Một số kinh nghiệm chủ yếu

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo chiến tranh du kích chống thực dân Pháp xâm lược (1946-1954 (Trang 107)

Một là, lãnh đạo phát triển chiến tranh du kích ở địa phương phải trên cơ sở quán triệt và vận dụng sáng tạo đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ và tự lực cánh sinh của Đảng.

Xuất phát từ quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về vai trò của quần chúng nhân dân trong đấu tranh cách mạng, đồng thời xuất phát từ tương quan so sánh lực lượng giữa ta với thực dân Pháp về quân sự, kinh tế, từ tính chất chính nghĩa của cuộc kháng chiến của cuộc kháng chiến của nhân dân ta, Đảng ta đã vạch ra đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ và tự lực cánh sinh. Đường lối kháng chiến này đã khắc phục được chỗ yếu và phát huy chỗ mạnh của ta, đồng thời kìm chế chỗ mạnh và khai thác chỗ yếu của địch.

Đảng bộ Vĩnh Phúc đã luôn quán triệt và vận dụng một cách sáng tạo đường lối của kháng chiến của Đảng vào thực tiễn kháng chiến ở địa phương và đó cũng là nguyên nhân cơ bản dẫn dắt cuộc kháng chiến của nhân dân Vĩnh Phúc đi đến thắng lợi cuối cùng.

Vĩnh Phúc trong kháng chiến chống thực dân Pháp có tới hơn hai phần 3 địa bàn trong vùng địch hậu. Vì vậy, nhiệm vụ trọng tâm của Đảng bộ cũng như các tổ chức cơ sở Đảng ở địa phương là lãnh đạo các lực lượng vũ trang địa phương đẩy mạnh cuộc chiến tranh du kích chống thực dân Pháp càn quét, bình định, cướp bóc vơ vét của cải, bắt lính…Trong lãnh đạo chiến tranh du kích, Đảng bộ luôn quán triệt đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, và tự lực cánh sinh trong mọi giai đoạn kháng chiến. Điều này được thể hiện rõ trong chủ trương xây dựng lực lượng vũ trang toàn dân, với mọi thứ vũ khí có được. Muốn xây dựng được lực lựơng vũ trang toàn dân thì cần phải giác ngộ được ý thức chính trị, tinh thần yêu nước căm thù giặc trong quảng đại nhân dân, tập hợp họ trong các đoàn thể chính trị quần chúng như Việt Minh, Liên Việt,…để từ đó hình thành nên những đội tự vệ vũ trang, dân quân du kích, với sự tham gia của

nhiều đối tượng từ thanh niên, phụ nữ, phụ lão, nhi đồng…Chiến tranh du kích muốn phát triển vững mạnh thì phải dựa trên nền tảng kinh tế vững chắc. Vì vậy, Đảng bộ Vĩnh Phúc luôn quan tâm chỉ đạo phát triển kinh tế, đồng thời đẩy mạnh đấu tranh kinh tế với địch, bảo vệ kinh tế của ta, đảm bảo đời sống nhân dân ở cả vùng tự do và vùng địch hậu cũng như đáp ứng nhu cầu lương thực cho các lực lượng vũ trang địa phương. Bên cạnh đó, các mặt khác như văn hoá, giáo dục, ytế…cũng được quan tâm chú ý. Điều này cũng không nằm ngoài mục tiêu đẩy mạnh kháng chiến đến thắng lợi.

Trong quá trình chỉ đạo chỉ đạo chiến tranh du kích, Đảng bộ Vĩnh Phúc cũng luôn luôn chú trọng tới công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho lực lượng vũ trang của tỉnh. Một trong những nội dung được Tỉnh uỷ thường xuyên quán triệt đó là luôn luôn giữ vững tư tưởng kháng chiến lâu dài, gian khổ và tự lực cánh sinh. Làm tốt điều này góp phần củng cố tư tưởng nhận thức cho mỗi cán bộ, đảng viên, bộ đội, dân quân, du kích phải kiên trì chiến đấu, bám đất, bám dân, vừa chiến đấu vừa tham gia sản xuất góp phần chủ động về hậu cần. Trong những năm đầu kháng chiến, tính chất tự lực cánh sinh còn thể hiện rất rõ trong việc chủ động sản xuất, trang bị vũ khí để đánh địch ngay tại địa phương.

