Vai trò của tính tích cực của ý thức xã hội trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia.

Một phần của tài liệu Tính tích cực của ý thức xã hội và vai trò của nó trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia ở nước ta hiện nay (Trang 56 - 71)

2.2 Vai trị của tính tích cực của ý thức xã hội trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia. bảo vệ an ninh quốc gia.

Như ở chương 1 chúng tôi đã đề cập tự bản thân ý thức xã hội khơng có sức mạnh nào, khơng thể hiện được sức mạnh vật chất và đồng thời khơng thể hiện được tính tích cực của mình nếu nó khơng được quần chúng nhận thức và hành động theo sự chỉ đạo, hướng dẫn của ý thức - lý luận. Vì vậy, trong lời nói đầu tác phẩm góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen, C.Mác và Ph.Ăngghen đã viết: Cố nhiên là vũ khí của sự phê

phán không thể thay thế được sự phê phán của vũ khí; lực lượng vật chất chỉ có thể bị đánh đổ bằng lực lượng vật chất; nhưng lý luận cũng sẽ trở thành lực lượng vật chất, một khi nó thâm nhập vào quần chúng. Như vậy, khi nói tới vai trị của tính tích cực của ý thức xã hội, chúng ta không thể quên rằng với tư cách là một phần quan trọng của đời sống xã hội, nó ln có sự tác động trở lại đối với đời sống vật chất của xã hội, cái đã sản sinh ra nó. Đơi khi nó có tác động rất lớn, rất sâu sắc và sự tác động này ảnh hưởng không nhỏ tới con đường vận động và phát triển của đời sống xã hội. Nhưng sự tác động đó chỉ thực sự có ý nghĩa khi có sự tham gia hoạt động của con người.

Để nhấn mạnh hơn nữa sự tác động này của ý thức xã hội, Ăngghen cũng đã chỉ rõ: Hoàn cảnh kinh tế là cái cơ cơ sở, nhưng những yếu tố khác nhau của kiến trúc thượng tầng - hình thức chính trị của đấu tranh giai cấp và kết quả của nó, như là những chế định do giai cấp chiến thắng trong cuộc đấu tranh thắng lợi, v.v..; những chế định về pháp luật, và ngay cả những phản ánh của tất cả những cuộc đấu tranh hiện nay vào trong đầu óc của những người trong cuộc, như các lý thuyết về chính trị, pháp lý, triết học, những quan điểm tôn giáo và sự phát triển xa hơn của chúng thành những hệ thống giáo điều - cũng đều phát huy ảnh hưởng của chúng tới những cuộc đấu tranh lịch sử, và trong rất nhiều trường hợp còn chiếm ưu

thế trong việc quyết định hình thức của chúng (tác giả nhấn mạnh). Giữa

các nhân tố ấy có sự tương tác, trong đó giữa một chuỗi vơ tận những biến cố ngẫu nhiên (đó là những sự vật và biến cố mà mối liên hệ nội tại của chúng rất mờ nhạt hoặc không thể kiểm chứng, khiến ta tưởng là không tồn tại hoặc không đáng quan tâm), sự vận động của kinh tế cuối cùng vẫn đóng vai trị tất yếu. Nếu khơng hiểu được như thế thì việc áp dụng lý luận vào bất kỳ một thời kỳ lịch sử nào sẽ dễ dàng hơn là giải một phương trình bậc 1 đơn giản. Vai trị của tính tích cực của ý thức xã hội đối với đời sống xã hội nói chung là như vậy. Vậy trong lĩnh vực an ninh quốc gia, vai trị của tích tích cực của ý thức xã hội được thể hiện như thế nào? Theo chúng tơi nó có những vai trị chủ yếu sau đây.

Thứ nhất: Tính tích cực của ý thức xã hội tham gia vào dự báo tình hình an ninh quốc gia và vạch chiến lược an ninh quốc gia..

