nhằm nâng cao tính tích cực của ý thức xã hội đối với sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia.
ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa là một hình thái ý thức xã hội, nó tồn tại và phát triển cùng sự phát triển của nhà nước xã hội chủ nghĩa. “ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa là tổng thể những học thuyết, tư tưởng, quan điểm, quan niệm thịnh hành trong xã hội xã hội chủ nghĩa, thể hiện
mối quan hệ của con người đối với pháp luật hiện hành, pháp luật đã qua và pháp luật cần phải có, thể hiện sự đánh giá về tính hợp pháp hay khơng hợp pháp trong hành vi xử sự của con người, cũng như trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước và các tổ chức xã hội ”[15, tr. 413]. ý thức xã hội có tính giai cấp nên ý thức pháp luật chính là ý chí của giai cấp thống trị, nó được thể hiện trong pháp luật. Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, ý thức pháp luật thống trị là ý thức pháp luật của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa mang tính chính trị sâu sắc, thể hiện những nhu cầu về kinh tế, đạo đức văn hố của giai cấp cơng nhân và nhân dân lao động. ý thức pháp luật là một hình thái ý thức xã hội nên nó cũng mang đầy đủ đặc trưng và bản chất của một hình thái ý thức xã hội. Đối với nước ta cần phải nâng cao ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa vì những lý do sau:
Thứ nhất: ý thức pháp luật có tính độc lập tương đối nên nó có tác động trở lại tồn tại xã hội. Nếu hệ thống pháp luật không đồng bộ, không chặt chẽ, không phù hợp với hiện thực khách quan sẽ có tác dụng khơng tốt tới tồn tại xã hội và có tác động trực tiếp tới việc bảo vệ an ninh quốc gia ở nước ta.
Thứ hai: Hệ thống pháp luật của chúng ta còn thiếu, còn yếu chưa đồng bộ và vấn đề thực thi pháp luật chưa cao. Để phát huy tính tích cực của ý thức xã hội và để đảm bảo giữ gìn an ninh quốc gia cần phải có một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh đồng bộ và cần phải có một bộ máy thực hiện nghiêm minh.
Pháp luật phải phù hợp với tình hình thực tế Việt Nam. Trên cơ sở những quy định, thông lệ quốc tế trong quan hệ đối ngoại, có tính khả thi cao, vừa đảm bảo lợi ích của quốc gia vừa tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư có thể mở rộng quan hệ giao lưu đối với chúng ta. Đồng thời
pháp luật cũng phải phù hợp với tâm tư, nguyện vọng và tình cảm của nhân dân.
Một trong những yêu cầu hàng đầu của luật pháp là tính chặt chẽ và sát thực của nó. Vì nếu hệ thống pháp luật khơng chặt chẽ và kém hiệu lực rất thì nó dễ bị các thế lực thù địch, các nhà đầu tư lợi dụng những sơ hở, họ sẽ gây những thiệt hại và khó khăn cho ta trong quan hệ đối ngoại. Cho nên cần thông qua những điều khoản đã quy định trong luật bảo đảm lợi ích quốc gia và giữ gìn an ninh quốc gia, đặc biệt là an ninh kinh tế. Thông qua hệ thống pháp luật để quản lý chặt chẽ các nguồn vốn đầu tư và bắt buộc các nhà đầu tư phải thực thi đúng những điều cam kết trên cơ sở một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, đồng bộ mang tính khả thi. Nếu có một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh và một bộ máy thực thi nghiêm minh sẽ tạo điều kiện tốt trong việc thực hiện các quan hệ pháp luật và đảm bảo an ninh quốc gia.
Hơn nữa, cần phải tạo ra một thói quen sống và làm việc theo pháp luật trong nhân dân. Xưa nay, pháp luật bao giờ cũng là một trong những biện pháp để khẳng định một chuẩn mực đạo đức và biến nó thành thói quen. Chuẩn mực càng khó bao nhiêu thì vai trị của pháp luật càng quan trọng bấy nhiêu. Vì vậy không thể buông lỏng pháp luật nếu việc này chưa được chuẩn bị bằng sự tiến bộ đạo đức của xã hội. Do đó cần phải tuyên truyền pháp luật qua các kênh thông tin như báo chí, truyền hình và phát thanh dưới nhiều hình thức, biện pháp khác nhau nhằm nâng cao ý thức pháp luật - một nội dung quan trọng của ý thức xã hội. Từ đó dần dần biến pháp luật thành một nếp sống văn hố trong đời sống nhân dân. Có như vậy pháp luật mới được thực thi nghiêm minh góp phần vào việc ổn định xã hội và giữ gìn an ninh quốc gia.
