Các phạm trù tồn tại xã hội và ý thức xã hội được C.Mác và Ăngghen xem xét trong mối quan hệ biện chứng của đời sống xã hội. Phạm trù tồn tại xã hội tức là cái vật chất của đời sống xã hội là một tồn tại khách quan, là tính thứ nhất so với ý thức xã hội . Khi phê phán quan điểm của chủ nghĩa duy tâm về việc đồng nhất ý thức xã hội với tồn tại xã hội, Lênin viết: “Tồn tại xã hội và ý thức xã hội không phải là đồng nhất, cũng như nói chung tồn tại xã hội và ý thức không phải đồng nhất…ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội, đó là học thuyết của Mác” [35, tr. 400].
C. Mác và Ph. Ăngghen cũng đã chứng minh rằng đời sống tinh thần của xã hội hình thành và phát triển trên cơ sở của đời sống vật chất, không thể tìm nguồn gốc của tư tưởng, tâm lý xã hội trong bản thân nó có nghĩa là không thể tìm trong đầu óc con người mà phải tìm trong hiện thực vật chất. Xuất phát từ cơ sở lý luận đó, chúng tôi cho rằng những điều kiện đảm bảo
phát huy tính tích cực của ý thức xã hội chính là những yếu tố thuộc về đời sống hiện thực của xã hội. Bởi vì trước hết những điều kiện sinh hoạt vật chất xã hội là nguồn gốc và bản chất thực sự của sinh hoạt tinh thần xã hội, nên chỉ có đứng trên lập trường của chủ nghĩa duy vật, chúng ta mới có cơ sở để hiểu được tại sao trong các xã hội khác nhau, trong các giai đoạn lịch sử khác nhau lại có những tư tưởng xã hội và thể chế chính trị, học thuyết khác nhau. Khi điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội thay đổi thì những quan điểm, tư tưởng ấy buộc phải thay đổi theo.
Mặt khác, xuất phát từ quan điểm duy vật: Vật chất có trước, ý thức có sau; vật chất quyết định ý thức; chủ nghĩa duy vật lịch sử cho rằng ý thức xã hội chỉ sinh ra trong quá trình đấu tranh tích cực của con người với thiên nhiên và trong quá trình lao động sản xuất ra của cải vật chất cho đời sống của mình. Chính trong quá trình lao động đó con người đã tìm hiểu thiên nhiên, cải tạo thiên nhiên, tìm hiểu cuộc sống của mình, tìm hiểu quan hệ giữa con người với thiên nhiên, con người với con người. Từ đó nảy sinh ra các quan điểm về chính trị, đạo đức, tôn giáo, v.v..
Như vậy nguồn gốc của ý thức xã hội chính là sinh hoạt vật chất của xã hội, là tồn tại xã hội. Và bản chất của nó chính là sự phản ánh đời sống vật chất của xã hội. Vì vậy, khi phương thức sản xuất của xã hội thay đổi thì ý thức xã hội cũng thay đổi theo. Do đó, khi xem xét về thực chất và nguồn gốc của một tư tưởng nào đó, ta phải tìm trong phương thức sản xuất, tìm trong chế độ kinh tế xã hội đã đẻ ra nó chứ không phải tìm trong đầu óc người ta hay trong quan điểm, tư tưởng học thuyết đó. Trong hoạt động thực tiễn muốn phát huy một tư tưởng tiến bộ, hay muốn xoá bỏ những tư tưởng lạc hậu thì phải cải tiến hay xoá bỏ cái cơ sở đã nảy sinh ra nó tức là phương thức sản xuất, thay đổi chế độ kinh tế. ý thức xã hội phản ánh điều kiện sinh hoạt vật chất xã hội nên khi đề ra các chủ trương, chính sách phải xuất phát từ thực tiễn của đời sống vật chất xã hội, chứ không
phải xuất phát từ ý muốn chủ quan của con người, Có như vậy mới tránh xa rời thực tiễn và tránh được sai lầm, thất bại.
