Đánh giá kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Pác Nặm theo loạ

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện pác nặm, tỉnh bắc kạn giai đoạn 2011 – 2013 (Trang 52)

bàn huyện Pác Nặm theo loại đất

4.3.2.1. Đánh giá kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sản xuất nông nghiệp

Bảng 4.5 Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ở các xã trên địa bàn huyện Pác Nặm

ĐVT: ha TT Đơn vị (xã, thị trấn) Tổng diện tích cần cấp Tổng diện tích cấp được Tỷ lệ (%) Tổng 2011 2012 2013 1 Xã Bộc Bố 7,02 6,54 3,54 3,00 93,16 2 Xã Giáo Hiệu 10,89 8,02 3,02 2,22 2,78 73,65 3 Xã Công Bằng 14,56 12,73 0,87 10,20 1,66 87,43 4 Xã Nhạn Môn 9,80 6,03 4,00 2,03 61,53 5 Xã Cổ Linh 11,20 9,07 4,75 4,32 80,98 6 Xã Cao Tân 15,35 13,32 3,58 9,74 86,78 7 Xã Nghiên Loan 17,05 14,08 4,38 7,06 2,64 82,58 8 Xã Xuân La 16,01 13,98 2,28 9,01 2,69 87,32 9 Xã Bằng Thành 12,68 10,56 0,97 6,78 2,81 83,28 10 Xã An Thắng 6,56 4,23 4,23 64,48 Tổng 121,12 98,56 20,27 44,42 33,87 81,37

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Pác Nặm)

Giai đoạn 2011-2013 tổng diện tích sản xuất nông nghiệp cần cấp của

10 xã trên địa bàn huyện là 121,12 ha. Trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp được cấp GCNQSD đất là 98,56 ha, chiếm 81,37% diện tích cần cấp, còn lại 22,56 ha, chiếm 18,63%.

- Xã Nghiên Loan có diện tích cấp được nhiều nhất với 14,08 ha, và có tỷ lệ cấp được 82,58%.

Nguyên nhân chính:

+ Cán bộ địa chính xã có trách nhiệm cao trong công tác cấp GCNQSD.

+ UBND hai xã Nghiên Loan và Bộc Bố có nhiều chính sách quan tâm việc cấp GCNQSD đất cho người dân.

+ Hai xã này đã hoàn thành công tác cấp đổi GCNQSD đất theo BĐĐC với kết quả tốt.

- Xã An Thắng có diện tích cấp GCNQSD đất thấp nhất 4,23 ha. Nguyên nhân chính:

Giai đoạn này xã An Thắng chỉ thực hiện cấp mới, cấp theo nhu cầu người dân chưa thực hiện cấp đổi theo BĐĐC.

- Xã Nhạn Môn có tỷ lệ cấp GCNQSD đất thấp nhất, chỉ đạt 61,53% so với diện tích cần cấp của xã.

Giai đoạn 2011-2013, diện tích đất sản xuất nông nghiệp được cấp GCNQSD đất nhiều nhất vào năm 2012 với 44,42 ha, chiếm 45,07% tổng diện tích đã cấp. Do trong năm 2012 tiến hành cấp đổi đồng loạt GCNQSD đất theo BĐĐC và đạt kết quả khá tốt.

Diện tích đất sản xuất nông nghiệp được cấp ít nhất vào năm 2011 với 20,27 ha, chiếm 20,57% tổng diện tích đã cấp. Do trong năm 2011 mới bắt đầu chương trình cấp đổi GCNQSD đất theo BĐĐC nên còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.

Nhìn chung công tác cấp GCNQSD đất sản xuất nông nghiệp trong toàn huyện Pác Nặm đạt kết quả chưa cao do một số nguyên nhân khách quan, chủ quan đã nêu ở trên.

Để nâng cao hơn nữa kết quả cấp GCNQSD đất sản xuất nông nghiệp trong thời gian tới cần duy trì thường xuyên công tác cấp mới, cấp biến động

GCNQSD đất và tập trung đẩy mạnh hoàn thành công tác cấp đổi GCNQSD đất theo BĐĐC.

