Vốn huy động tại Agribank CN Thanh Xuân

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Thanh Xuân (Trang 28)

- Tên ngân hàng: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn CN Thanh Xuân

Vốn huy động tại Agribank CN Thanh Xuân

(Đơn vị: Tỷ đồng)

(Nguồn: Báo áo huy động vốn của Agribank - CN hanh Xuân á năm 2011-2013)

Bảng 2.1: Tốc độ tăng trưởng vốn huy động tại Agribank - CN Thanh Xuân giai đoạn 2011-2013

(Đơn vị: Tỷ đồng)

2011 2012 Tăng trưởng 2013 Tăng trưởng

Vốn huy động 1145,6 1197,2 4,5% 1312,1 9,6%

(Nguồn: Báo áo huy động vốn của Agribank - CN Thanh Xuân á năm 2011-2013)

Nhìn vào các số liệu trên ta có thể thấy tổng vốn huy động của Agribank - CN Thanh Xuân đã tăng trưởng qua các năm tuy nhiên tốc độ tăng trưởng vẫn c n chưa được cao. Nếu như trong năm 2011 tổng nguồn vốn huy động là 1145,6 tỷ đồng thì đến năm 2012 tổng nguồn vốn huy động đạt 1197,2 tỷ đồng tốc độ tăng trưởng đạt 4,5% và đến năm 2013 thì tốc độ tăng trưởng đạt 9,6%. Tốc độ tăng trưởng vốn huy

1145,60 1197,20 1197,20 1312,10 1050.00 1100.00 1150.00 1200.00 1250.00 1300.00 1350.00 2011 2012 2013

Vốn huy động tại Agribank - CN Thanh Xuân CN Thanh Xuân

động của Agribank chi nhánh Thanh Xuân giai đoạn này chưa được cao nguyên nhân là do trong giai đoạn này mặt bằng lãi suất huy động có nhiều biến động từ những chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước. Từ tháng 9/2011 đến tháng 6/2013 Ngân hàng nhà nước đã tám lần điều chỉnh lãi suất huy động tiền gửi VND. Cụ thể, lãi suất huy động VND có kỳ hạn dưới 1 tháng đã giảm từ 6%/năm xuống 1,25%/năm, kỳ hạn từ 1 đến dưới 12 tháng giảm từ 14%/năm xuống c n 7%/năm. Đối với tiền gửi ngoại tệ, từ tháng 4/2011 đến tháng 6/2013, NHNN đã 3 lần điều chỉnh giảm lãi suất tiền gửi USD, đưa lãi suất tiền gửi USD của tổ chức và cá nhân xuống c n 0,25%/năm và 1%/năm

Trong năm 2012, tổng vốn huy động là 1197,2 tỷ đồng tốc độ tăng trưởng vốn huy động đạt 4,5% so với năm 2011. Điều này có thể giải thích là do đây là giai đoạn khủng hoảng chung của nền kinh tế, lãi suất của ngân hàng không đủ hấp dẫn người dân nên người dân không có xu hướng giữ tiền mà thay vào đó là tìm kênh đầu tư có tỷ suất sinh lời cao hơn.Mặt khác, nền kinh tế với lạm phát cao (tỷ lệ lạm hát năm 2012 là 6,81%) cũng làm ảnh hưởng đến tâm lý của người dân.

Trái ngược lại, bước sang năm 2013 thì tốc độ tăng trưởng vốn huy động đã khả quan hơn đạt 9,6%. Nguyên nhân là do nền kinh tế vĩ mô đã dần đi vào ổn định, thêm vào đó là những chính sách tiếp thị của ngân hàng tương đối có hiệu quả làm cho hoạt động huy động vốn đạt hiệu quả cao. Bên cạnh đó là các kênh đầu tư của các nền kinh tế dường như không hiệu quả và ẩn chứa nhiều rủi ro. Vì thế nên người dân có tâm lý gửi vào ngân hàng nhiều hơn để tiền có thể được an toàn nhất.

Cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn

Bảng 2.2 : Cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn tại Agribank - CN Thanh Xuân giai đoạn 2011-2013

(Đơn vị : Tỷ đồng)

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tổng nguồn vốn 1145,6 100.00% 1197,2 100.00% 1312,1 100,00% Ngắn hạn 713,7 62,3% 787,76 65,8% 916,5 69,85% Trung-Dài hạn 431,9 37,70% 409,44 34,2% 395,6 30,15%

(Nguồn: Báo áo huy động vốn của Agribank- CN Thanh xuân các năm 2011-2013)

Nhìn chung, trong cơ cấu tiền gửi theo kỳ hạn, nhóm tiền gửi ngắn có xu hướng tăng theo các năm và chiếm ưu thế nhất đến năm 2013 là 69,85%. Trong khi đó, nhóm tiền gửi trung và dài hạn lại có xu hướng giảm qua các năm. Năm 2011 nguồn vốn

trung và dài hạn đạt 431,9 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 37,7% thì đến năm 2012 chỉ đạt 409,44 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 34,2% và đến năm 2013 thì nguồn vốn này chỉ đạt 395,6 tỷ đồng đạt 30,15%.