Từ cơ sở lý luận nêu trên để phát huy tính tích cực của ý thức xã hội đối với thực tiễn nước ta hiện nay cần có những điều kiện gì? Thực tiễn nước ta trong giai đoạn hiện nay cho thấy, sau gần 20 năm đổi mới chúng ta đã thu được những thành tựu đáng tự hào, kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao và trở thành nền tảng quyết định sự vững mạnh của đất nước. Chính sách kinh tế nhiều thành phần là một trong những động lực thúc đẩy kinh tế phát triển, đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng khi tổng kết về tình hình kinh tế, chính trị xã hội sau 15 năm đổi mới đã nêu rõ: “Kinh tế tăng trưởng khá, văn hoá, xã hội có những tiến bộ; đời sống nhân tiếp tục được cải thiện. Tình hình chính trị - xã hội cơ bản ổn định; quốc phòng và an ninh được tăng cường. Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng được chú trọng; hệ thống chính trị được củng cố. Quan hệ đối ngoại không ngừng được mở rộng, hội nhập kinh tế quốc tế đựơc tiến hành chủ động và đạt được nhiều kết quả tốt” [8, tr. 16]. Đạt được những thành tựu đó là do sự lãnh đạo của Đảng và sự năng động, sáng tạo của nhân dân. Tất cả những thành tựu trên tác động mạnh mẽ tới đời sống tinh thần của nhân dân, đã làm cho văn hoá xã hội có những tiến bộ. Tuy nhiên Văn kiện Đại hội IX của Đảng cũng nêu lên những yếu kém, khuyết điểm, những mặt còn hạn chế trong 15 năm thực hiện sự nghiệp đổi mới như sau: “ Nền kinh tế phát triển chưa vững chắc, hiệu quả và sức cạnh tranh thấp. Một số vấn đề văn hoá, xã hội bức xúc và gay gắt chậm được giải quyết. Cơ chế, chính sách không đồng bộ và chưa tạo động lực mạnh để phát triển. Tình trạng tham nhũng, suy thoái ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên là rất nghiêm trọng” [8, tr. 17]. Khi khẳng định văn hoá có nhiều tiến bộ thì đồng thời Đảng ta cũng chỉ ra một số bất cập trong văn hoá xã hội chưa được giải quyết. Để khắc phục những hạn chế đó và phát huy hơn nữa những thành tựu đã đạt được cần tạo cơ sở
cho việc phát huy tính tích cực của ý thức xã hội. Để làm tốt việc này theo chúng tôi cần chú ý tới những điều kiện nhất định. Nhưng điều kiện được nói ở đây là những cái bên ngoài ý thức xã hội có tác dụng thúc đẩy tính tích cực của ý thức xã hội. Đương nhiên để phát huy tính tích cực của ý thức xã hội trước tiên cần phát huy mạnh mẽ các yếu tố nội tại bên trong của ý thức xã hội nhưng ở đây chúng ta không đặt ra mục tiêu đó. Vì vậy theo chúng tôi cần chú ý những cơ sở sau:
Thứ nhất: Cần làm cho tồn tại xã hội ở nước ta ngày càng phát triển, ổn định bền vững hơn để tạo cơ sở tốt nhất cho việc phát huy tính tích cực của ý thức xã hội.
Chúng ta thấy rằng cơ sở của sự tồn tại xã hội là sản xuất vật chất. Do đó muốn xem xét một xã hội phát triển hay không, người ta thường dựa vào phương thức sản xuất của xã hội đó. Vì vậy trong tình hình của nước ta hiện nay cần phải làm cho phương thức sản xuất ngày càng phát triển để tạo ra một năng suất lao động cao hơn, sản xuất ra nhiều của cải vật chất cho xã hội, tạo ra một đời sống vật chất tương đối ổn định, làm cơ sở cho những mặt tốt, tích cực của ý thức xã hội phát triển. Biện chứng của mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội cho thấy, khi tồn tại xã hội phát triển theo hướng tích cực sẽ tác động tới sự phát triển của ý thức xã hội: Cuộc sống xã hội của con người đã chứng minh rằng khi con người có một cuộc sống vật chất đầy đủ thì họ mới có điều kiện để học tập, sáng tạo và phát triển đời sống tinh thần của mình. Vì vậy khi xã hội có một cơ sở vật chất vững chắc thì sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho sự hình thành một ý thức xã hội tiến bộ. Mặc dù ý thức xã hội có quy luật nội tại của nó nhưng một điều hiển nhiên là chỉ trên cơ sở một điều kiện vật chất vững chắc thì ý thức xã hội sẽ phát huy được tốt nhất tính tích cực của nó. Phải chăng cũng chính vì lý do đó mà triết học Mác đã luôn khẳng định rằng kinh tế là yếu tố xét đến cùng, là căn nguyên sâu xa để phân tích và giải quyết các hiện tượng xã hội.
