3.1 Phương hướng phát triển trong thời gian tới
3.1.1 Định hướng phát triển:
Tập đoàn khách sạn Mường Thanh nói chung và khách sạn Mường Thanh Hà Nội nói riêng luôn thúc đẩy việc tạo giá trị thương hiệu cho Mường Thanh trở thành tập đoàn Việt Nam đi tiên phong trong lĩnh vực du lịch khách sạn. Xây dựng một tổ chức vững mạnh với nguồn nhân lực trình độ chuyên môn cao đáp ứng các tiêu chuẩn của quốc đế đặt ra, phát triển hệ thống quản lý nguồn nhân lực chuyên nghiệp và chính sách đãi ngộ công bằng cho sự đóng góp của cá nhân vào hoạt động sản xuất kinh doanh khách sạn. Khách sạn Mường Thanh Hà Nội sẽ xây dựng phát triển mối quan hệ tốt đẹp hợp tác chiến lược với các nhà cung cấp, các công ty du lịch, các khách sạn khác trên cơ sở đôi bên cùng có lợi, hợp tác cùng phát triển chung. Tuy là doanh nghiệp tư nhân kinh doanh vì muc đích lợi nhuận nhưng khách sạn Mường Thanh cũng hiểu rõ vai trò của mình với xã hội, tham gia tích cực và thành công vào quá trình đổi mới, phát triển và hội nhập của đất nước, tạo ra những sản phẩm thân thiện, bảo vệ môi trường xung quanh, hướng đến vẻ đẹp hoàn mỹ, hài hòa với cộng đồng, góp phần đẩy mạnh kinh tế địa phương
3.1.2. Mục tiêu cụ thể thời gian tới:
Từ khi thành lập năm 2009 đến nay, chủ đầu tư cùng ban lãnh đạo khách sạn luôn muốn đưa thương hiệu Mường Thanh trở thành thương hiệu hàng đầu trong nước về kinh doanh lĩnh vực khách sạn- du lịch. Với những thay đổi kinh tế & chuyển dịch cơ cấu đất nước theo hướng nâng cao tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ của Việt Nam sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước , và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng ra tăng do đó Khách sạn Mường Thanh Hà Nội chú trọng nâng cao khả năng cạnh tranh bằng việc nâng cao chất lượng dịch vụ đáp ứng các tiêu chuẩn trong nước cũng như quốc tế. Hoàn thiện cơ sở hạ tầng, mua sắm các trang thiết bị tiêu chuẩn mới, đầu tư đào tạo & phát triển nguồn nhân lực ngày một chuyên nghiệp, có chất lượng. Cũng trong thời gian tới Mường Thanh sẽ đẩy mạnh việc tăng thị phần trong nước và xâm nhập thị trường nước ngoài, đáp ứng khách hàng từ nhiều nước thế giới, đặp biệt là thị trường khách châu Á như Nhật
Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan,…..Từ mũi nhọn kinh doanh là dịch vụ lưu trú khách sạn cũng hoàn thiện các chức năng dịch vụ đi kèm khách sạn như: Nhà hàng, massage, câu lạc bộ thể thao, bán lẻ,… Duy trì và thúc đẩy thương hiệu Mường Thanh ngày một lớn mạnh với chất lượng nguồn nhân lực cao.