4.3.2.2. Đánh giá kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp

Bảng 4.6 Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho các xã trên địa bàn huyện Pác Nặm

ĐVT: ha TT Đơn vị (xã, thị trấn) Tổng diện tích cần Tổng diện tích cấp được Tỷ lệ (%) Tổng 2011 2012 2013 1 Xã Bộc Bố 17,65 17,65 17,65 100,00 2 Xã Giáo Hiệu 3 Xã Công Bằng 24,76 20,76 20,76 83,84 4 Xã Nhạn Môn 5 Xã Cổ Linh 33,86 30,56 30,56 90,25 6 Xã Cao Tân 30,06 30,06 30,06 100,00 7 Xã Nghiên Loan 24,90 22,75 22,75 91,37 8 Xã Xuân La 18,47 18,47 18,47 100,00 9 Xã Bằng Thành 22,34 22,34 22,34 100,00 10 Xã An Thắng Tổng 172,04 162,59 43,10 70,96 48,53 94,51

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Pác Nặm)

Giai đoạn 2011-2013 tổng diện tích đất lâm nghiệp cần cấp là 172,04 ha, trong đó diện tích đất lâm nghiệp đã cấp GCNQSD đất 162,59 ha, chiếm 94,51%. Như vậy tỷ lệ diện tích đất lâm nghiệp đã cấp đạt rất cao so với diện tích cần cấp.

- Ba xã có diện tích đất lâm nghiệp đã cấp nhiều nhất đó là Cổ Linh, Cao Tân, Nghiên Loan với diện tích 83,37 ha, chiếm 51,28% tổng diện tích đất lâm nghiệp trên toàn huyện.

- Bốn xã Bộc Bố, Cao Tân, Nghiên Loan, Bằng Thành có tỷ lệ đã cấp cao nhất đạt 100,00%.

- Xã Công Bằng có tỷ lệ cấp thấp nhất đạt 83,84%

- Một số xã giai đoạn này không có đất lâm nghiệp được cấp, một số xã diện tích đất lâm nghiệp được cấp rất lớn.

Nguyên nhân chính:

+ Giai đoạn này đựơc sự hỗ trợ vốn của dự án 3PAD . (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Nên các xã này đã thực hiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp theo dự án 3PAD.

+ Còn các xã trong giai đoạn nay không có đất lâm nghiệp được cấp là vì dự án 3PAD chưa triển khai tại các xã này.

- Giai đoạn 2011-2013 diện tích đất lâm nghiệp đã cấp được nhiều nhất là năm 2012 với 70,96 ha, chiếm 43,64% tổng diện tích đất lâm nghiệp đã cấp trên toàn huyện.

Tuy tỷ lệ diện tích đất lâm nghiệp đã cấp GCNQSD đất đạt rất cao nhưng diện tích đất lâm nghiệp đã cấp GCNQSD đất giai đoạn 2011-2013 còn thấp. Vì vậy, trong những năm tới huyện Pác Nặm cần có những chủ trương, chính sách tập trung đẩy mạnh tiến độ cấp GCNQSD đất lâm nghiệp cho người sử dụng đất để họ yên tâm sản xuất và trồng rừng.

4.3.2.3. Đánh giá kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nuôi trồng thủy sản.

Bảng 4.7 Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nuôi trồng thủy sản cho các xã trên địa bàn huyện Pác Nặm

ĐVT: ha TT Đơn vị Tổng diện tích cần Tổng diện tích cấp được Tổng 2011 2012 2013 1 Xã Bộc Bố 0,70 0,70 0,45 0,25 100,00 2 Xã Giáo Hiệu 0,03 0,02 0,01 0,01 66,66 3 Xã Công Bằng 0,05 0,05 0,04 0,01 100,00 4 Xã Nhạn Môn 0,09 0,07 0,03 0,02 0,02 77,78 5 Xã Cổ Linh 0,03 0,03 0,03 100,00 6 Xã Cao Tân 0,49 0,40 0,14 0,10 0,16 81,63 7 Xã Nghiên Loan 0,17 0,17 0,12 0,05 100,00 8 Xã Xuân La 1,10 0,90 0,15 0,45 0,30 81,82 9 Xã Bằng Thành 1,56 1,30 1,20 0,10 83,33 10 Xã An Thắng Tổng 4,22 3,64 2,13 0,61 0,90 86,29