Như trên đã trình bày, tính tích cực của ý thức xã hội phụ thuộc vào ba yếu tố là mức độ phản ánh hiện thực, vai trò lịch sử của chủ thể, và mức độ thâm nhập của ý thức xã hội vào quần chúng nhân dân. Ngoài ra những yếu tố như đời sống vật chất, đời sống chính trị và đời sống văn hoá là những cơ sở không thể thiếu cho việc phát huy tính tích cực của ý thức xã hội ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Mặt khác, khi nói về vai trị tích cực

của ý thức, chúng ta đều biết, ý thức đã tiếp thu những kinh nghiệm trong quá khứ, kiến thức và những phương pháp tư duy do lịch sử trước đó tạo ra, ý thức nắm được hiện thực về mặt tinh thần, đồng thời đề ra những mục tiêu và nhiệm vụ mới, lập dự án, kế hoạch hướng dẫn toàn bộ hoạt động thực tiễn của con người. ý thức là do hoạt động tạo ra, thành thử đến lượt mình, nó lại có ảnh hưởng tới hoạt động, quyết định và điều tiết hoạt động. Thực hiện những dự kiến sáng tạo của mình trên thực tiễn, con người cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội và do đó cải tạo cả bản thân mình. Cũng giống như ý thức, xuất phát từ tính vượt trước của mình, ý thức xã hội có thể tham gia vào việc dự báo tình hình an ninh quốc gia. Dựa vào tình hình thực tiễn, trên cơ sở phân tích những diễn biến về tình hình an ninh quốc gia trong thực tiễn và trên cơ sở những kinh nghiệm, những tri thức khoa học, ý thức xã hội có thể dự báo được tình hình an ninh quốc gia, xu thế vận động của nó. Từ đó các chủ thể hoạt động có thể đưa ra những chính sách, chiến lược, sách lược cụ thể, phù hợp thực tiễn, góp phần vào việc bảo vệ an ninh quốc gia.

Trong lĩnh vực an ninh quốc gia nói chung, dự báo được tình hình an ninh quốc gia đóng vai trị rất quan trọng, không thể thiếu. Không thể chủ động đưa ra các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả nếu khơng phân tích để đưa ra những kết luận có tính chất dự báo về những vấn đề có liên quan đến an ninh quốc gia, về tội phạm có liên quan đến âm mưu, ý đồ của các thế lực thù địch, các tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia.

Dự báo tình hình an ninh quốc gia có nghĩa là sự phán đốn tình trạng an ninh quốc gia nói chung và từng lĩnh vực an ninh quốc gia nói riêng sẽ diễn biến như thế nào trong tương lai và khả năng phòng ngừa đấu tranh với các thế lực thù địch tội phạm trong từng giai đoạn lịch sử nhất định. Như vậy dự báo tức là phán đốn. Phán đốn ở đây khơng có nghĩa là phán đoán chung chung mà là phán đoán về tình hình tơi phạm, cơ cấu của

tình trạng tội phạm, biến động của tình trạng tội phạm hoặc tội phạm cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định. Những phán đốn đó phải dựa trên một cơ sở khoa học nhất định, những căn cứ dữ liệu, phương pháp nhất định mà không theo ý muốn chủ quan của một cá nhân nào. Trong quá trình dự báo, ý thức xã hội tham gia tích cực, chủ động như là một yếu tố then chốt, cơ bản và chứa đựng các nội dung dự báo. Như dự báo về nguyên nhân, những nhân tố bên trong, bên ngồi tiềm ẩn có thể tác động xâm hại đến nền an ninh đất nước. Chẳng hạn như trên cơ sở những tác động của xu thế tồn cầu hố kinh tế mà dự báo những yếu tố có thể ảnh hưởng đến an ninh quốc gia. Quan hệ giữa các quốc gia, dân tộc trong bối cảnh tồn cầu hố địi hỏi phải là quan hệ bình đẳng được thừa nhận về mặt thực tiễn và pháp lý. Đó là quan hệ nhiều mặt dựa trên nguyên tắc đảm bảo lợi ích, tơn trọng chủ quyền, khơng xâm phạm và làm tổn hại tới chủ quyền an ninh lãnh thổ của mỗi quốc gia. Nhưng các thế lực tư bản chủ nghĩa, đặc biệt là Mỹ đang ra sức lợi dụng tồn cầu hố kinh tế để thao túng các dân tộc đang phát triển. Với mục đích lợi dụng tồn cầu hoá kinh tế, các thế lực tư sản và đế quốc sẽ tìm cách thực hiện tồn cầu hố chính trị tư bản chủ nghĩa, đưa các quốc gia (trong đó có cả Việt Nam) vào quỹ đạo ảnh hưởng của chủ nghĩa tư bản. Dưới chiêu bài tự do, dân chủ, nhân quyền, các thế lực tư sản chính trị nổi bật là Mỹ đang tìm cách can thiệp thô bạo vào quyền tự quyết dân tộc, xâm phạm vào chủ quyền an ninh quốc gia của các quốc gia, dân tộc trong đó có Việt Nam. Chúng dùng kinh tế, tài chính, cơng nghệ để thực hiện ý đồ gây ảnh hưởng, tác động về chính trị và văn hố, làm xói mịn truyền thống và văn hoá dân tộc, làm suy yếu và chệch hướng con đường phát triển mà các dân tộc đã tự mình quyết định trong đó có Việt Nam. Vì vậy Việt Nam cần phải xây dựng và củng cố sức mạnh thực tế của dân tộc mình để hội nhập với thế giới tồn cầu hố một cách lành mạnh, tự tin vì con người, vì dân chủ và tiến bộ của quốc gia Việt Nam và toàn thế giới.

