a. Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất : Tuy công nghệ sử dụng rất hiện đại tiên tiến nhưng phải có đội ngũ cán bộ trình độ cao, có thể tiếp xúc với hệ thống máy móc hiện đại để các máy thực sự được dùng hết khả năng của nó, nên nhất thiết phải nâng cao trình độ nhân lực.
Thứ hai : Hoạt động marketing giới thiệu sản phẩm, cung cấp thông tin còn chậm trễ, chưa đầy đủ, những tiện tích và thông tin về dịch vụ vẫn chưa được đa số người dân biết đến nên sản phẩm chưa được sử dụng ở mức tối đa. Ngay cả dịch vụ ngân hàng điện tử phổ biến nhất là dịch vụ thẻ, hầu hết khách hàng đều sử dụng thẻ chỉ để rút tiền mặt trên máy ATM, do công ty, doanh nghiệp trả lương qua tài khoản nên họ chỉ sử dụng thẻ để rút tiền lương hàng tháng. Không nhiều người sử dụng thẻ để mua hàng tại các điểm chấp nhận thẻ, trả phí và mua hàng trên mạng.
Thứ ba :Ngân hàng chưa phát triển được hệ thống ATM rộng khắp, số lượng máy lắp đặt còn ít, chủ yếu tập trung ở các khu vực trung tâm của các thành phố lớn. Hơn nữa cơ sở vật chất chưa thực sự chất lượng, máy ATM, POS vẫn còn nhiều trục trặc xảy ra.
Thứ tư: Dịch vụ ngân hàng điện tử vẫn chưa phát triển ở mức độ cao nên thu nhập từ loại hình dịch vụ này là rất nhỏ.
b. Nguyên nhân khách quan
- Khó khăn từ môi trường kinh tế vĩ mô
Thứ nhất : Về môi trường pháp lý: Tuy hiện nay đã có nhiều quy định, văn bản pháp luật cho lĩnh vực này nhưng vẫn chưa thực sự đầy đủ, các văn bản pháp quy của NHNN và một số bộ, ngành chưa đáp ứng được để ứng dụng hoạt động của ngân hàng điện tử, các quy định chưa thật chặt chẽ và rõ ràng, chưa tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho hệ thống ngân hàng điện tử phát triển. Như vậy nhiều cơ chế chính sách và văn bản pháp lý cần thiết tạo điều kiện ứng dụng, phát triển công nghệ mới chưa được xây dựng nên đã làm chậm lại quá trình hiện đại hóa ngân hàng.
Thứ hai : Về phát triển khoa học kỹ thuật và cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin: Trình độ khoa học kỹ thuật chưa cao, việc triển khai lại luôn chậm hơn so với thế giới và khu vực, hơn nữa hạ tầng viễn thông của Việt Nam chưa theo kịp nhu cầu, đòi hỏi của nền kinh tế, gây không ít ảnh hưởng đến sự phát triển của các ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành ngân hàng, tất yếu làm hạn chế tốc độ phát triển của dịch vụ ngân hàng điện tử.
Thứ ba : Tập quán tiêu dung tiền mặt của dân cư
Nền kinh tế Việt Nam là một nền kinh tế sử dụng phương tiện thanh toán bằng tiền mặt, lượng tiền mặt lưu thông là rất lớn, do các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam chưa thực sự tiện ích và chưa tiếp cận được mọi người dân, đối với nhiều cán bộ công chức thì việc dùng thẻ ATM chủ yếu để lĩnh lương.
Các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt đã và đang được sử dụng tại Việt Nam nhưng số người sử dụng các phương tiện đó còn khá khiêm tốn so với tổng dân số. Các giao dịch thanh toán đa phần vẫn sử dụng tiền mặt, hơn 99% các khoản thanh toán cá nhân là bằng tiền mặt. Thẻ ATM ở Việt Nam thì chủ yếu được sử dụng để rút tiền mặt. Theo thống kê của NHNN, có đến hơn 70% giao dịch trên máy ATM là rút tiền.