Có thể nói, đường lối kháng chiến của Đảng là kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng bộ, nhân dân cũng như các lực lượng vũ trang của Vĩnh Phúc. Nhờ quán triệt đường lối kháng chiến của Đảng vào việc phát triển chiến tranh du kích ở địa phương nên mặc dù có những lúc thăng, trầm khác nhau nhưng kết quả cuối cùng đã kết thúc thắng lợi, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân cả nước.

Hai là, xây dựng lực lượng vũ trang địa phương phải phù hợp với đặc điểm chiến trường và giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa 3 cấp tỉnh, huyện, xã.

Lực lượng vũ trang nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc ra đời khá sớm. Đó là các đội tự vệ ở các làng xã và các chiến khu trong thời kỳ tiền khởi nghĩa. Sau khi giành

được chính quyền, các Đảng bộ đều chú ý xây dựng, củng cố để làm “công cụ chuyên chính” của chính quyền. Vì thế, đến cuối năm 1945, trung bình mỗi xã đã có một trung đội dân quân tự vệ. Đầu năm 1946, mỗi tỉnh thành lập một đại đội cảnh vệ làm nhiệm vụ bảo vệ các cơ quan tỉnh. Đây là những đơn vị vũ trang tập trung đầu tiên của mỗi tỉnh.

Trong những năm đầu kháng chiến, căn cứ vào tình hình chiến trường trong tỉnh, các Đảng bộ ở Vĩnh Phúc đã đề ra chủ trương xây dựng lực lượng vũ trang phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của địa phương. Đầu năm 1947, hai tỉnh đều gấp rút chấn chỉnh dân quân, phát triển du kích và xây dựng lực lượng vũ trang tập trung. Là địa bàn chiến lược trong vùng trung du, cầu nối giữa Hà Nội với chiến khu Việt Bắc. Vì vậy, vấn đề xây dựng lực lượng đánh địch ngay tại các thôn xóm, bản làng là yêu cầu hết sức bức thiết.

Qua 3 năm phấn đấu xây dựng, lực lượng du kích của hai tỉnh đã có hàng ngàn chiến sĩ. Trong đó có cả các cụ phụ lão, phụ nữ và các em thiếu nhi tham gia, làm cho tổ chức du kích mang đậm tính nhân dân. Dó yêu cầu nhiệm vụ, mỗi tỉnh đều xây dựng các trung đội tập trung đầu tiên ở cấp huyện và đại đội, tiểu đoàn ở cấp tỉnh trên cơ sở tuyển chọn du kích ở các làng, xã. Đại đội Hoàng Văn Thụ, Lý Chính Thắng, Lê Lợi, Lê Xoay, Trần Quốc Tuấn…ra đời vào năm 1947 và 1948 chính là tiền thân của bộ đội địa phương tỉnh, huyện sau này.

Từ cuối 1949 trở đi, hình thái chiến trường trong tỉnh có những thay đổi quan trọng. Địch đánh chiếm phần lớn hai tỉnh Vĩnh Yên, Phúc Yên. Vì vậy, nhiệm vụ chống địch càn quét, đánh chiếm và bình định trở nên hết sức nặng nề. Để phù hợp với tình hình chiến trường, theo chủ trương của Trung ương, hai tỉnh đều triển khai xây dựng bộ đội địa phương cấp tỉnh, huyện làm lực lượng cơ động chiến đấu trên các địa bàn.