Trong những năm qua, nhờ có đường lối và chính sách hợp lý, với những bước đi và giải pháp thích hợp, chúng ta đã từng bước giải quyết những mâu thuẫn trong quá trình phát triển, Việt Nam đã ra khỏi khủng hoảng và xác lập được sự ổn định để phát triển. Với chủ trương thúc đẩy hợp tác song phương trên ngun tắc tơn trọng lợi ích và chủ quyền quốc gia, Việt Nam đã luôn mong muốn là bạn của tất cả các nước, chủ động hội nhập nhưng cũng luôn đề cao ý thức dân tộc, truyền thống và bản sắc văn hoá dân tộc, giữ vững chủ quyền quốc gia. Và chúng ta cũng luôn ý thức được nếu như không tự thực lực mình về kinh tế, phải đi vay mượn của nước ngồi thì sẽ dẫn tới những lệ thuộc về chính trị, điều đó khơng tránh khỏi nguy cơ tổn hại tới an ninh và chủ quyền quốc gia. Muốn vậy chúng ta phải giải quyết tốt các vấn đề trong nước như quan liêu, tham nhũng, phải củng cố và làm trong sạch hơn nữa Đảng cộng sản.

Có thể nói ý thức xã hội là yếu tố thực hiện sự dự báo và quá trình dự báo này dựa trên nguyên tắc cơ bản như nguyên tắc liên hệ biện chứng, nguyên tắc kế thừa lịch sử của ý thức xã hội.

Dự báo tình hình an ninh quốc gia thể hiện đậm nét và tập trung nhất tính vượt trước của ý thức xã hội. Bởi vì trong quá trình dự báo chủ thể của nó đã vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo những quan điểm, tư tưởng và đồng thời dựa trên sự phân tích những tính chất, đặc điểm và điều kiện của tính tích cực của ý thức xã hội. Trên cơ sở dự báo được tình hình an ninh quốc gia, chủ thể hành động mới có thể soạn thảo các chủ trương chính sách, tìm các phương pháp thích hợp với tình hình và xu thế phát triển của nó. Từ đó chủ thể hoạt động mới có thể hành động có hiệu quả. ở đây tính tích cực của ý thức xã hội được thể hiện trên hai phương diện: Chỉ đạo, định hướng hoạt động của chủ thể và chỉ đạo cả quá trình hoạt động thực tiễn theo định hướng đã được xác lập đó.

Thực tiễn ở nước ta đã chứng minh điều đó rất rõ. Trên con đường hội nhập và phát triển, Việt Nam cũng như các nước trong khu vực đang

cịn nhiều khó khăn phải vượt qua. Đó là những tranh chấp, bất đồng về biên giới, lãnh thổ, biển đảo, những tác hại của việc truyền bá các luồng văn hoá ngoại lai, các tệ nạn xã hội, là tình hình tội phạm gia tăng, đặc biệt là tội phạm xuyên quốc gia như: chống chính quyền nhân dân; phá hoại kinh tế; khủng bố; buôn lậu ma tuý; buôn bán phụ nữ trẻ em; rửa tiền; tội phạm có tổ chức; lừa đảo tài chính; thương mại. Những cái đó đang ảnh hưởng nghiêm trọng tới an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, ảnh hưởng tới sự phát triển của xã hội Việt Nam trong thời kỳ mở cửa.

