Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác huy động vốn của ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam-chi nhánh Phú Thọ (Trang 29)

d- Vốn của ngân hàng quyết định năng lực cạnh tranh

1.2.4- Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác huy động vốn của ngân hàng thương mại

hàng thương mại

1.2.4.1- Các nhân tố khách quan

Nhân tố khách quan là các nhân tố ảnh hưởng đến từ bên ngoài mà ngân hàng không thể nào tránh khỏi, gây rủi ro cho ngân hàng theo các mức độ khác nhau tùy thuộc vào khả năng phân tích, đánh giá và dự báo của mỗi ngân hàng.

1.2.4.1.1. Pháp luật, chính sách của Nhà nước

luật. Các hoạt động của ngân hàng đều được quy định cụ thể bởi các văn bản pháp quy được ban hành bởi Quốc hội như Luật các tổ chức tín dụng, Luật ngân hàng nhà nước… hay bởi các thông tư, chỉ thị… từ Ngân hàng Nhà nước. Công tác huy động vốn cũng không ngoại lệ. Các chính sách của Nhà nước có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động này. Đặc biệt là chính sách tiền tệ. Chẳng hạn, lạm phát tăng thực hiện tăng lãi suất nhằm huy động vốn như vậy ngân hàng sẽ huy động vốn dễ dàng hơn. Nhưng khi khuyến khích đầu tư và phát triển thì lượng vốn huy động sẽ khó khăn hơn.

Các quy định của pháp luật đòi hỏi các ngân hàng thương mại luôn phải tuân thủ. Pháp luật quy định số tiền huy động của ngân hàng không được lớn hơn 20 lần vốn chủ sở hữu. Hay thông qua tỷ lệ dự trữ bắt buộc chính phủ điều chỉnh việc cung ứng tiền cho nền kinh tế. Việc điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc hay lãi suất tái chiết khấu là tuỳ theo định hướng phát triển của từng thời kỳ. Các chính sách đầu tư, ưu đãi, ưu tiên phát triển mũi nhọn… khiến cho lãi suất cho vay giảm đi, chi phí huy động tăng lên do nguồn vốn nhàn giỗi giảm xuống, tác động sâu sắc đến huy động vốn của ngân hàng. Hay như việc quy định trần lãi suất huy động cũng ảnh hưởng đến tâm lý khách hàng khiến lượng vốn huy động có khả năng giảm xuống. Tựu chung lại, bất cứ ngân hàng thương mại nào khi lập kế hoạch, đặt ra các chính sách huy động vốn đều phải xem xét các quy định của luật pháp.

1.2.4.1.2.Tình hình chính trị - kinh tế - xã hội

Ngân hàng thương mại hiện diện với tư cách là một chủ thể trong nền kinh tế, tiến hành các hoạt động, trong đó có hoạt động huy động vốn, đều phải chịu tác động từ môi trường chính trị - kinh tế - xã hội xung quanh.

Môi trường chính trị ổn định của Việt Nam là một điều kiện tốt cho phát triển kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng.

Sự phát triển của nền kinh tế thế giới nói chung cũng như của một quốc gia nói riêng cũng có ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Như trong giai đoạn 2008-2010, do ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế Mỹ mà nguyên nhân xuất phát chính từ hệ thống ngân hàng, hoạt động của các ngân hàng Việt Nam cũng có những khó khăn nhất định. Hay đối với kinh tế trong nước, khi kinh tế tăng trưởng cao, ổn định trong một thời gian dài tạo điều kiện để đời sống người dân được nâng cao. Dân cư có thu nhập cao có khả năng tích lũy nhiều hơn. Dù tỷ lệ chi tiêu trên tổng thu nhập của họ có thể tăng nhưng số tuyệt đối của phần dành cho tiết kiệm vẫn lớn lên. Đó là cơ sở để ngân hàng thương mại huy động được nhiều vốn hơn. Trái lại, nền kinh tế trì trệ khiến đời sống người dân khó khăn thì lượng vốn huy động của Ngân hàng cũng bị thu hẹp.

