Phân tích chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Agribank CN Thanh Xuân

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Thanh Xuân (Trang 40)

- Tên ngân hàng: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn CN Thanh Xuân

2.2.2Phân tích chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Agribank CN Thanh Xuân

2011 Tỷ trọng 2012 Tỷ trọng 2013 Tỷ trọng

2.2.2Phân tích chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Agribank CN Thanh Xuân

Dư nợ cho vay trung và dài hạn

Bảng 2.8: Cơ cấu dư nợ cho vay trung và dài hạn

(Đơn vị: Tỷ đồng)

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Số

tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng

Tổng dư nợ 914,6 100% 1236,3 100% 1160,5 100%

Dư nợ ngắn hạn 782,90 85,6% 980,39 79,3% 865,73 74,6%

Dư nợ trung và dài

hạn 131,70 14,4% 255,91 20,7% 294,77 25,4%

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Agribank - CN hanh Xuân giai đoạn 2011-2013)

Dư nợ cho vay tín dụng trung và dài hạn có xu hướng tăng trong khoảng thời gian gần đây.Có được điều này là do ngân hàng đã khắc phục được khó khăn, mở rộng cho vay nhiều dự án trung và dài hạn. Bên cạnh đó, ngân hàng đã sử dụng lãi suất linh hoạt thu hút những khách hàng mới, thời hạn cho vay dài hơn, đầu tư vào những dự án hiệu quả. Tỷ trọng dư nợ cho vay trung và dài hạn tăng trưởng nhanh chóng cũng một phần nhờ công tác thẩm định tốt của các cán bộ tín dụng và công tác marketing được tăng cường để tiếp thị cho các khoản vay, chủ động tìm kiếm các dự án để tài trợ. Chính vì thế, dư nợ trung và dài hạn đã tăng từ 131,7 tỷ đồng năm 2011 lên 294,77 tỷ đồng năm 2013. Cho vay trung và dài hạn là một tiềm năng của chi nhánh và điều này đang được tiếp tục phát huy.

Hệ số sử dụng vốn trung và dài hạn

Bảng 2.9: Hệ số sử dụng vốn trung và dài hạn

(Đơn vị: Tỷ đồng)

Chỉ tiêu 2011 2012 2013

Tổng dư nợ trung và dài hạn 131,70 255,91 294,77 Tổng nguồn vốn trung và dài hạn 431,9 409,44 395,6 Hệ số sử dụng vốn 0,30 0,63 0,75

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động inh doanh giai đoạn 2011-2013)

Hệ số sử dụng vốn trong giai đoạn 2011-2013 có sự biến động tăng trong giai đoạn 2011-2013. Năm 2011 hệ số sử dụng vốn chỉ đạt 0,30 chứng tỏ ngân hàng trong trong năm 2011 đã sử dụng vốn cho vay ngắn hạn một cách lãng phí. Tuy nhiên hệ số sử dụng vốn đã tăng đáng kể trong năm 2012 và 2013 lần lượt là 0,63 và 0,75.

Với nguồn vốn huy động dồi dào mà không sử dụng hết gây tình trạng lãng phí về nguồn vốn do hiệu suất sử dụng vốn thấ . Để hạn chế lãng phí về nguồn vốn do sử dụng không triệt để, Chi nhánh thực hiện điều chuyển vốn cho ngân hàng cấp trên, tuy nhiên mức lãi suất thu được thấp nên nguồn thu từ hoạt động điều chuyển vốn không cao.Do đó Ngân hàng cần tận dụng tối đa nguồn vốn mà mình huy động được

Vòng quay vốn sử dụng trung và dài hạn

Vòng quay vốn tín dụng trung và dài hạn là tỷ lệ doanh số thu nợ và dư nợ bình quân, thể hiện tốc độ luân chuyển vốn và chất lượng tín dụng của Chi nhánh. Nó cho biết trong một chu kỳ trung bình một đồng vốn được quay vòng bao nhiêu lần, tức là nó tham gia vào quá trình lưu thông và sản xuất kinh doanh nhiều hay ít. Vòng quay tín dụng lớn nói lên sự luận chuyển vốn nhanh và chất lượng tín dụng tốt. Ngược lại, vòng quay thấp thể hiện vốn tín dụng chậm luân chuyển, chất lượng tín dụng chưa tốt, thu nợ kém.

Bảng 2.10: Vòng quay vốn trung và dài hạn

(Đơn vị: Tỷ đồng)

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Doanh số thu nợ trung và dài hạn 63,2 153,7 196,3 Dư nợ bình quân năm 58,6 135,9 166,8 Tổng dư nợ trung và dài hạn 131,70 255,91 294,77 V ng quay vốn trung dài hạn 1,08 1,13 1,18

Vòng quay vốn trung và dài hạn luôn lớn hơn 1 và tăng đều qua các năm 2011- 2013 (tăng từ 1,08 năm 2011 lên 1,18 năm 2013). Điều này cho thấy chất lượng tín dụng trung và dài hạn ngày càng được cải thiện. Vòng quay vốn tương đối lớn đã thể hiện khả năng quản lý vốn của ngân hàng là tương đối lớn, ngân hàng đã thu được nhiều nợ để tiếp tục tái đầu tư để tạo ra lợi nhuận, nâng cao được vị thế của ngân hàng Agribank - CN Thanh Xuân cần cố gắng duy trì điều này.

Tỷ lệ nợ quá hạn

Để đánh giá chất lượng tín dụng của NHTM yêu cầu rất nhiều chỉ tiêu, trong đó một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất là tỷ lệ nợ quá hạn.

