Nâng cao công tác quản lí và sử dụng vốn

Một phần của tài liệu Tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam-chi nhánh Phú Thọ (Trang 78)

c- Tâm lý sợ mất tiền, sợ tiền mất giá do lạm phát cao

3.2.3.Nâng cao công tác quản lí và sử dụng vốn

Huy động vốn, sử dụng vốn là hai vấn đề có mối quan hệ khá mật thiết với nhau, khối lượng vốn huy độngphù hợp với cơ cấu sử dụng vốn, ngược lại hoạt động sử dụng vốn phải hiệu quả để bù lại những chi phí huy động vốn đã bỏ ra, thu được lợi nhuận cho ngân hàng.

Mục đích của công tác huy động vốn là huy động được nhiều tiền gửi càng tốt, nhưng mục đích cuối cùng là cho vay, đầu tư. Do vây, ngân hàng cần phải đẩy mạnh hoạt động tín dụng hơn nữa, qua đó tạo nên mối quan hệ hai chiều giữa ngân hàng và các doanh nghiệp, ngân hàng tạo điều kiện về vốn cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, khi các doanh nghiệp có những khoản thu thì đó chính là nguồn vốn huy động của ngân hàng. doanh nghiệp hay các tổ chức kinh tế là một nguồn có tiềm năng lớn , ngân hàng cần phải khai thác nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn. Do vậy không chỉ tiến hành nghiên cứu thị trường mà ngân hàng còn phải xem xét, nghiên cứu khả năng sử dụng vốn của chính mình từ đó huy động vốn cho hợp lý: về thời gian, cơ cấu, khối lượng tránh trường hợp nguồn vốn bị dư thừa hay thiếu hụt, tránh lãng phí vốn, ngân hàng cần có chiến lược sử dụng vốn hợp lý, từ đó ngân hàng tiến hành phân bổ nguồn huy động vốn, hiệu quả sử dụng vốn càng cao thì hiệu quả huy động vốn

càng tăưng lên. Bản chất hoạt động của ngân hàng là “đi vay để cho vay”, huy động vốn va sử dụng vốn luôn đi liền và bổ sung hỗ trợ cho nhau, là đầu vào và đầu ra của hoạt động kinh doanh ngân hàng. Vì vậy, quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả chính là một giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam-chi nhánh Phú Thọ (Trang 78)