2.3.3 Nâng cao ý thức xã hội của người dân trong phòng chống
Trong Luật an ninh quốc gia đã chỉ rõ: Thế trận an ninh nhân nhân là việc tổ chức, bố trí lực lượng bảo vệ an ninh quốc gia và các nguồn lực cần thiết để chủ động bảo vệ an ninh quốc gia. Như vậy, nhân dân là lực lượng quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia. Chủ nghĩa Mác cho rằng “quần chúng nhân dân là một bộ phận có cùng chung lợi ích căn bản, bao gồm những thành phần, những tầng lớp và những giai cấp, liên kết lại thành tập thể dưới sự lãnh đạo của một cá nhân, tổ chức hay đảng phái nhằm giải quyết những vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội của một thời đại nhất định”[16, tr 483]. Trong lịch sử, quần chúng nhân dân có vai trị quyết định vì họ là lực lượng sản xuất cơ bản của xã hội, là lực lượng sản xuất trực tiếp của xã hội. Đồng thời quần chúng nhân dân còn là động lực cơ bản của mọi cuộc cách mạng xã hội và là những người sáng tạo ra những giá trị văn hoá tinh thần của đời sống xã hội. Lịch sử dân tộc Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn dựng nước và giữ nước, chống giặc ngoại xâm, quần chúng nhân dân là lực lượng quyết định sự thắng lợi của dân tộc ta. Nguyễn Trãi đã viết: Chở thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân, thuận lịng dân thì sống, nghịch lịng dân thì chết. Trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, vai trò của quần chúng nhân dân ngày càng quan trọng. Vì nhân dân là người sớm phát hiện, cung cấp thông tin kịp thời về tình hình an ninh quốc gia. Trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, lực lượng vũ trang là nịng cốt nhưng để có thể hồn thành tốt nhiệm vụ của mình, họ phải dựa vào dân. Nhưng để dân ngày càng làm tốt vai trị của mình trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia thì một việc làm rất quan trọng là phải nâng cao ý thức xã hội cho người dân, nhất là ở nước ta.
Như chúng ta đã biết, nước ta tiến lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua tư bản chủ nghĩa xuất phát từ một nền sản xuất nhỏ, cho nên những đặc điểm, tính chất của nền sản xuất nhỏ đó vẫn ăn sâu vào đời sống tinh thần của nhân dân. Trong những đặc điểm đó, mặt hạn chế ta cần khắc phục, nhưng truyền thống yêu nước nồng nàn lại là đặc điểm nổi bật của nhân dân và
được thể hiện ở nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực an ninh quốc gia. Việc nâng cao ý thức xã hội của người dân trong sự nghiệp an ninh quốc gia bằng những việc làm cụ thể như: Tuyên truyền cho nhân dân hiểu về những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch trong và ngoài nước nhằm nâng cao cảnh giác cho nhân dân. Đồng thời phải làm cho nhân dân hiểu được những thủ đoạn tinh vi mà các thế lực thù địch thường lợi dụng để xâm phạm an ninh quốc gia ở nước ta. Một mặt chúng ta phải nâng cao ý thức chính trị cho người dân, làm cho nhân dân quan tâm hơn nữa tới vấn đề chính trị. Khi đó, những phát hiện của nhân dân sẽ kịp thời hơn và chính xác hơn về tình hình an ninh quốc gia.
Chúng ta cũng cần làm cho nhân dân hiểu rằng, đất nước ta đang trong quá trình hội nhập kinh tế. Trong quá trình hội nhập kinh tế cũng có nghĩa là chúng ta phải giao lưu về mọi mặt. Giữa các quốc gia tuy có sự khác nhau về lợi ích kinh tế, khác nhau về chế độ chính trị, khác nhau về đặc điểm dân tộc nhưng sẽ có những nét tương đồng vì cùng chung khu vực, chung thời đại. Và bất kỳ một quốc gia nào cũng có cùng một mục tiêu là hồ bình ổn định đất nước để phát triển kinh tế xã hội của quốc gia mình, đó cũng là mục tiêu chung của lồi người. Do đó nền an ninh nước ta khơng nên biệt lập, tách mình ra khỏi tình hình chung như vậy, nhưng cũng phải xét trên cơ sở những đặc điểm riêng của dân tộc Việt Nam để có những ứng xử phù hợp. Từ đó mỗi người dân sẽ thấy được trách nhiệm và vai trị của mình trong công cuộc xây dựng đất nước nói chung và trong q trình hợp tác kinh tế nói riêng.