- Hiện nay trên một số nước diễn ra tình trạng đánh cắp thẻ, làm thẻ giả .. Theo đó với công nghệ làm thẻ giả thì những chiếc thẻ này sẽ đựoc thanh toán và đuợc sử dụng trên tài khoản của thẻ chính. Điều này cũng đang là một trong những điều đáng quan tâm đối với khách hàng hiện nay. Tại Việt Nam hiện nay cũng đã và đang tồn tại những tình trạng này, và mặc dù đã nghiêm cấm duới mọi hình thức nhưng đâu đó vẫn còn tồn tại trên 1 số địa bàn.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP NHẰM GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP TECHCOMBANK
3.1. Xu hướng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử của Việt Nam
Trong tương lai, với trình độ và tốc độ hiện đại hoá công nghệ ngân hàng như hiện nay, các ngân hàng Việt Nam đang nỗ lực ứng dụng công nghệ mới, phát triển dịch vụ mới để tăng sức cạnh tranh, nhanh chóng hoà nhập với khu vực và thế giới. Từ những webpage giới thiệu dịch vụ ngân hàng (Giai đoạn Brochure-ware), tới website cung cấp dịch vụ ngân hàng (Giai đoạn E- commerce), các ngân hàng Việt Nam đang hướng tới việc cung cấp những dịch vụ ở cấp độ cao hơn, tăng sự chia sẻ thông tin giữa các ngân hàng, đối tác (Giai đoạn E-business) và tiến tới xây dựng mô hình ngân hàng điện tử (E-bank hay E-enterprise) thực sự , tận dụng được sức mạnh thực sự của mạng toàn cầu và cá nhân hoá dịch vụ ngân hàng cho từng đối tượng khách hàng chuyên biệt*.
Xu thế phát triển chung của hệ thống phân phối ngân hàng là các kênh phân phối truyền thống đang thu hẹp lại và các kênh phân phối hiện đại đang mở rộng và thay thế dần các kênh truyền thống. Tuy nhiên, tại mỗi quốc gia, tùy thuộc vào điều kiện cụ thể ở từng thời điểm khác nhau, việc phát triển hệ thống phân phối có khác nhau. Ngân hàng điện tử Việt Nam tồn tại dưới hình thức mô hình kết hợp giữa hệ thống ngân hàng thương mại truyền thống và điện tử hoá các dịch vụ truyền thống, chỉ có một số bộ phận trong nghiệp vụ tín dụng ngân hàng phát triển riêng biệt như home banking, mobile banking… hoặc một số dịch vụ như xây dựng và phát triển trang web cho ngân hàng. So với những năm trước, việc thanh toán qua phương tiện điện tử và những kênh tương tác truyền thông ở Việt Nam đang phát triển rất nhanh. Chính phủ đã đặt mục tiêu 15 triệu thẻ thanh toán điện tử, cài đặt hệ thống thanh toán điện tử tại 70% trung tâm thương mại, siêu thị, nhà hàng, khách sạn và các shop vào năm 2010 và con số đó là 30 triệu thẻ và 95% vào năm 2020. Thanh toán bằng tiền mặt sẽ không vượt quá 18% và 80% số giao dịch giữa các doanh nghiệp sẽ thông qua ngân hàng vào
năm 2010. Tuy nhiên, khách hàng phần lớn vẫn còn dè dặt, thăm dò và sử dụng hạn chế vì ngân hàng điện tử còn mới mẻ, lạ lẫm hay nói cách khác thiếu sự chấp nhận công nghệ từ phía khách hàng.
Dịch vụ ngân hàng điện tử đã có một lịch sử phát triển tương đối lâu dài trên thế giới, tuy nhiên tại Việt Nam mới chỉ là những bước đi chập chững ban đầu mang tính chất thăm dò, thử nghiệm của một vài ngân hàng. Trong tương lai không xa, dịch vụ ngân hàng điện tử sẽ là vũ khí cạnh tranh tốt nhất của các ngân hàng thương mại do những ưu thế vượt trội của nó so với những dịch vụ truyền thống.
