tỉnh Bắc Kạn
2.1.3.1. Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong cả nước
Việc cấp GCNQSD đất hết sức quan trọng và cần thiết, là cơ sở pháp lý cho công tác quản lý nhà nước về đất đai. Tổng cục Địa chính ( nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường) được giao nhiệm vụ quản lý Nhà nước về đất đai, thành lập cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai xuyên suốt từ Trung ương đến địa phương, cán bộ địa chính được đào tạo ngày càng có trình độ cao, trang thiết bị phương tiện kỹ thuật ngày càng hiện đại đáp ứng phần nào nhiệm vụ của ngành. Công tác đo vẽ BĐĐC phục vụ công tác cấp GCNQSD đất.
Để giải thực hiện tốt và đẩy nhanh tiến độ trong công tác cấp GCNQSD đất, ngành Tài nguyên và Môi trường đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ phấn đấu đạt được những mục tiêu trong thời gian tới. Bên cạnh đó Chính phủ cũng có nhiều chính sách đẩy nhanh tiến độ cấp GCNQSD đất, song tiến độ cấp GCNQSD đất vẫn còn chậm đặc biệt là đất ở đô thị.
2.1.3.2. Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của tỉnh Bắc Kạn
Trong những năm qua, công tác đo đạc bản đồ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều kết quả, tính đến ngày 31/12/2012 toàn tỉnh đã hoàn thành việc đo đạc bản đồ địa chính tại 86 xã, phường, thị trấn; dự kiến đến hết năm 2013 số xã, phường, thị trấn có bản đồ địa chính chính quy sẽ đạt 100/122 xã. Toàn tỉnh cấp được 233.358 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trong đó: Đối với tổ chức: 70 giấy; đối với hộ gia đình, cá nhân: 232.638 giấy (đất ở: 76.640 giấy, đạt 80% diện tích; đất nông nghiệp: 96.162 giấy, đạt 97,5% diện tích; đất lâm nghiệp: 59.836 giấy, đạt 60% diện tích).
PHẦN 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Tình hình cấp GCNQSD đất cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện Pác Nặm
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Kết quả cấp GCNQSD đất cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân giai đoạn 2011 - 2013 trên địa bàn huyện Pác Nặm.
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành nghiên cứu đề tài
3.2.1. Địa điểm nghiên cứu
Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn
3.2.2. Thời gian nghiên cứu
Từ 25/5/2014 đến 25/8/2014
3.3. Nội dung nghiên cứu
3.3.1. Sơ lược điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Pác Nặm
3.3.1.1. Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý - Khí hậu - Địa hình - Thủy văn - Thổ nhưỡng
3.3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội.
3.3.2.1. Sơ lược công tác quản lý và sử dụng đất đai của huyện Pác Nặm. 3.3.2.2. Hiện trạng sử dụng đất của huyện Pác Nặm năm 2013
3.3.3. Đánh giá công tác cấp GCNQSD đất huyện Pác Nặm - tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2011 – 2013 giai đoạn 2011 – 2013
3.3.3.1. Đánh giá công tác cấp GCNQSD đất theo đối tượng sử dụng đất
- Đánh giá kết quả cấp GCNQSD đất cho các tổ chức.
- Đánh giá kết quả cấp GCNQSD đất cho các hộ gia đình, cá nhân.
3.3.3.2. Đánh giá tình hình cấp GCNQSD đất của huyện theo loại đất
- Đánh giá kết quả cấp GCNQSD đất cho đất sản xuất nông nghiệp. - Đánh giá kết quả cấp GCNQSD đất cho đất lâm nghiệp.
- Đánh giá kết quả cấp GCNQSD đất cho đất nuôi trồng thủy sản. - Đánh giá kết quả cấp GCNQSD đất cho đất ở.
3.3.3.3. Phân tích những thuận lợi, khó khăn và các giải pháp
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp điều tra cơ bản
Điều tra thu thập các số liệu, tài liệu tại các phòng ban chức năng liên quan:
+ Phòng thống kê: Điều kiện kinh tế - xã hội, Niêm giám thống kê năm 2013.
+ Phòng Tài nguyên và Môi trường: Các số liệu, tài liệu về công tác cấp GCNQSD đất giai đoạn 2011 - 2013.
3.4.2. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu
- Sử dụng phương pháp thống kê đơn giản. - So sánh, phân tích, tổng hợp và viết báo cáo.