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Pác Nặm)

Giai đoạn 2011-2013 tổng diện tích đất nuôi trồng thủy sản cần cấp là 4,22 ha. Diện tích đất nuôi trồng thủy sản đã cấp GCNQSD đất 3,64 ha, chiếm 86,26% diện tích cần cấp, còn lại 0,58 ha chưa cấp, chiếm 13,74%. Như vậy tỷ lệ diện tích đất nuôi trồng thủy sản đã cấp GCNQSD đất đạt khá cao so với diện tích cần cấp.

Xã Bằng Thành có diện tích đất nuôi trồng thủy sản đã cấp nhiều nhất với 1,30 ha, chiếm 35,71% tổng diện tích đất nuôi trồng thủy sản cần cấp trên địa bàn huyện.

- Bốn xã Bộc Bố, Công Bằng, Cổ Linh, Nghiên Loan có tỷ lệ đã cấp cao nhất đạt 100,00%.

- Xã Giáo Hiệu có tỷ lệ cấp thấp nhất chỉ đạt 66,66%. - Xã An Thắng không có đất nuôi trồng thủy sản được cấp

Nguyên nhân chính cũng giống như đất lâm nghiệp được nêu ở trên: + Giai đoạn này chủ yếu tập chung vào công tác cấp GCNQSD đất sản xuất nông nghiệp, đất ở còn đất nuôi trồng thủy sản chủ yếu là theo nhu cầu của người dân.

+ Thiếu tài liệu phục vụ cho công tác cấp GCNQSD đất nuôi trồng thủy sản. Diện tích đất nuôi trồng thủy sản đã được cấp nhiều nhất vào năm 2010 với 2,13 ha, chiếm 58,52% tổng diện tích đất nuôi trồng thủy sản đã cấp trên toàn huyện.

Tỷ lệ diện tích đất nuôi trồng thủy sản đã cấp GCNQSD đất đạt rất cao nhưng diện tích nuôi trồng thủy sản đã cấp GCNQSD đất giai đoạn 2011- 2013 còn rất nhỏ. Vì vậy, trong những năm tới UBND huyện Pác Nặm cần có kế hoạch tập trung đẩy mạnh tiến độ cấp GCNQSD đất nuôi trồng thủy sản cho người dân.

4.3.2.4. Đánh giá kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở

Bảng 4.8 Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cho các xã trên địa bàn huyện Pác Nặm

ĐVT: ha TT Đơn vị (xã, thị trấn) Tổng diện tích cần cấp Tổng diện tích cấp được Tỷ lệ (%) Tổng 2011 2012 2013 1 Xã Bộc Bố 5,34 5,15 2,30 1,92 0,93 96,44 2 Xã Giáo Hiệu 2,30 1,99 0,56 0,23 1,20 86,52 3 Xã Công Bằng 4,35 3,24 1,32 0,86 1,06 74,48 4 Xã Nhạn Môn 1,56 1,40 0,34 0,16 0,90 89,74 5 Xã Cổ Linh 3,20 2,80 1,60 0,40 0,80 87,50 6 Xã Cao Tân 4,78 4,22 3,25 0,78 0,19 88,28 7 Xã Nghiên Loan 3,67 2,95 1,02 0,95 0,98 80,38 8 Xã Xuân La 2,84 2,28 0,36 1,60 0,32 80,28 9 Xã Bằng Thành 4,89 4,50 2,50 1,00 1,00 92,02 10 Xã An Thắng 1,32 1,02 0,70 0,20 0,12 77,27 Tổng 34,25 29,55 13,95 8,10 7,50 91,63

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Pác Nặm)

Giai đoạn 2011-2013 diện tích đất ở cần cấp là 34,25 ha. Trong đó diện tích đất ở được cấp GCNQSD đất là 29,55 ha, chiếm 86,28% diện tích cần cấp, còn lại 4,70 ha, chiếm 13,72%.

