II. Các khoản phải trả ngắn hạn 33.641.662 35.952.526 58.683
T Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 2010/2009 So sánh 2011/2010 So sánh
3.3.1.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
- Quản lý chặt chẽ các khoản phải thu
Tình trạng thực tế của công ty là khoản phải thu tăng nhanh và ở mức cao trong các năm 2009, 2010, 2011. Một số giải pháp giảm khoản phải thu:
+ Trước khi bán hàng công ty cần phải thỏa thuận đi đến sự thống nhất với khách hàng về điều khoản trong hồ sơ thanh toán giữa các bên. Quá trình bán hàng phải đảm bảo giao hàng đúng thời hạn và thõa mãn các yêu cầu kỹ thuật, chất lượng. Sau khi giao hàng công ty phải yêu cầu thanh toán theo hợp đồng, không chấp nhận kéo dài thời gian thanh toán đối với những khách hàng không tin cậy. Bên cạnh đó công ty có thể sử dụng các biện pháp khuyến khích khách hàng thanh toán tiền sớm như: sử dụng chiết khấu theo nhiều tỷ lệ khác nhau tùy thuộc vào thời gian thanh toán của khách hàng. Tạo mối quan hệ tốt, tin tưởng với các nhà cung ứng, tìm kiếm mở rộng nguồn cung ứng góp phần quan trọng làm giảm khoản trả trước người bán.
+ Tiến hành sắp xếp, phân loại các khoản phải thu theo thời gian và mức độ rủi ro đồng thời thẩm định tình hình tài chính và khả năng trả nợ của khách hàng. Có như vậy công ty mới có thể theo dõi được thời hạn của các khoản nợ. Lập kế hoạch thu hồi nợ đúng hạn trong hợp đồng. Ngoài ra phải thường xuyên theo dõi số dư các khoản phải thu, trên cơ sở đó đưa ra quyết định có tiến hành cho nợ tiếp hay không, trích lập quy mô quỹ dự phòng khoản phải thu khó đòi hợp lý.
- Quản lý tốt hàng tồn kho nhằm tăng vòng quay vốn lưu động
Thực tế trong mấy năm qua ở công ty tồn tại một lượng hàng tồn kho khá lớn. Công ty cần quản lý nguyên vật liệu tốt tránh tình trạng ứ đọng vốn. Muốn vậy phải xây dựng kế hoạch nguyên vật liệu cho nhu cầu sản xuất thật chính xác, đúng thời điểm. Đẩy mạnh công tác bán hàng, tiêu thụ sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ cung ứng, hình thành bộ phận marketing, nắm bắt chính xác nhu cầu thị
Hồ Thị Hải - Lớp K44H5 GVHD: PGS.TS.Lê Thị Kim Nhung
trường, có các chính sách nghiên cứu mở rộng thị trường trong nước cũng như thị trường xuất khẩu. Bên cạnh đó, công ty cần tổ chức chào hàng trên thị trường thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại, triển lãm hội chợ...để lôi cuốn khách hàng, tìm những đối tác mới cả ở trong nước và nước ngoài. Ngoài ra, công ty nên trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho một cách hợp lý tránh gây lãng phí nhưng cũng phải vừa đủ để phòng ngừa được các rủi ro có thể gặp phải.
- Chủ động trong việc xác định nhu cầu, tổ chức quản lý và huy động vốn lưu động hợp lý
+ Tiến hành xác định nhu cầu vốn lưu động cho SXKD của từng quý, năm với phương hướng, mục tiêu hoạt động của kỳ đó. Xác định chính xác nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết để tiếp đó có biện pháp huy động vốn kịp thời tránh thừa vốn gây lãng phí hoặc thiếu vốn làm gián đoạn quá trình kinh doanh.
+ Trên cơ sở nhu cầu cần thiết, công ty xác định số vốn thục của mình, số tiền vốn thừa có biện pháp tìm kiếm nguồn vốn tài trợ có lợi đảm bảo cung vốn đầy đủ cho kinh doanh với chi phí sử dụng vốn nhỏ nhất.
- Khai thác triệt để nguồn vốn chiếm dụng đồng thời tôn trọng kỷ luật thanh toán
Chi phí cho việc sử dụng đồng vốn chiếm dụng là bằng không vì vậy công ty có thể tăng cường chiếm dụng vốn của đối tác nhằm mang lại lợi ích cho mình. Khi thời hạn thanh toán với nhà cung cấp chưa đến công ty có thể sử dụng số vốn để quay vòng mang lại lợi ích tối đa cho mình. Tuy nhiên, công ty phải tôn trọng kỷ luật thanh toán với nhà cung cấp, trả đúng hạn, đúng số lượng đã cam kết.
- Xác định hợp lý nhu cầu vốn bằng tiền, đảm bảo khả năng thanh toán của công ty tại mọi thời điểm.
Qua phân tích cho thấy, tình hình phân bổ lượng vốn bằng tiền của công ty hiện nay chưa hợp lý, hơn nữa nhu cầu dự trữ vốn bằng tiền hiện nay của công ty không thể đáp ứng yêu cầu giao dịch hàng ngày cũng như khả năng thanh toán các khoản chi phí
Hồ Thị Hải - Lớp K44H5 GVHD: PGS.TS.Lê Thị Kim Nhung
cần thiết. Mức dự trữ phải đảm bảo cho doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu thanh toán đồng thời tối ưu hóa số vốn tiền mặt hiện có, giảm tối đa các rủi ro về lãi suất, tỷ giá hối đoái.