Lý luận về hình thái kinh tế - xã hội đã chỉ rõ trong mỗi xã hội, mỗi giai đoạn lịch sử, nhân tố cốt lõi quyết định sự vận động và phát triển của xã hội là phương thức sản xuất. Phương thức sản xuất là nền tảng vật chất của đời sống xã hội của xã hội loài người với hai mặt gắn bó hữu cơ với nhau là lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, trong đó yếu tố có ý nghĩa quyết định là lực lượng sản xuất. Trong lực lượng sản xuất quan trọng nhất là nhân tố con người. Con người không phải chỉ là sản phẩm của hoàn cảnh mà còn là chủ thể sáng tạo ra hoàn cảnh. Trong quá trình lao động, con người đã không ngừng cải tiến công cụ lao động và tìm ra những “miền đất mới” trong đối tượng lao động. Nhưng trong quá trình sinh sống và lao động con người không chỉ chịu sự chi phối của hoàn cảnh mà còn chịu sự chi phối trực tiếp của ý thức nói chung và ý thức xã hội nói riêng có trong mỗi con người. ý thức xã hội cũng như tính tích cực của nó chỉ có thể được thể hiện bằng cách duy nhất là thông qua hoạt động của con người. Do đó để phát huy tính tích cực của ý thức xã hội thì việc đầu tiên là chúng ta phải tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc phát triển con người. Chỉ có con người mới tạo ra của cải vật chất cho xã hội, mới cải biến được tồn tại xã hội và phát triển tồn tại xã hội. Nhưng nếu nói phát triển con người một cách chung chung thì chưa đủ mà theo tinh thần của Mác, đó là những con người không chỉ thành thạo về kỹ năng, kỹ xảo và những kinh nghiệm, mà đó còn là những con người phát triển cao về trí tuệ, khoẻ mạnh về thể chất, trong sáng về đạo đức, phong phú về tinh thần.
Vậy trước hết chúng ta phải tạo được một môi trường thuận lợi cho sự phát triển của con người. Môi trường chúng tôi muốn nói đến ở đây là cả môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Bởi vì như trên đã trình bày, nguồn gốc của ý thức xã hội chính là tồn tại xã hội mà “Tồn tại xã hội bao gồm các yếu tố chính là phương thức sản xuất vật chất, điều kiện tự nhiên - hoàn cảnh địa lý, dân số và mật độ dân số… trong đó phương thức sản xuất vật chất là yếu tố cơ bản nhất” [16, tr. 422-423]. Do vậy để phát huy được
tính tích cực của ý thức xã hội thì trước hết cần phải tạo ra một tồn tại xã hội tốt đẹp.
Trong điều kiện nước ta hiện nay để tạo ra một môi trường xã hội tốt đẹp, thuận lợi cho sự phát triển của con người trước hết phải giải quyết hài hoà hơn nữa mối quan hệ giữa lợi ích chung và lợi ích riêng. Bởi vì, con người vừa là sản phẩm vừa là chủ thể của lịch sử. Suy cho cùng ý thức của con người luôn bị chi phối bởi những điều kiện và hoàn cảnh cụ thể, cái thúc đẩy con người hành động nhiều nhất là lợi ích. Lợi ích là một trong những yếu tố đóng vai trò là động lực của sự phát triển kinh tế xã hội nói chung và là nhân tố quan trọng thúc đẩy con người hoạt động. Con người hoạt động trước hết vì nhu cầu và lợi ích của họ. Mỗi nhóm xã hội, mỗi cá nhân khác nhau lại theo đuổi những mục đích khác nhau của riêng mình, từ đó lôi kéo xã hội vận động theo những xu hướng xã hội khác nhau. Do đó để tạo lập một xu hướng vận động và phát triển chung cho toàn xã hội thì cần giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa lợi ích chung và lợi ích riêng. Đây là một trong những việc làm quan trọng và thiết thực nhất cho sự phát triển con người và cho sự phát triển của ý thức xã hội.