Bảng 2.11: Tỷ lệ nợ quá hạn tại Agribank - CN Thanh Xuân giai đoạn 2011-2013 (Đơn vị: Tỷ đồng) Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Số tiền Chênh lệch so với năm 2011 Tỷ lệ Số tiền Chênh lệch so với năm 2012 Tỷ lệ Tổng dư nợ 914,6 1236,3 321,7 35,2% 1160,5 (75,8) (6,13%) Nợ quá hạn 95,8 136,7 40,9 42,69% 198,6 61,9 45,28% Tỷ lệ nợ quá hạn 10,47% 11,06% 0,59% 5,6% 17,11% 6,05% 54,7%

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2011-2013)

Từ bảng số liệu 2.13 có thể thấy tỷ lệ nợ quá hạn của Chi nhánh luôn ở mức cao trong 3 năm (trên 5% theo quy định của NHNN Việt Nam). Trong năm 2013 trong khi tổng dư nợ giảm 6,13% thì tỷ lệ nợ quá hạn lại tăng 54,7%. Tỷ lệ nợ quá hạn năm 2013 là 17,11% nằm trong khoảng 15%-20% được coi là quá cao, báo động đỏ, nguy cơ khủng hoảng rất lớn. Nguyên nhân là do năm 2013 được đánh giá là năm mà nền kinh tế nước ta đã rơi xuống đáy của khủng hoảng. Chính vì vậy, nhiều khó khăn đã khiến hàng chục nghìn doanh nghiệp phải giải thể hoặc ngừng hoạt động. Theo Tổng cục Thống kê, số doanh nghiệp phải giải thể hoặc ngừng hoạt động năm 2013 là 60.737 doanh nghiệ , tăng 11,9% so với năm trước. Tình hình tài chính thế giới bị khủng hoảng, lạm hát tăng, các doanh nghiệp không tiêu thụ được hoặc tiêu thụ hàng chậm, từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng trả nợ ngân hàng. Một phần nữa cũng là do áp lực cạnh tranh giữa các ngân hàng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ các cán bộ c n chưa được đồng bộ cho nên khả năng thẩm định tín dụng và nắm bắt thông tin còn chưa tốt có nhiều bất cậ , chưa đầy đủ, cán bộ tín dụng chưa có những kinh nghiệm đối phó với biến động của thị trường. Chính vì vậy việc kiểm tra sử dụng vốn của khách hàng sau khi đã giải ngân xong còn lỏng lẻo. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để hân t ch rõ hơn nữa về tỷ lệ nợ quá hạn, ta xét nợ quá hạn phân theo nhóm nợ. Việc phân loại ra thành các nhóm nợ theo quyết định 493/2005/ Đ-NHNN của Thống đốc NHNN Việt Nam giúp Chi nhánh quản lý và đưa ra quyết định chính xác đối với từng khoản nợ.

Tỷ lệ nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu dùng để đánh giá hiệu quả tín dụng của các tổ chức tín dụng. Tỷ lệ nợ xấu càng cao thì hiệu quả tín dụng càng kém, ngược lại. Bên cạnh đó, tỷ lệ nợ quá hạn cũng cho biết hiệu quả hoạt động tín dụng, giú đánh giá rủi ro đối với ngân hàng.

Bảng 2.12: Tỷ lệ nợ xấu của Agribank - CN Thanh Xuân giai đoạn 2011-2013

(Đơn vị: Tỷ đồng)

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tổng nợ xấu 29,3 45,6 55,9

Tổng dư nợ 914,6 1236,3 1160,5

Tỷ lệ nợ xấu (%)

3,2% 3,7% 4,82%

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động inh doanh giai đoạn 2011-2013)

Qua bảng 2.14 chúng ta có thể nhận thấy tỷ lệ giữa nợ xấu so với tổng dư nợ của Chi nhánh qua các năm đang có xu hướng tăng. Nợ xấu của Chi nhánh trong năm 2013 là cao nhất do đây là năm nền kinh tế nước ta chịu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính thế giới, thị trường tiền tệ có nhiều biến động, sự tăng giá liên tục của một số mặt hàng chủ lực như xăng dầu, sắt thé , hân bón… ảnh hưởng đến khả năng thanh toán các khoản nợ của khách hàng, các khoản nợ vay phải cơ cấu lại, gia hạn, chuyển nợ quá hạn làm tỷ lệ nợ xấu gia tăng.

Chất lượng hoạt động tín dụng

Một yếu tố khác cũng cần xem xét khi đánh giá hoạt động tín dụng, đó là chất lượng các khoản vay, hay ch nh là độ an toàn của những món vay mà Agribank - CN Thanh Xuân đang cho vay.

Bảng 2.13: Tỷ lệ nợ nhóm 3-5 của Agribank - CN Thanh Xuân giai đoạn 2011-2013

(Đơn vị : Triệu đồng)

Năm 2011 2012 2013

Tỷ lệ nợ nhóm 3-5 1.75 % 1.43 % 1.32%

Dự phòng rủi ro 1405 829 486

(Nguồn: Đánh giá tình hình thực hiện chỉ tiêu á năm ủa Agribank - CN Thanh Xuân)

Nhìn chung, tỷ lệ nợ nhóm 3-5 trong giai đoạn 2011-2013 của Agribank - CN Thanh Xuân có xu hướng giảm dần năm 2011 là 1.75%, năm 2012 là 1.43%, năm 2013 là 1.32% tỷ lệ này là tương đối thấp so với hạn mức cho phép của NHNN là 2%. Nhờ có sự chú trọng vào công tác thẩm định, đánh giá đúng khách hàng, khả năng trả nợ và các chính sách phù hợp mà ngân hàng có thể đảm bảo cho nguồn vốn trong điều kiện kinh tế hiện nay.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Thanh Xuân (Trang 40)