PHẦN 4
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Pác Nặm
4.1.1. Điều kiện tự nhiên và các nguồn tài nguyên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Pác Nặm là một huyện miền núi cao, là một trong những huyện khó khăn nhất của tỉnh Bắc Kạn. Huyện Pác Nặm nằm ở phía Bắc của tỉnh Bắc Kạn, có toạ độ địa lý từ 22028’ đến 22045’ vĩ độ Bắc và từ 105030’ đến 105050’ kinh độ Đông.
- Phía Bắc giáp huyện Bảo Lâm và huyện Bảo Lạc tỉnh Cao Bằng. - Phía Đông giáp huyện Nguyên Bình tỉnh Cao Bằng.
- Phía Nam giáp huyện Ba Bể.
- Phía Tây giáp huyện Na Hang tỉnh Tuyên Quang.
Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 47.539,00 ha chiếm 9,78% tổng diện tích tự nhiên của toàn tỉnh.
Huyện Pác Nặm có 10 đơn vị hành chính cấp xã (chưa có thị trấn), phân bố trên một diện tích rộng, trung tâm huyện đặt tại xã Bộc Bố cách thị xã Bắc Kạn khoảng 90 km, xã xa nhất cách trung tâm huyện trên 40 km.
Pác Nặm có hệ thống các tuyến đường giao thông liên xã về cơ bản đã được trải nhựa vào đến trung tâm xã, hiện tại vẫn còn 1 xã chưa có đường nhựa mà vào đến trung tâm xã, hệ thống đường giao thông liên bản còn gặp rất nhiều khó khăn nhất là vào mùa mưa.
4.1.1.2. Khí hậu
Huyện Pác Nặm nằm trong khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa Hạ nóng ẩm mưa nhiều, mùa Đông ít mưa, lạnh và khô. Lượng mưa bình quân không lớn và phân bố theo mùa, ít chịu ảnh hưởng của gió bão.
- Nhiệt độ:
+ Nhiệt độ tháng cao nhất (vào tháng 7) là 27,50C + Nhiệt độ tháng thấp nhất (vào tháng 1) xuống tới 30C
Các tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 6, 7 và 8 (nhiệt độ từ 27,2 - 27,50C), giữa tiểu vùng thấp vào các tháng nóng mùa hè có nhiệt độ cao hơn vùng đồi núi cao trong xã từ 1 đến 20C. Tháng có nhiệt độ thấp nhất là các tháng 1, 2 và 12 (có khi xuống tới 3 đến 50C).
- Độ ẩm không khí:
Độ ẩm không khí trung bình năm khá cao 84 - 85%. Bình quân các tháng mùa mưa, độ ẩm không khí đạt 85% và trong các tháng mùa khô độ ẩm không khí là 76 - 80%, tháng có độ ẩm thấp nhất là tháng 12 độ ẩm vào khoảng 76%.
- Lượng mưa:
Lượng mưa trung bình nhiều năm 1400mm được phân bố không đều trong năm. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, lượng mưa chiếm tới 90% tổng lượng mưa cả năm, trong đó tập trung nhiều vào các tháng 6, 7 và 8, dễ gây ngập úng, lũ quét ở những nơi địa hình thấp, thời gian có thể kéo dài từ 1 đến 3 ngày gây ách tắc giao thông và thiệt hại nhà cửa, hoa màu cho nhân dân trong vùng.
Ngược lại, trong mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, lượng mưa chỉ chiếm khoảng 10% lượng mưa cả năm, nhất là các tháng 1 và 12 có lượng mưa rất thấp.
- Lượng bốc hơi nước:
Lượng bốc hơi trung bình năm là 785 mm. Lượng bốc hơi tập trung nhiều vào các tháng 4, 5, 6 và 7 (từ 60 - 76,5 mm/tháng).
- Chế độ gió:
Trong vùng có hai mùa gió chính: Gió mùa Đông bắc thịnh hành trong mùa khô, với tốc độ gió trung bình 2,2 m/s. Trong mùa mưa, hướng gió thịnh hành của vùng là gió mùa Tây Nam với tốc độ trung bình 2,4 m/s. Chuyển
tiếp giữa 2 mùa có gió Tây Bắc.
4.1.1.3. Địa hình
Là 1 huyện miền núi có độ dốc lớn, có nhiều núi cao, độ cao trung bình từ 400 đến 1.200 m so với mặt nước biển. Căn cứ vào độ dốc có thể chia huyện thành 4 dạng địa hình chính.
+ Vùng địa hình thung lũng bằng: Diện tích ít chỉ chiếm khoảng 4,46% diện tích tự nhiên của toàn huyện. Phân bố rải rác ở một số nơi bãi bồi dọc theo các con sông và các khe suối, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.
