- Chuyển tiền đến:
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân.
2.3.2.1 Hạn chế
- Nguồn vốn ngoại tệ: Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Chi nhánh còn gặp nhiều khó khăn. Nguồn vốn ngoại tệ chưa đáp ứng được nhu cầu mua ngoại tệ thanh toán của các đơn vị nhập khẩu làm giảm khả năng cạnh tranh của Chi nhánh. Do đó một số tổ chức kinh tế quan hệ với Ngân hàng đã mở rộng quan hệ giao dịch của mình với Ngân hàng khác trên địa bàn.
- Công nghệ thông tin: Chi nhánh chưa có được hệ thống cung cấp thông tin và đánh giá khách hàng đầy đủ, kịp thời. Vì vậy, công tác thẩm định đánh giá uy tín của khách hàng để quyết định giảm hay miễn kí quỹ hay khi phát hành L/C trả chậm sẽ mất thời gian hơn.
- Phương pháp tổ chức thực hiện công việc trong phòng chưa đảm bảo phát huy tối đa hiệu quả. Các nhân viên làm việc đơn lẻ theo sự phân công nên không phát huy đựơc khả năng sáng tạo cũng như không phát huy được sức mạnh tập thể.
- Hoạt động nghiệp vụ: Tổng giá trị L/C hàng nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số giao dịch hoạt động TTQT và tập trung chủ yếu vào mở và thanh toán bằng đồng USD. Nó đặt Chi nhánh vào tình trạng luôn có nhu cầu cao về ngoại tệ để thực hiện thanh toán L/C nhập khẩu trong khi hoạt động kinh doanh ngoại tệ còn gặp nhiều khó khăn, gây trở ngại trong công tác giữ vững và mở rộng thị phần của Chi nhánh. Hoạt động tài trợ nhập khẩu của Chi nhánh chưa phát triển theo đúng nghĩa, mới chỉ dừng lại ở việc cho vay đối với người nhập khẩu. Các dịch vụ kinh doanh ngoại tệ: Forward, Option, Swap, Future để phòng ngừa rủi ro về tỷ giá vẫn chưa phát triển mạnh để đáp ứng nhu cầu khách hàng.
khẩu, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ. Các DN mở L/C qua Chi nhánh với số lượng lớn nhưng hầu hết tập trung ở các khách hàng truyền thống nên danh mục khách hàng chưa nhiều.