Từ tháng 8/1949, trên cơ sở 7 đại đội du kích tập trung đồng thời tuyển thêm chiến sĩ mới, tỉnh Vĩnh Yên đã xây dựng một tiểu đoàn, 1 đại đội dự bị của tỉnh và 5 đại đội địa phương cấp huyện.

ở Phúc Yên thành lập 3 đại đội của tỉnh: đại đội Trần Quốc Tuấn, Quang Trung và đại đội địa lôi.

Từ đầu năm 1950 trở đi, chiến trường Vĩnh Phúc trở nên ác liệt, vì vậy Tỉnh uỷ quyết định thành lập tiểu đoàn chủ lực tỉnh, kiện toàn bộ đội huyện, gấp rút củng cố dân quân du kích xã.

Như vậy, về tư tưởng chỉ đạo, cấp uỷ quan niệm rằng chỉ có thể phát triển các hình thức tác chiến của chiến tranh nhân dân trên cơ sở xây dựng lực lung vũ trang ở cả 3 cấp. Tư tưởng đó xuyên suốt quá trình chỉ đạo đấu tranh vũ trang của cấp uỷ. Do đó quân dân Vĩnh Phúc đã giành được thắng lợi giòn giã trên mặt trận quân sự.

Việc xây dựng lực lượng vũ trang ở 3 cấp cần đặc biệt quan tâm giải quyết đúng đắn mối quan hệ về tổ chức, chỉ huy và tác chiến. Thực tế đã cho thấy khi nào và nơi nào tiến hành đồng bộ việc xây dựng lực lượng ở 3 cấp thì khi đó và nơi đó đẩy mạnh được chiến tranh du kích phát triển cả bề rộng và chiều sâu. Bên cạnh xây dựng về tổ chức, các Đảng bộ rất quan tâm về xây dựng chất lượng chính trị của lực lượng vũ trang địa phương. Đảng bộ yêu cầu các đảng viên phải gương mẫu tham gia dân quân du kích để làmg hạt nhân lãnh đạo. Từ năm 1952, hệ thống Đảng trong lực lượng vũ trang được xây dựng hoàn chỉnh, các đồng chí cấp uỷ viên đều tham gia ban chỉ huy các cấp làm cho chất lượng bộ đội tỉnh, huyện, dân quân du kích xã ngày một nâng lên. Hàng năm lực lượng vũ trang của tỉnh, huyện, xã còn được huấn luyện về quân sự và chính trị để không ngừng nâng cao sức mạnh chiến đấu, đáp ứng nhiệm vụ, nhất là ở vùng địch tạm chiếm.

Việc xây dựng thành công lực lượng vũ trang 3 cấp ở Vĩnh Phúc đã có tác dụng thiết thực trong chiến đấu hiệp đồng với bộ đội chủ lực của Bộ và Liên khu về tác chiến trên địa bàn tỉnh. Trong những ngày chiến đấu trong địch hậu hoặc những trận chống càn quy mô lớn của địch ra vùng tự do, bộ đội chủ lực, bộ đội tỉnh, huyện, cùng dân quân du kích xã được sự chỉ huy thống nhất của các Ban chỉ huy mặt trận (gồm đại diện Tỉnh uỷ, ban chỉ huy các đơn vị chủ lực và Tỉnh đội), đã hiệp đồng chiến đấu tốt đạt hiệu quả cao.

Ba là, các hình thức đấu tranh vũ trang, đấu tranh chính trị, đấu tranh kinh tế và địch nguỵ vận phải phù hợp với tình hình cụ thể địa phương, tình hình địch ta, từng lúc từng nơi, đồng thời có sự phối hợp hài hoà giữa các hình thức đấu tranh.