+ Vùng địa hình tương đối bằng: Chiếm khoảng 11,40% diện tích tự nhiên của toàn huyện. Vùng địa hình này thích hợp cho việc phát triển cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm.
+ Vùng địa hình có độ dốc lớn: Chiếm khoảng 56,80% diện tích tự nhiên của toàn huyện. Vùng địa hình này thích hợp cho việc phát triển đồng cỏ chăn nuôi và khoanh nuôi tái sinh rừng.
+ Vùng địa hình có độ dốc rất lớn: Chiếm khoảng 27,34% diện tích tự nhiên của toàn huyện.
4.1.1.4. Thuỷ văn
Trên địa bàn huyện Pác Nặm có nhiều sông suối chảy qua trong đó có 3 sông lớn chảy qua là: Sông Năng, sông Công Bằng, sông Nghiên Loan. Hệ thống suối bao gồm hơn 40 con suối lớn nhỏ khác nhau: suối Bản SLấng, suối Pác Cáp, suối Tả Nhì, suối Tả Vạc, suối Nặm Sai, khuổi Pây, Khuổi Nà Lại,….
Do sự phân bố lượng mưa không đều và chênh lệch lớn nên chế độ dòng chảy là kiệt vào mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau) và lũ vào mùa mưa (từ tháng 6 đến tháng 10). Dòng chảy lũ hàng năm chậm hơn so với mùa mưa 1 tháng và bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 10. Do đặc điểm địa hình và độ dốc các sông suối trong huyện lớn nên lũ thường về nhanh với cường độ lớn.
4.1.1.5. Tài nguyên đất
Bảng 4.1. Tổng hợp các loại đất chính của huyện Pác Nặm
TT Tên đất theo phát sinh Tên đất theo FAO-UNESCO Ký hiệu theo FAO Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Tổng diện tích tự nhiên 47.539,00 100.00 1 Đất phù sa không được bồi hàng năm Alluvial land without compensation annually p 572,5 1,20
2 Đất phù sa ngòi suối Alluvial beck Py 682,9 1,44
3 Đất dốc tụ Convergence
slopes D 392 0,82
4 Đất vàng nhạt trên đá cát Light yellow soil
on sandstone Fp 764,2 1,61 5 Đất vàng đỏ trên đá phiến thạch sét Red-yellow soil on clay schist stone Fs 2.960,4 6,23 6 Đất vàng trên đá mác ma axít Yellow soil on acid magma Fa 11.103,9 23,36 7 Đất đỏ vàng trên đá biến chất Yellow-red soil on metamorphic rocks Fj 16.397,5 34,49
8 Đất Feralit biến đổi do trồng lúa Feralit change by planting rice Fl 190,8 0,40 9 Đất Feralit mùn vàng nhạt trên núi Feralit yellow loam on mountain A 14.474,8 30,45
(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Pác Nặm)
Qua bảng 4.1 cho thấy huyện Pác Nặm về đất đai rất phong phú và đa dạng, được hình thành từ 9 nhóm đất khác nhau. Trong đó nhóm đất đỏ vàng
trên đá biến chất có diện tích lớn nhất với 16.397,5 ha, chiếm 34,49% tổng diện tích tự nhiên. Nhóm đất Feralit mùn vàng nhạt trên núi có diện tích nhỏ nhất với 190,8 chiếm 0,40% so với diện tích tự nhiên.
4.1.1.6. Tài nguyên nước
Hiện nay nước dùng cho nông nghiệp và phần lớn nước dùng cho sinh hoạt ở vùng nông thôn đều dùng nước mặt. Hạn chế lớn là trong mùa khô sông, suối bị cạn hoặc lưu lượng nước nhỏ, còn vào mùa mưa chất lượng nước mặt, nước ngầm không ổn định, độ đục lớn và có nhiều chất hữu cơ do quá trình rửa trôi các chất trên bề mặt lưu vực gây ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và sinh hoạt của người dân trên địa bàn.
4.1.1.7. Tài nguyên rừng
Thảm thực vật tự nhiên bao gồm: Rừng tự nhiên, cây lùm bụi và trảng cỏ xen lẫn cây bụi.
Thảm rừng tự nhiên gồm có:
Thảm rừng kín thường xanh ẩm nhiệt đới hình thành phổ biến ở các thung lũng và các sườn đồi núi thấp độ cao < 700 m. Rừng có nhiều tầng và do nhiều loại cây có độ cao thấp khác nhau tạo thành.