Tiền gửi ngắn hạn thường chiếm tỷ trọng lớn là do trong thời kỳ lãi suất phức tạp người dân rất nhạy bén với lãi suất nên nhiều người đã chuyển tiền gửi trung và dài hạn sang tiền gửi ngắn hạn để có thể đáo hạn sớm và để có thể cân nhắc ở những nơi có lãi suất cao hơn.Hơn thế nữa, nhiều người dân chỉ có ý định gửi tiền nhàn rỗi trong một khoảng thời gian ngắn, khi cần họ có thể rút ra một cách dễ dàng để có thể thuận lợi cho nhu cầu của mình. Đầu năm 2011, đứng trước nguy cơ lạm phát cao, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/2/2011 về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Trong giai đoạn này NHNN liên tục có những thay đổi điều chỉnh về lãi suất huy động vốn khiến cho người dân thường lựa chọn hình thức gửi ngắn hạn khiến cho tỷ trọng huy động vốn ngắn hạn tăng lên.

Tiền gửi trung và dài hạn chiếm tỷ trọng thấ hơn. Loại tiền gửi này có rủi ro cao hơn so với tiền gửi ngắn hạn đối với người dân nên nhiều người không có xu hướng gửi.

Cơ cấu huy động vốn theo đối tượng khách hàng

Bảng 2.3: Cơ cấu huy động vốn theo đối tượng khách hàng tại Agribank - CN Thanh Xuân giai đoạn 2011-2013

(Đơn vị :tỷ đồng)

2011 Cơ cấu 2012 Cơ cấu 2013 Cơ cấu Huy động cá nhân 1047,31 91,42% 1110,88 92,79% 1249,64 95,24% Huy động cá nhân 1047,31 91,42% 1110,88 92,79% 1249,64 95,24%

Huy động tổ chức 98,29 8,58% 86,32 7,21% 62,46 4,76%

Tổng huy động 1145,6 100% 1197,2 100% 1312,1 100% (Nguồn: Báo áo huy động vốn của Agribank - CN Thanh Xuân giai đoạn 2011-2013)

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu huy động vốn theo đối tượng khách hàng Agribank - CN Thanh Xuân giai đoạn 2011-2013 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Đơn vị :tỷ đồng)

(Nguồn: Báo áo huy động vốn của Agribank - CN Thanh Xuân á năm 2011-2013)

Nhìn vào cơ cấu huy động vốn theo đối tượng khách hàng, ta thấy tiền gửi dân cư có xu hướng không ngừng tăng cả về số tuyệt đối và số tương đối. Nếu như trong năm 2011 là 1047,31 tỷ đồng thì đến năm 2013 đã lên tới 1249,64 tỷ đồng và chiếm 95,24% trong tổng huy động được. Trong khi đó, tiền gửi tổ chức lại giảm qua các năm. ước sang năm 2013, tiền gửi tổ chức chỉ còn chiếm tỷ trọng 4,76% trong khi năm 2012 là 7,21%. Điều này có thể cho thấy, các cá nhân vẫn là những khách hàng chính của ngân hàng Agribank - CN Thanh Xuân. Sự biến đổi trong cơ cấu trên cho thấy người dân đã ngày càng t n nhiệm ngân hàng. Đây là một dấu hiệu tốt cho ngân hàng có thể nhận thêm nhiều vốn hơn đá ứng được vốn cho nhu cầu phục vụ đầu tư và phát triển.

2.1.3.2 Hoạt động tín dụng

Hoạt động cho vay là hoạt động sinh lời chủ yếu cho ngân hàng. Nếu công tác huy động vốn tốt nhưng việc sử dụng vốn lại không hiệu quả thì sẽ làm cho ngân hàng không phát triển và còn là gánh nặng cho ngân hàng. Vì vậy việc chú trọng vào công tác huy động vốn và hoạt động tín dụng luôn đi k m với nhau. Ngân hàng luôn phải xây dựng cho mình một chiến lược, chính sách sử dụng vốn như thế nào cho có hiệu quả. 1047,31 1110,88 1249,64 98,29 86,32 62,46 0.00 200.00 400.00 600.00 800.00 1000.00 1200.00 1400.00 2011 2012 2013 Huy động tổ chức Huy động cá nhân

Trong thời gian qua Agribank - CN Thanh Xuân đã á dụng nhiều giải há để tăng quy mô và chất lượng hoạt động cho vay để tạo điều kiện tối đa cho khách hàng đến vay vốn được thuận lợi và nhanh chóng.

Quá trình tăng trưởng dư nợ tại Agribank - CN Thanh Xuân

Quy mô dư nợ của Agribank - CN Thanh Xuân qua các năm 2011-2013 như sau:

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Thanh Xuân (Trang 28)