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, hầu hết tỉnh Vĩnh Phúc bị địch chiếm. Để chống ách kìm kẹp và những trận càn quét cướp phá khốc liệt của kẻ thù, Đảng bộ Vĩnh Phúc đề ra nhiều chủ trương lãnh đạo nhân dân đấu tranh thích hợp với từng thời điểm, từng vùng, miền khác nhau để giành thắng lợi từng bước, từng bộ phận tiến tới giành thắng lợi hoàn toàn.

Trưng thời điểm cuối năm 1949 đến cuối năm 1951, Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc lãnh đạo nhân dân đấu tranh kinh tế và đấu tranh chính trị là chủ yếu, có kết hợp đấu tranh vũ trang ở mức độ nhất định để xây dựng cơ sở chuẩn bị cho đấu tranh vũ trang quyết liệt vào những giai đoạn sau. Khi chiến dịch Hoà Bình mở, chớp thời cơ địch bị dàn mỏng, lực lượng vũ trang Vĩnh Phúc được lệnh mở đợt tấn công quân sự mãnh liệt vào địch hậu để mở các khu du kích. Sau khi các khu du kích được mở, cuộc đấu tranh kinh tế và chính trị của nhân dân kết hợp với tác chiến của bộ đội, dân quân du kích đã đưa phong trào chiến tranh du kích phát triển thành cao trào. Vì vậy, từ thu đông năm 1952 trở đi, sự nghiệp kháng chiến của nhân dân trong tỉnh đã bước sang giai đoạn mới, kết thúc thời kỳ bị địch khống chế hoàn toàn vùng tạm chiếm. Nhưng kẻ địch lại phản công điên cuồng

nhằm chiếm lại những nơi đã mất, do đó Tỉnh uỷ lại chuyển hướng đấu tranh, lấy đấu tranh chính trị, đấu tranh kinh tế là nhiệm vụ chủ yếu để bảo vệ nhân dân, bảo vệ sản xuất, giữ vững cơ sở. Chính do chuyển hướng kịp thời và kết hợp hài hoà các hình thức đấu tranh, đến mùa hè năm 1952, các khu du kích ở vùng địch hậu lại được phục hồi và đứng vững cho đến ngày toàn thắng.

Cuộc đấu tranh chính trị, đấu tranh kinh tế của nhân dân địch hậu Vĩnh Phúc diễn ra hết sức sôi động với nhiều hình thức phong phú và giành thắng lợi trên nhiều mặt. Từ đấu tranh chống lập tề, chống bắt lính, chống thuế, đòi bảo vệ đê, kè, cống đến các cuộc đấu tranh địch nguỵ vận làm ta rã hàng ngũ địch…kết hợp với hoạt động đấu tranh vũ trang của bộ đội và dân quân du kích đã trở thành sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân đánh bại nhiều âm mưu thủ đoạn của kẻ thù.

Bốn là, Sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng bộ mà trực tiếp là các cấp uỷ Đảng ở từng địa phương, cơ sở là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cuộc chiến tranh du kích ở địa phương.

Đây là vấn đề vừa có tính lý luận lại vừa có tính thực tiễn sâu sắc. trong mỗi giai đoạn của cách mạng, căn cứ vào chủ trương đường lối của Đảng, Đảng bộ Vĩnh Phúc đã cụ thể hoá thành những nhiệm vụ phù hợp với hoàn cảnh của địa phương. ở địa bàn vừa có vùng tự do, vừa có địch tạm chiếm, Đảng bộ đều hướng trọng tâm công tác của mình vào việc lãnh đạo nhân dân chiến đấu quét sạch kẻ thù ra khỏi quê hương. Để hoàn thành nhiệm vụ đó, Đảng bộ luôn luôn coi trọng công tác xây dựng Đảng cả về 3 mặt: chính trị, tư tưởng và tổ chức. Thông qua các cuộc vận động xây dựng Đảng và qua thực tiễn, Đảng bộ đã trưởng thành nhanh chóng. Sự trưởng thành rõ nét nhất là khả năng vận dụng sáng tạo đường lối kháng chiến của Đảng, đề ra nhiều chủ trương nhiệm vụ thích hợp lãnh đạo nhân dân vượt qua mọi gian khổ hy sinh, vừa đánh giặc vừa

xây dựng lực lượng, xây dựng phong trào từ nhỏ đến lớn, từ yếu đến mạnh, đưa sự nghiệp kháng chiến vững bước tiến lên.