3.2 Quan điểm của lãnh đạo
Từ khi thành lập đến khi trở thành một thương hiệu được nhiều người biết đến trên thị trường kinh doanh du lịch khách sạn Mường Thanh Hà Nội và ban lãnh đạo khách sạn luôn cố gắng hết sức để từng bước thực hiện các mục tiêu đề ra. Để hoàn thành những mục tiêu mang tầm quốc tế thì việc hoàn thiện bộ máy tổ chức là vấn đề đáng lưu tâm hàng đầu, Vấn đề quản lý nguồn nhân lực là vấn đề phức tạp với nhiều tiêu chí được đặt ra, cần phải chuyên nghiệp hóa các công tác quản lý nguồn nhân lực này. Đánh giá thực hiện công việc của nhân viên là một trong những công tác quan trọng hàng đầu của quản trị nhân lực nó chi phối và ảnh hưởng đến các hoạt động quản trị nhân lực khác. Lãnh đạo khách sạn Mường Thanh luôn coi trọng công tác đánh giá thực hiện công việc và coi đây là công tác thể hiện sự công bằng trong tổ chức, cũng như tính toán để từ đó tăng năng xuất lao động, đưa ra các chính sách đào tạo phát triển nhân lực hợp lý hoàn thiện tổ chức. Chính vì vậy đánh giá thực hiện công việc luôn được cải thiện quy trình quan tâm đúng mực
3.3 Các giải pháp hoàn thiện công tác thực hiện công việc tại khách sạn MườngThanh trong thời gian tới Thanh trong thời gian tới
3.3.1 Chỉ tiêu đánh giá
Như được phản ánh trong phần thực trạng đã được nghiên cứu tại khách sạn Mường Thanh Hà Nội, phiếu đánh giá thực hiện công việc gồm hai phần phần đầu là “đánh giá thực hiện công việc được giao” với 3 tiêu chí phần hai là “đánh giá về thái độ và kỹ năng mềm” với 14 tiêu chí trong đó có 1 tiêu chí có thể có hoặc có thể không tính vào tổng chung. Được đánh giá là khá đầy đủ và chỉ tiết cùng trọng số 0.7&0.3 hợp lý tuy nhiên một số tiêu chí trong phiếu đánh giá không phù hợp và có những ý kiến không đồng tình của nhân viên khi đánh giá một cách chung chung không phù hợp với công việc thực tế họ được giao. Lấy ý kiến hoặc thực hiện một cuộc khảo sát quy mô về vấn đề này. Đánh giá thực hiện công việc dựa trên sự phân tich công việc.
Bảng 3.1 bảng tiêu chí đề xuất mới cho bộ phận lao động trực tiếp. STT No. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ/ Key competencies XS/ E T / G K/ A CC G DN YK DN 1
Tiêu chuẩn dịch vụ chung/ Generic service standards
Tuân thủ Tiêu chuẩn dịch vụ chung
Follows The Generic Service Standards
2
Tiêu chuẩn dịch vụ khác có liên quan (Khách sạn và bộ phận)/ Other concerned service standards
Tuân thủ các tiêu chuẩn dịch vụ khác có liên quan
Follows other concerned Service Standards
3
Học và phát triển/ Learning & development
Cam kết học để phát triển và vận dụng những kiến thức đã học vào công việc
Commits to learn for career development & uses the learning in work
4
Chủ động và sáng tạo/ Proactive and initiative
Có thể làm việc chủ động và sáng tạo
Ability to take appropriate action on own initiative and proactive
5
Tinh thần trách nhiệm/ Responsibility
Sẵn sàng nhận và mở rộng phạm vi trách nhiệm ; nhiệt tình
Willingness to accept and expand responsibility; enthusiasm
6
Sự tin cậy/ Dependability
Làm theo chỉ dẫn, có đánh giá đúng. Đáng tin cậy
Follows instructions, exercises good judgement. Reliability and trustworthiness
7
Phép lịch sự/ Courtesy
Thân thiện, lịch sự, tôn trọng khách và đồng nghiệp
Friendliness, politeness, respect for guests and colleagues
8
Gọn gàng/ Personal tidiness
Diện mạo, vệ sinh cá nhân và sự sạch sẽ
Grooming, personal hygiene and cleanliness
9
Quan hệ/ Relationships
Khả năng cùng làm việc với người khác. Hợp tác và quan tâm đến đồng đội
Ability to work with others. Cooperativeness, concern for the team
10
Đúng giờ/ Attendance and punctuality
Đến làm việc/ đi họp/ đi học đúng giờ và có mặt khi được yêu cầu.
Đi làm đều
Reporting to work/ meeting/ training on time and available when required. Regularity in attendance
11
Bảo vệ tài sản khách sạn/ Concern for hotel property
Sử dụng các thiết bị và nguyên vật liệu trong khách sạn một cách hợp lý, giảm thiểu lãng phí và hư hỏng
Proper use of Hotel Equipment and materials, minimises wastage and damage