Đưa ra các thông tin phản hồi tại khách sạn Mường Thanh thường là được đưa ra tại các cuộc họp giao ban, mà không có một cuộc họp chính thức nào. Việc đưa ra kết quả đánh giá là các đánh giá chung chung của từng bộ phận. Người được đánh giá đã nắm bắt thông tin cùa mình khi được trưởng bộ phận đánh giá nhưng lại không nắm rõ được vì sao mình lại có kết quả đánh giá như thế.Đây là điều đáng lưu tâm với ban giám đốc vì có thể nhân viên chưa quan tâm đúng mức đến kết quả đánh giá này nhưng ban giá đốc và các trưởng bộ phận có thể dựa vào đây để đưa ra các mặt làm được và chưa làm được của nhân viên từ đó đưa ra các giải pháp thích hợp giúp nhân viên có thể hoàn thiện mình. Kết quả đánh giá cũng chiếm phần lớn trên 80% vào loại “khá” là chưa phân loại được hết nhân viên, cần phải có các mức phân loại nhỏ hơn.
Bảng 2.20 Kết quả khảo sát đánh giá của nhân viên về tính minh bạch trong kết quả của phiếu đánh giá thực hiện công việc
STT Mức độ công bằng Số người % 1 Rất minh bạch 5 10% 2 Minh bạch 11 22% 3 Bình thường 29 58% 4 Không minh bạch 5 10% 5 Rất không minh bạch 0 0%
Nguồn: Kết quả khảo sát
Trong các thời gian đánh giá người lao động, người đánh giá có trao đổi với người được đánh giá, đưa ra các nhận xét và có ký nhận. Sau khi gửi lên phòng nhân sự các kết quả đánh giá được công bố, chính vì vậy người lao động đánh giá chủ yếu tính minh bạch là “Bình thường” với 58% “minh bạch” là 22% và ‘không minh bạch” chỉ chiếm “10%
Cần thiết phải có một cuộc họp riêng tạo điều kiện cho người lao động có thể đưa ra ý kiến của mình về kết quả đánh giá, thông báo công khai các kết quả đánh giá với toàn bộ nhân viên trong khách sạn, để các nhân viên có thể so sánh kết quả thực hiện công việc của mình với các đồng nghiệp khác. Có sự so sánh giữa các phòng ban để thấy công việc của họ có ảnh hưởng đến kết quả đánh giá hay không, như vậy mọi nhân viên sẽ thấy được sự minh bạch từ phía ban lãnh đạo khách sạn, và cũng đưa ra nhận xét về việc đánh giá có thực sự công bằng hay không.