Trong vùng tạm chiếm, Đảng bộ đã phát động phong trào chiến tranh du kích rộng khắp, lôi cuốn được toàn dân tham gia. Do đó, từ chỗ ta bị địch o ép, kiềm chế đã từng bước tạo lập được chỗ đứng chân tại chỗ, xây dựng các khu du kích ngày càng rộng làm điểm tựa để đánh địch cả về quân sự, chính trị, kinh tế, văn hoá…

Trong khi đó ở vùng tự do, các Đảng bộ lãnh đạo nhân dân ra sức khắc phục khó khăn xây dựng hậu phương vững mạnh toàn diện làm hậu thuẫn vững chắc cho vùng sau lưng địch đánh giặc, đồng thời đóng góp sức người, sức của cho kháng chiến.

Sự lãnh đạo của Đảng bộ còn thể hiện ở vai trò tổ chức thực hiện của các cấp uỷ và tổ chức Đảng ở các địa phương, cơ sở trong toàn tỉnh. Tuỳ theo từng địa bàn, các cấp uỷ Đảng đã đề ra nhiệm vụ sát hợp với địa phương mình, tổ chức và lãnh đạo nhân dân đấu tranh. Trong những năm tháng gian khổ, các cấp uỷ Đảng vùng địch hậu đã khẳng định được vai trò lãnh đạo và là hạt nhân đoàn kết toàn dân để đánh thắng kẻ thù. Có nhiều địa phương bị địch phong toả tứ bề, mất liên lạc với cấp trên nhưng tổ chức Đảng nơi đây đã kiên trì bám trụ, giữ vững tinh thần nhân dân, tiếp tục chiến đấu đánh địch giành thắng lợi. Thực tế cho thấy, dù cho hoàn cảnh khó khăn đến mấy nhưng còn chi bộ, tổ chức Đảng và đảng viên, nhân dân vẫn còn lòng tin thì cuộc chiến tranh du kích vẫn được duy trì.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kết luận

1. Quá trình lãnh đạo chiến tranh du kích của Đảng bộ Vĩnh Phúc về cơ bản có hai giai đoạn. Trong những năm 1946 - 1949, mặc dù cuộc kháng chiến toàn quốc đã bùng nổ nhưng trên địa bàn Vĩnh Phúc về cơ bản vẫn được tự do, chỉ có một vài cuộc càn quét lẻ ở các huyện phía nam của tỉnh. Xác định địa bàn trung du có vai trò hết sức quan trong trong cuộc kháng chiến vì nó là cầu nối giữa đồng bằng Bắc bộ với căn cứ địa Việt Bắc, thực hiện chủ trương của Trung ương, Đảng bộ Vĩnh Yên, Phúc Yên đã lãnh đạo nhân dân tích cực xây dựng lực lượng về mọi mặt chuẩn bị cho việc tổ chức chiến tranh du kích khi thực dân Pháp mở rộng phạm vi chiếm đóng. Đồng thời, trong thời gian này, Đảng bộ hai tỉnh còn lãnh đạo các lực lượng vũ trang tiến hành chiến tranh du kích chống lại các cuộc càn quét vào khu vực phía nam của tỉnh Phúc Yên. Tiếp sau đó là các cuộc chiến đấu nhằm cản bước tiến quân của thực dân Pháp lên căn cứ Việt Bắc (thu đông 1947). Sau thất bại ở Việt Bắc, thực dân Pháp rút quân qua Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo chiến tranh du kích chống thực dân Pháp xâm lược (1946-1954 (Trang 107)