Một số phần tử phản động kết thành những băng đảng ở nước ngồi đang tích cực hoạt động chống phá, âm mưu gây nổ, khủng bố ở trong nư- ớc nhằm lật đổ chính quyền ở Việt Nam. Vụ gây rối, âm mưu đảo chính chính trị ở một số tỉnh Tây nguyên hồi tháng 2 năm 2001 là một ví dụ. Tháng 5 năm 2001 Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã mở phiên tồ xét xử một nhóm người phạm tội đe doạ khủng bố và âm mưu lật đổ chính quyền. Một số tổ chức tội phạm, phản động nước ngoài gốc Việt đã thường xuyên bí mật chuyển vào trong nước các văn hoá phẩm đồi truỵ, phản động đi ngược lại đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước Việt Nam, cản trở việc xây dựng và phát triển nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam.

Các hành vi xâm phạm biên giới, hải đảo của đất nước vẫn diễn ra phức tạp. Hằng năm ở nước ta đã xảy ra khoảng 100-200 vụ cướp biển có vũ trang, đe doạ việc làm ăn, sinh sống của bà con lao động và giao thông vận tải biển. Số người vi phạm quy chế xuất, nhập cảnh, buôn lậu ngày càng tăng qua các năm. Nhiều vụ phá hoại kinh tế Việt Nam như lừa đảo, tẩy rửa tiền, sản xuất và lưu hành tiền giả đã xuất hiện. Có những vụ lừa đảo kinh tế có quy mơ lớn phải phối hợp giữa cơ quan cảnh sát nhiều nước mới giải quyết được. Tuy ở Việt Nam chưa xảy ra những vụ khủng bố lớn như bắt cóc máy bay, con tin, đánh bom liều chết như một số nước, nhưng Chính phủ và Bộ Công an Việt Nam vẫn xem đây là một loại tội phạm hết

sức nguy hiểm xâm hại tới tính mạng và tài sản của công dân và của Nhà nước. Vì vậy đã tăng cường các biện pháp tổ chức nhằm phịng ngừa và ngăn chặn có hiệu quả loại tội phạm này, bảo đảm sự ổn định và hồ bình cho đất nước, cho nhân dân.

Bằng phương pháp nghiệp vụ, dựa trên những lý luận, tư tưởng khoa học đã được trang bị cùng với truyền thống đấu tranh bảo vệ an ninh quốc gia, xuất phát từ trách nhiệm, tình cảm với nhân dân, và dựa trên tình hình thực tiễn những năm gần đây, các chuyên viên đã dự đốn tội phạm có tổ chức sẽ ngày càng gia tăng. Loại tội phạm này đang được các cơ quan bảo vệ pháp luật Vịêt Nam và nhiều nước khác quan tâm. Bọn tội phạm hình sự đã cấu kết với nhau hình thành các băng nhóm hoạt động lưu động xun quốc gia, có tính chất quốc tế. Gần đây, dựa trên những nguồn thông tin từ nhân dân, Công an Việt Nam đã phát hiện một số băng nhóm tội phạm trong nước cấu kết với các phần tử tội phạm nước ngoài từ Đài Loan, Hồng Kông, Lào hoạt động phạm tội, đặc biệt là các tội về ma tuý, các tội buôn bán phụ nữ và trẻ em ra nước ngoài. Loại tội phạm này ngày càng gia tăng. Theo một số tài liệu thì hiện nay số người Việt Nam ở nước ngồi đã lên tới gần ba triệu người, trong đó ở Hoa kỳ có gần một triệu người, ở Liên bang Nga, cộng hoà Liên bang Đức, cộng hoà Séc... đã lên tới hàng chục vạn người. Đó là một lực lượng đông đảo người Việt Nam ở nước ngoài nhưng cũng đồng thời là một nguồn tội phạm quốc tế từ nước ngoài thâm nhập vào Việt Nam. Trên cơ sở phân tích tình hình thực tế đó, chúng ta thấy cùng với quá trình hội nhập thì tình hình vi phạm an ninh trật tự xã hội cũng diễn biến phức tạp, cần phải có phương hướng nghiên cứu, giải quyết trong thời gian ngắn nhất.

Tồn bộ những phác thảo sơ bộ về tính chất phức tạp và những diễn biến của tình hình an ninh quốc gia hiện nay cho thấy công tác dự báo là đặc biệt quan trọng. Nếu khơng có những dự báo đúng đắn sẽ rơi vào trạng thái bị động, “nước đến chân mới nhảy”, hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia

của nước ta sẽ kém hiệu quả và dẫn đến những hệ qủa cực kỳ nguy hiểm và

Một phần của tài liệu Tính tích cực của ý thức xã hội và vai trò của nó trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia ở nước ta hiện nay (Trang 56 - 71)