- Xã Bộc Bố có diện tích đất ở được cấp nhiều nhất với 5,15 ha, tỷ lệ cấp được cao, đạt 96,44%. Và một số xã có diện tích đất ở đã cấp tương đối là Cao Tân, Bằng Thành

- Xã An Thắng có diện tích và tỷ lệ được cấp GCNQSD đất thấp nhất với 1,02 ha và có tỷ lệ cấp GCNQSD thấp nhất, đạt 77,27% so với diện tích cần cấp của xã. Do một trong giai đoạn này xã chủ yếu tập trung cấp đổi GCNQSD đất đối với đất sản xuất nông nghiệp và do một số nguyên nhân khác.

Như vậy giai đoạn 2011-2013, trên địa bàn huyện kết quả công tác cấp GCNQSD đất ở khá cao.

Diện tích đất ở đã được cấp nhiều nhất vào năm 2011 với 13,95 ha, chiếm 47,21% tổng diện tích đất ở đã cấp trên toàn huyện. Do năm 2011 UBND huyện đã tiến hành cấp đổi cho các hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu nhiều xã trên toàn huyện và đạt kết quả khá cao.

Trong thời gian tới UBND huyện Pác Nặm cần có nhiều biện pháp đẩy mạnh hoàn thành công tác cấp đổi GCNQSD đất đối với đất ở.

4.3.3. Sơ lược những thuận lợi và khó khăn và các giải pháp khắc phục để đẩy mạnh công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

4.3.3.1. Thuận lợi

- Trong quá trình cấp GCNQSD đất trên địa bàn huyện luôn nhận được sự ủng hộ của đông đảo tầng lớp nhân dân, sự quan tâm, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi của các cấp, các ngành, chỉ đạo sát sao của UBND huyện, các cấp ủy Đảng, chính quyền các xã.

- Các văn bản pháp luật quy định và hướng dẫn thực hiện của các cấp, các ngành được ban hành kịp thời, phù hợp với điều kiện của địa phương và dần được cụ thể hoá, nhận thức và ý thức tôn trọng pháp luật về đất đai của nhân dân dần được nâng cao đã tạo điều kiện thuận lợi để địa phương hoàn thành nhiệm vụ.

- Cán bộ phòng TN&MT huyện và cán bộ địa chính các xã có nhận thức đúng vị trí, tầm quan trọng của công tác cấp GCNQSD đất, tâm huyết với công việc, khắc phục khó khăn và thường xuyên được tập huấn nâng cao nghiệp vụ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đã thành lập được VPĐKQSD đất nên công tác quản lý nhà nước về đất đai được thực hiện thường xuyên, rõ nét hơn. Các mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm được triển khai thực hiện đúng kế hoạch, đảm bảo tiến độ và hoàn thành tốt theo yêu cầu, chỉ đạo của UBND huyện

- Chưa đủ lực lượng cán bộ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ cán bộ hạn chế. Trên địa bàn huyện có 10 xã hiện nay ở các xã chủ yếu mới chỉ có một cán bộ địa chính, có nơi cán bộ địa chính chỉ được đào tạo sơ cấp. Mặt khác, họ phải cùng lúc giải quyết một khối lượng lớn công việc chuyên môn dẫn đến chưa thể tập trung cao độ cho công tác cấp GCNQSD đất.

- VPĐKQSD đất mới được thành lập năm 2010, khi đi vào hoạt động còn gặp nhiều khó khăn về nhân lực, cơ sở vật chất phục vụ công tác chuyên môn chưa đảm bảo.

- Nhận thức của nhân dân về pháp luật đất đai cũng như tầm quan trọng của GCNQSD đất còn nhiều hạn chế.

- Hồ sơ địa chính không đầy đủ, thông tin không được cập nhật kịp thời đúng quy định.

