể. Công việc này nhằm đảm bảo quyền lợi và uy tín của doanh nghiệp.

Sau đây là bước tổ chức thực hiện hợp đồng tiêu thụ sản phẩm.

+ Chuẩn bị giao hàng : Hàng hóa giao theo hợp đồng phải đảm bảo đúng chất lượng đã ký kết.

+ Kiểm tra hàng hóa : Công việc này thực hiện để đảm bảo quyền lợi

cho hai bên ký kết hợp đồng, trong việc kiểm tra hàng hóa, doanh nghiệp phải tổ chức kiểm tra nghiêm túc trung thực và chính xác.

+ Quyết định phương tiện vận tải : Sử dụng phương tiện vận tải nào là tùy thuộc vào doanh nghiệp sao cho chi phí vận tải thấp, thời gian nhanh nhất mà chất lượng hàng hóa không bị thay đổi.

 Giao hàng.

 Làm thhủ tục thanh toán.

 Khiếu nại trọng tài (nếu có) nếu một bên nào đó vi phạm hợp đồng thì cách tốt nhất là thực hiện phạt vi phạm theo điều khoản của hợp đồng. Nếu không quy định việc thưởng phạt thì các doanh nghiệp nên đàm phán, giải quyết quan hệ kinh tế không nên đưa ra trọng tài kinh tế vì làm như vậy sẽ mất thời gian, chi phí và uy tín của cả hai bên.

Một phần của tài liệu VAI TRÒ VÀ NỘI DUNG CỦA CÔNG TÁC TIÊU THỤ SẢN PHẨM Ở CÁC DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(37 trang)
w