Những mặt hạn chế, tồn tại và nguyên nhân.

Một phần của tài liệu Phân tích lợi nhuận tại Công ty cổ phần đầu tư xây dựng An Việt (Trang 41)

Bên cạnh những kết quả đạt được, HĐKD của Công ty cổ phần đầu tư xây dựng An Việt còn gặp phải không ít khó khăn ảnh hưởng đến tình hình thực hiện lợi nhuận của công ty. Do đó cần nhìn nhận chính xác những nguyên nhân đang tồn tại bên trong doanh nghiệp để từ đó có thể đưa ra những biện pháp giải quyết thích hợp.

Thứ nhất, hạn chế gây ảnh hưởng giảm đến chỉ tiêu lợi nhuận của công ty đó

là giá vốn hàng bán còn cao. Nguyên nhân chính là do công ty lựa chọn nhà cung cấp chưa tốt. Trong quá trình HĐKD, công ty chỉ tạo mối quan hệ với một vài nhà cung cấp lâu năm và quen thuộc của mình, khi trên thị trường xuất hiện nhà cung cấp mới có giá bán thấp hơn nhưng công ty không quan tâm đến. Từ đó dẫn đến giá vốn hàng bán của công ty cao, ảnh hưởng đến chiến lược cạnh tranh giá của công ty trên thị trường. Vì vậy mà việc lựa chọn nhà cung cấp là một yếu tố rất quan trọng, nếu tìm được nhà cung cấp tiềm năng sẽ góp phần giúp công ty giảm bớt gánh nặng chi phí và nâng cao lợi nhuận.

Thứ hai là về vấn đề quản lý chi phí vật tư. Việc xây dựng định mức chi phí

hợp lý góp phần rất lớn vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty. Do chi phí nguyên vật liệu thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá thành công trình và khi lập dự toán không lường trước hết sự biến động giá cả nguyên vật liệu và mức tiêu hao dẫn đến hầu hết các công trình chi phí nguyên vật liệu thực tế đều cao hơn so với dự toán. Đó là do mức dự trữ nguyên vật liệu của công ty chưa hợp lý, có sự buông lỏng quản lý trong việc xuất, nhập nguyên vật liệu và hệ thống kho bãi bảo quản nguyên vật liệu còn thiếu làm nguyên vật liệu hao hụt lớn.

Thứ ba, chi phí quản lý của công ty năm 2011 tăng mạnh, làm giảm đáng kể

lợi nhuận của công ty. Năm 2010, chi phí quản lý của công ty là 2.479,84 trđ, đến năm 2011, chi phí quản lý là 3.284,64 trđ, tăng lên 804,80 trđ so với năm 2010, tương ứng với một tỷ lệ tăng khá cao là 32,45%. Sự tăng mạnh của chi phí quản lý là do công ty chưa quản lý chặt chẽ các khoản chi phí về điện, nước, điện thoại. Các

khoản chi này vẫn tăng đều hàng tháng mà chưa có biện pháp tiết kiệm làm lợi nhuận giảm xuống.

Thứ tư là hạn chế trong công tác quản lý hoạt động tài chính. Hoạt động tài

chính của công ty trong nhiều năm liên tục đều thua lỗ, ảnh hưởng làm giảm đáng kể lợi nhuận của công ty. Công ty phải bỏ ra một khoản chi phí tài chính quá lớn trong khi doanh thu tài chính rất nhỏ, không đáng kể. Điển hình như năm 2011, trong khi doanh thu tài chính chỉ tăng 1,75 trđ so với năm 2010 thì chi phí tài chính tăng 535,05 trđ, tương ứng tăng 117,04%. Nguyên nhân chính là do đến cuối năm 2011 khoản phải thu của khách hàng là 3.005 trđ, tình trạng này đã gây ứ đọng vốn trong khi công ty phải vay ngân hàng để ứng vốn thi công. Dẫn đến lợi nhuận tài chính năm 2011 càng giảm mạnh, công ty phải bù lỗ.

Thứ năm, công ty vẫn chưa chú trọng việc phân tích lợi nhuận nên vẫn chưa

có bộ phận chuyên trách cho hoạt động này. Việc phân tích kinh tế chỉ diễn ra vào cuối mỗi kỳ kinh doanh và vẫn mang tính chất chung chung, dự đoán, chưa có cơ sở phân tích sát thực. Vì vậy việc phân tích kinh tế chưa cung cấp một cách đúng nhất các thông tin, kết quả phân tích cho ban lãnh đạo công ty để từ đó có thể đưa ra những quyết định kinh doanh đúng đắn, kịp thời và hiệu quả.

Một phần của tài liệu Phân tích lợi nhuận tại Công ty cổ phần đầu tư xây dựng An Việt (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(50 trang)
w