Thảm rừng kín nửa rụng lá ẩm nhiệt đới được hình thành trong điều kiện khí hậu có mùa mưa và mùa khô rõ rệt, những cây ở tầng cao vào mùa khô rụng lá. Thảm rừng này cũng có nhiều tầng, rậm rạp có cả cây thường xanh và cây rụng lá mọc xen kẽ nhau.
Do tác động của con người, rừng thứ sinh đã thay thế hầu hết rừng nguyên sinh trong vùng.
Trảng thứ sinh được hình thành do sự chặt phá một cách bừa bãi, khiến cho thực vật bị thoái hóa dần thành những bãi cỏ xen lẫn cây bụi. Loại cây phổ biến là cỏ tranh và cỏ lào. Hai loại cây này mọc rất nhanh, ưa ánh sáng, nên chúng xuất hiện rất nhanh sau khi đất bị khai phá. Đây là loại
hình khá phổ biến trong vùng được hình thành và phát triển trên các loại đất chưa sử dụng (đất trống đồi núi trọc).
4.1.1.8. Tài nguyên khoáng sản
Là một huyện mới nên công tác thăm dò tài nguyên khoáng sản chưa nhiều, các tài nguyên chính của huyện chủ yếu là quặng sắt (Bộc Bố, Bằng Thành), vàng và sa khoáng (An Thắng, Bằng Thành) với trữ lượng không nhiều nên chưa được khảo sát và đánh giá kỹ. Chủ yếu khai thác nguyên vật liệu phục vụ xây dựng.
4.11.9. Tài nguyên nhân văn
Trên địa bàn huyện hiện có nhiều dân tộc khác nhau sinh sống, trong đó chủ yếu là dân tộc Tày 40%, Mông 28%, Dao 23,6%, Nùng 4,3% còn lại là dân tộc Kinh và một số dân tộc khác. Với những nét đặc trưng riêng biệt về tập quán sinh hoạt của mỗi cộng đồng dân tộc đã tạo nên sự đa dạng, phong phú về văn hoá truyền thống của huyện.
Về tôn giáo, trên địa bàn huyện có đạo phật, thiên chúa giáo... với nhiều lễ hội đặc sắc mang tính văn hoá cao.
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
4.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế
* Tăng trưởng kinh tế
Cơ cấu kinh tế đã bắt đầu có các bước chuyển dịch đáng khích lệ theo hướng phát triển nông lâm nghiệp du lịch. Sản lượng cây có hạt tăng mạnh mẽ, đến nay đã có thể đảm bảo mục tiêu an ninh lương thực. Mục tiêu thu ngân sách đạt vượt chỉ tiêu và trước thời hạn. Tỷ lệ các hộ đói nghèo giảm nhiều so với những năm trước (giảm 8,66% so với 2009). Chất lượng giáo dục được nâng lên một bước, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp các cấp đều đạt chỉ tiêu đề ra. Cho đến nay 10/10 xã đã có điện thoại, 10/10 xã đã có điện lưới quốc gia và đường ô tô đến tận trung tâm xã. Đời sống nhân dân được cải
thiện, lương thực bình quân trên đầu người đạt 540 kg/người/năm (năm 2009) tăng 113 kg so với năm 2005, tỷ lệ hộ dân được xem truyền hình đạt trên 80% số hộ và tỷ lệ số hộ dân được dùng điện lưới quốc gia là 65% số hộ. Tình hình an ninh chính trị ổn định, quốc phòng được củng cố vững chắc.
Một số khó khăn trong phát triển kinh tế:
Là một huyện mới thành lập, cơ sở hạ tầng còn nghèo nàn, trình độ dân trí thấp, đời sống của đại bộ phận nhân dân còn nghèo, điều kiện tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản, thông tin kinh tế, khoa học kỹ thuật còn hạn chế, điều này đã ảnh hưởng nhiều đến khả năng phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
Điều kiện cơ sở hạ tầng còn lạc hậu, điều kiện tiếp xúc với các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài còn hạn chế, dẫn đến quá trình phát triển công nghiệp, du lịch - thương mại và dịch vụ sẽ gặp nhiều khó khăn.
* Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế: chủ yếu là Nông - Lâm nghiệp - Nông nghiệp: 70%
- Công nghiệp: 15%. - Dịch vụ: 15%
Trong những năm qua, tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các ngành trên địa bàn huyện diễn ra theo chiều hướng tích cực. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo chiều hướng tốt là vấn đề then chốt, góp phần quan trọng trong việc đưa nền kinh tế của huyện phát triển, nâng cao đời sống nhân dân và giữ