Sự phát triển kinh tế còn ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn của ngân hàng thương mại theo một con đường khác. Trong một nền kinh tế phát triển, nhu cầu của người dân và doanh nghiệp đối với các dịch vụ do ngân hàng cung cấp là rất lớn. Những nhu cầu đó không phải chỉ để phục vụ sản xuất kinh doanh mà cũng phục vụ cuộc sống sinh hoạt hằng ngày.

Một yếu tố khác của môi trường vĩ mô tác động mạnh đến việc huy động vốn của ngân hàng thương mại là tình hình lạm phát. Đối với ngân hàng trung ương, lãi suất là một trong những công cụ kiểm soát lạm phát. Còn với ngân hàng thương mại, điều kiện để dòng vốn không bị chảy khỏi hệ thống Ngân hàng là đảm bảo lãi suất thực dương. Trong điều kiện tỷ lệ lạm phát cao hơn lãi suất tiền gửi tiết kiệm, người dân không tiếp tục gửi tiền vì lo sợ sự mất giá. Vì vậy, đối phó với lạm phát, Chính phủ và ngân hàng trung ương thực thi các chính sách vĩ mô trong khi ngân hàng thương mại tính toán và điều chỉnh lãi suất cho phù hợp.

1.2.4.1.3.Môi trường kinh doanh

Đối thủ của một NHTM trong việc huy động vốn không chỉ là những Ngân hàng khác, những tổ chức tín dụng có cùng nghiệp vụ nhận tiền gửi hay phát hành giấy tờ có giá mà còn phải cạnh tranh với các Công ty Bảo hiểm và thị

trường chứng khoán để thu hút vốn từ các chủ thể trong nền kinh tế.

Tại những nước đang phát triển, sự tăng trưởng cao đột ngột của thị trường chứng khoán có thể là nguyên nhân khiến nhiều khách hàng rút tiền khỏi hệ thống Ngân hàng để chuyển sang đầu tư trên thị trường chứng khoán. Trong khi, tại các nền kinh tế phát triển, chỉ một bộ phận nhỏ dân cư tham gia đầu tư chứng khoán. Gửi tiền Ngân hàng vẫn là lựa chọn gần như tốt nhất của công chúng trong điều kiện kinh tế bình thường.

Khác với thị trường chứng khoán, các công ty bảo hiểm cạnh tranh với Ngân hàng ngay cả trong điều kiện nền kinh tế phát triển cao. Đời sống người dân được cải thiện, nhu cầu bảo vệ của con người cũng gia tăng, các loại hình bảo hiểm càng được mở rộng đa dạng. Những hợp đồng bảo hiểm, đôi khi, có giá trị rất lớn. Cùng với đó là số phí bảo hiểm cao được dân chúng đóng vào công ty bảo hiểm. Điểm hạn chế của hình thức gửi tiền Ngân hàng so với Bảo hiểm là không mang tính bảo vệ. Trong khi những hợp đồng bảo hiểm nhân thọ vẫn có tính tiết kiệm như gửi tiền Ngân hàng. Kết quả là một dòng vốn không nhỏ không tới các ngân hàng thương mại nữa mà chuyển sang các Công ty Bảo hiểm.

Tuy nhiên, một điểm đặc biệt giúp Ngân hàng vẫn huy động được vốn là các Công ty Bảo hiểm cần đầu tư quỹ dự phòng nghiệp vụ để sinh lời. Một loại hình đầu tư mà các Công ty Bảo hiểm, nhất là Bảo hiểm Nhân thọ thường xuyên sử dụng với quy mô lớn là gửi tiền có kỳ hạn tại các Ngân hàng. Như vậy, các ngân hàng đồng thời có thể làm đại lý bán bảo hiểm cho các Công ty Bảo hiểm và thực hiện thanh toán hộ các Công ty này.

1.2.4.1.4.Đặc điểm của khách hàng

Một phần của tài liệu Tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam-chi nhánh Phú Thọ (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w