Cá nhân con người bao giờ cũng là thành viên của một cộng đồng hay một nhóm xã hội cụ thể nào đó. Vì vậy, sự hoạt động theo đuổi nhu cầu và lợi ích của các cá nhân như thế nào sẽ tạo nên một cộng đồng xã hội như thế. Và ngược lại, sự tồn tại của xã hội như thế nào sẽ quyết định sự tồn tại của các cá nhân riêng lẻ. Do vậy mối quan hệ giữa lợi ích riêng và lợi ích chung là mối quan hệ biện chứng. Đối với mỗi người, lợi ích riêng của bản thân bao giờ cũng có ý nghĩa quyết định trực tiếp, thôi thúc họ hành động Trong cơ chế thị trường hiện nay, con người hoạt động trước hết vì lợi ích của bản thân mình, của gia đình mình và của người thân, sau đó là cộng đồng, xã hội. Lợi ích riêng trong bất kỳ thời điểm nào cũng là động lực trực tiếp thôi thúc con người hành động và là nhân tố quyết định hành động của họ. Nhưng đồng thời lợi ích riêng cũng là cơ sở để để thực hiện lợi chung
và lợi ích chung lại là điều kiện có ý nghĩa định hướng cho cá nhân thực hiện lợi ích riêng. Do đó, cần phải tạo ra sự kết hợp thống nhất giữa lợi ích chung và lợi ích riêng mới có thể tạo nên sự phát triển chung của xã hội. Tức là cần tạo ra một cơ chế kích thích để mỗi cá nhân khi hoạt động thực hiện các lợi ích riêng cũng sẽ đồng thời tạo nên xu hướng vận động chung của cả cộng đồng. Chỉ khi đó hoạt động của các cá nhân nhằm thực hiện lợi ích riêng của mình cũng sẽ góp phần thúc đẩy xã hội vận động phát triển đi lên.
Thứ hai:Tạo được môi trường chính trị - xã hội ổn định.
Để phát huy được tính tích cực của ý thức xã hội, ngoài các yếu tố thuộc về kinh tế thì môi trường chính trị - xã hội cũng đóng vai trò quan trọng. Thực tế những năm gần đây đã chứng tỏ rằng, môi trường chính trị - xã hội ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, văn hoá xã hội, đặc biệt là sẽ tạo được niềm tin cho nhân dân vào sự lãnh đạo của giai cấp cầm quyền. Đặc biệt môi trường chính trị - xã hội ổn định sẽ là cơ sở để cho ý thức xã hội phát huy được tính tích cực của mình. Bởi vì một trong những biểu hiện quan trọng của ý thức xã hội là ý thức cá nhân. Môi trường chính trị - xã hội ổn định sẽ tạo điều kiện cho mỗi cá nhân phát huy được những mặt mạnh, những mặt tích cực của mình. Nhưng để có được một môi trường chính trị - xã hội ổn định thì vai trò của giai cấp thống trị đặc biệt quan trọng. Như trên đã đề cập, ý thức xã hội trong bất kỳ hoàn cảnh lịch sử nào của xã hội có giai cấp cũng đều mang tính đảng, tính giai cấp. Do vậy tư tưởng của giai cấp chiếm địa vị thống trị bao giờ cũng là tư tưởng thống trị. Tư tưởng ấy phản ánh địa vị và lợi ích của giai cấp thống trị. ở các nước tư bản thì tư tưởng của giai cấp tư sản bao giờ cũng là tư tưởng thống trị, nó được tập trung chủ yếu ở chính trị và pháp luật. Vì vậy Ph.Ăngghen đã gọi tư tưởng pháp luật là “thứ tư tưởng” có tính chất tư sản nhiều nhất. Ngoài ra giai cấp tư sản còn dùng những hình thái ý thức xã hội khác để phục vụ lợi ích cho giai cấp mình đặc biệt là tôn giáo. Hệ tư tưởng