- Ruộng đất manh mún, nhỏ lẻ, đất đai của các hộ khi kê khai đăng ký cấp GCNQSD đất phần lớn là không có giấy tờ, nguồn gốc sử dụng do các hộ tự khai phá. Do vậy trong quá trình lập hồ sơ gặp rất nhiều khó khăn nên đã ảnh hưởng đến tiến độ của công tác cấp GCNQSD đất cho các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn.

- Sự phối kết hợp giữa cơ quan chuyên môn của huyện với UBND các xã và đơn vị tư vấn có lúc còn thiếu chặt chẽ.

- Việc hướng dẫn chủ sử dụng đất kê khai và lập hồ sơ cấp GCNQSD đất của cán bộ địa chính xã, thị trấn còn nhiều tồn tại. Tuy đã được tập huấn và hướng dẫn cụ thể nhưng khi thẩm định vẫn còn nhiều trường hợp không đủ điều kiện cấp GCNQSD đất.

- Một số cấp ủy Đảng, chính quyền cơ sở chưa quyết liệt chỉ đạo thực hiện việc cấp đổi GCNQSD đất theo BĐĐC.

- Các đơn vị tư vấn lập hồ sơ có nhiều sai sót, không đúng với thực tế dẫn đến việc kiểm tra xác nhận của cấp xã mất nhiều thời gian, làm chậm tiến độ thực hiện.

- Hầu hết các thửa đất cấp đổi có biến động, đặc biệt là các thửa đất ở, các thửa đất bám các trục đường giao thông, khu dân cư và các công trình công cộng khác do đó rất khó khăn cho việc lập hồ sơ cấp đổi.

- Thủ tục cấp GCNQSD đất ở một số địa phương còn gặp vướng mắc, khó khăn, phức tạp.

- Công tác quản lý nhà nước về đất đai tại một số cơ sở còn lỏng lẻo, do đó tình trạng chia tách, chuyển nhượng, tự ý chuyển mục đích sử dụng đất trái phép diễn ra nhiều trong thời gian qua gây rất nhiều khó khăn cho công tác đối chiếu, lập hồ sơ cấp đổi theo BĐĐC.

- Công tác quản lý Nhà nước về đất đai là công tác hết sức phức tạp, quá trình thực hiện phải tuân thủ qua nhiều bước, nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp, trong đó có những vấn đề không thuộc thẩm quyền giải quyết của địa phương.

4.3.3.3. Giải pháp

Xuất phát từ thực tế và nhu cầu của công tác cấp GCNQSD đất hiện nay, để đẩy mạnh và thực hiện tốt công tác cấp GCNQSD đất trên địa bàn huyện Hạ Lang, em xin đề xuất một số giải pháp như sau:

- Hệ thống bản đồ phải thường xuyên chỉnh lý cho phù hợp với thực trạng sử dụng để giúp cho công tác quản lý đất đai ở địa phương luôn ổn định.

- Cải cách thủ tục hành chính nhằm đẩy nhanh tiến độ cấp đổi GCNQSD đất theo BĐĐC.

- Chỉ đạo cơ quan chuyên môn ở cấp huyện và chính quyền cơ sở tổ chức phổ biến, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân và các tổ chức sử dụng đất biết và thực hiện theo quy định của pháp luật đất đai năm 2003.

- Tăng cường sự chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền các xã, thị trấn trong quản lý và sử dụng đất, thường xuyên kiểm tra, nắm bắt tình hình, tham mưu, đề xuất biện pháp để chỉ đạo, xử lý kịp thời ngay tại cơ sở.

- Đôn đốc, kiểm tra, phát hiện các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai.

* Đối với các xã

- Đối với công tác cấp mới, cấp lần đầu: Duy trì thường xuyên việc cấp GCNQSD đất với các hồ sơ đăng ký về biến động đất đai và cấp lần đầu cho

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện pác nặm, tỉnh bắc kạn giai đoạn 2011 – 2013 (Trang 52)