Thanh toán biên mậu.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển nghiệp vụ thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT chi nhánh Tràng An (Trang 37 - 40)

- Chuyển tiền đến:

2.2.2.4 Thanh toán biên mậu.

Thanh toán biên mậu hay thanh tán qua biên giới trong nghiệp vụ Thanh toán quốc tế của ngân hàng là nghiệp vụ hỗ trợ khách hàng là các doanh nghiệp và cá nhân trong thanh toán hàng hóa xuất nhập khẩu với đối tác nước

ngoài đồng thời góp phần đảm bảo an ninh tiền tệ ở khu vực vùng biên. Đồng thời thúc đẩy kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và các nước láng giềng Lào, Trung Quốc, Campuchia.

Bảng 2.4 Doanh số thanh toán biên mậu cho thanh toán hàng nhập khẩu và thanh toán hàng xuất khẩu tại NHNo&PTNT chi nhánh Tràng An

Đơn vị: USD

Năm

Thanh toán biên mậu Thanh toán hàng

nhập khẩu

Thanh toán hàng xuất khẩu

2010 2,988,000 1,489,653 2011 2,617,000 1,053,854 2012 2,513,057 1,147,652 Dự kiến 2013 3,015,668 1,522,968

(Báo cáo hoạt động TTQT và KDNT tại tại NHNo&PTNT Tràng An)

Thanh toán mậu biên ngày càng phát triển thành 1 nghiệp vụ quan trọng của TTQT vì sự phát triển thương mại ở khu vực biên giới ngày càng được đầu tư và phát triển. Doanh số của cả thanh toán hàng nhập khẩu và thanh toán hàng xuất khẩu tương đối ổn định qua các năm, không chịu quá nhiều ảnh hưởng của suy thoái kinh tế. Trong 2 năm gần đây năm 2011 và năm 2012 doanh thu thanh toán hàng xuất khẩu mậu biên có xu hướng giảm nhưng ko nhiều lắm và với những chương trình cũng như chính sách mới ngân hàng

hy vọng có thể thúc đẩy thanh toán mậu biên giữa Việt Nam và các nước láng giềng và đem lại khoản thu cao hơn cho ngân hàng. Năm 2011 doanh thu thanh toán hàng xuất khẩu gảm khoảng 30% so với năm 2010. Năm 2012 có sự khởi sắc hơn nhưng doanh số tăng không nhiều so với năm 2011. Dự kiến năm 2013 sẽ là sự trở lại mạnh mẽ và doanh số được kỳ vọng sẽ tăng khoảng 33%, góp phần thúc đẩy kinh tế khu vực biên giới cũng như tăng lợi nhuận cho ngân hàng.

2.2.2.5 Kiều hối

Về cơ bản, kiều hối là tiền của người Việt lao động tại nước ngoài gửi về Việt Nam. Cụ thể hơn theo định nghĩa của IMF thì có thể chia kiều hối làm 3 loại sau:

(i) Tiền do người Việt Nam xuất khẩu lao động gửi về gia đình, họ hàng trong nước

(ii) Khoản tiền bồi thường cho người lao động hoặc lương thưởng dưới dạng tiền hoặc tương đương trả cho cá nhân làm việc ở nước ngoài

(iii) Tiền do Việt Kiều sinh sống tại các quốc gia họ tị nạn gửi về.

Bảng 2.5 Doanh số kiều hối tại NHNo&PTNT chi nhánh Tràng An

Đơn vị: USD

Năm 2010 2011 2012

Dự kiến 2013

Kiều hối 752,986 700,826 1,748,726 2,098,471

(Báo cáo hoạt động TTQT và KDNT tại tại NHNo&PTNT Tràng An)

Kiều hối gửi về nước liên tục tăng qua các năm gần đây. Với 10 tỷ USD kiều hối gửi về nước vào năm 2012 Việt Nam đứng thứ 9 trên thế giới về thu hút kiều hút. Trên đà phát triển đó NHNo&PTNT chi nhánh Tràng An cũng có những bước tiến đang kể về doanh số kiều hối. Năm 2012 tăng 150% so

cao lắm nhưng dự kiến năm 2013 tốc độ phát triển vượt bậc của năm 2012 sẽ tiếp tục được duy trì. Dự kiến năm 2013 tăng 20% so với năm 2012. Tăng so với năm 2011 và 2010 lần lượt là 200% và 179%. Sự tăng trưởng đáng khích lệ đó giúp ngân hàng tăng đáng kể về doanh số kinh doanh cũng như cung cấp 1 lượng ngoại tệ tương đối lớn cho ngân hàng và cho thấy sự phát triển của ngân hàng không chỉ trong nước mà còn cả ở nước ngoài. Uy tín của ngân hàng ngày càng tạo được sự tin tưởng của khách hàng trong và ngoài nước, ngân hàng cần quảng bá để tăng thêm hình ảnh và uy tín của mình thu hút thêm thật nhiều khách hàng.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển nghiệp vụ thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT chi nhánh Tràng An (Trang 37 - 40)

w