3.2 Cơ hội và thách thức đối với hoạt động e-banking tại Techcombank3.2.1 Cơ hội3.2.1 Cơ hội 3.2.1 Cơ hội
• Cạnh tranh & cuộc chạy đua làm chủ công nghệ mới: việc nhanh chóng đưa sản phẩm, dịch vụ mới ra thị trường là một đặc trưng của E– Banking. Trong hoạt động ngân hàng truyền thống, việc triển khai ứng dụng ngân hàng mới thường được tiến hành thử nghiệm và hoàn thiện trong một thời gian dài trước khi đưa ra thị trường. Với E – Banking, do chịu sức ép cạnh tranh, các ứng dụng, sản phẩm mới được ngân hàng chấp nhận với thời gian thử nghiệm ngắn hơn. Vì vậy đối với việc phát triển ứng dụng mới trong E – Banking, xây dựng một chiến lược phát triển hợp lý, phân tích rủi ro, đánh giá an ninh đang là những thách thức trong hoạt động ngân hàng.
• Sự phụ thuộc công nghệ giao dịch E - Banking được tích hợp ngày càng nhiều trên các hệ thống máy tính, trang thiết bị CNTT và mạng Internet đã cho phép xử lý hiệu quả các giao dịch điện tử trực tuyến. Điều này làm giảm thiểu các sai sót và gian lận thường phát sinh trong môi trường xử lý thủ công truyền thống, nhưng cũng sẽ làm tăng sự phụ thuộc vào thiết kế, cấu trúc, liên kết và quy mô hoạt động của các hệ thống công nghệ.
• Sự phụ thuộc vào đối tác thứ ba, ứng dụng CNTT làm tăng tính phức tạp kỹ thuật trong quá trình vận hành, bảo đảm an ninh, mở rộng quan hệ, liên kết với các nhà cung cấp dịch vụ internet, công ty truyền thông và các đối tác công
nghệ khác (đối tác thứ 3), mà trong số đó nhiều sản phẩm, dịch vụ nằm ngoài sự kiểm soát kỹ thuật của ngân hàng.
• Phát triển mạnh internet trên phạm vi toàn cầu, đã tạo ra môi trường không biên giới cho hoạt động E - Banking. Khách hàng có thể truy nhập vào tài khoản của mình ở ngân hàng từ bất kỳ nơi nào, vào bất kỳ thời gian nào qua mạng Internet, hoặc các thiết bị không dây hiện đại. Điều đó khiến các ngân hàng phải chú trọng nhiều đến công tác kiểm soát an ninh, chứng thực khách hàng, bảo vệ dữ liệu, các thủ tục kiểm toán theo vết, bảo đảm tính riêng tư của khách hàng.
• Công tác quản lý điều hành, Internet tạo thuận lợi cho việc phân phối các dịch vụ ngân hàng đến mọi quốc gia khác nhau cho dù có sự khác biệt về môi trường pháp lý giữa các quốc gia đó. Nhiều cấu phần quan trọng của kênh phân phối như Internet, truyền thông và các kỹ thuật công nghệ liên quan khác đều nằm ngoài sự kiểm soát trực tiếp của ngân hàng; Hơn thế sự bất đồng ngôn ngữ và khả năng tương thích của các chuẩn kỹ thuật cũng là những thách thức không nhỏ đối với các nhà quản lý ngân hàng.
3.2.2 Thách thức
Để đầu tư cho việc hoạt động e-banking tại Techcombank đứng trước những cơ hội như thế cũng không có ít thách thức mà Ngân hàng phải đối măt :
- Thị trường công nghệ ebanking ngày càng phát triển đặc biệt là những công nghệ ebanking tại những Ngân hàng nước ngoài sẽ hội nhập tại Viêt Nam. Và việc phát triển ,điều hành cũng không nằm ngoài việc gặp khó khăn trong những khâu quản lý và hướng phù hợp đến với khách hàng cá nhân hay tổ chức kinh tế.
- Chi phí để đâu tư phát triển dịch vụ cũng khá cao và đòi hỏi Ngân hàng luôn phải có đủ khả năng lập kế hoạch tài chính chi phí hợp lý và hài hòa
- Ngoài ra cần phải có đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp trong lĩnh vực Công nghệ thông tin Ngân hàng
3.3. Các giải pháp nhằm phát triển Dịch vụ Ngân hàng điện tử tại TechcombankTechcombank Techcombank
Ngân hàng điện tử là một bước phát triển không mới nhưng tất yếu cho tát cả các ngân hàng thương mại trong xu thế hội nhập toàn cầu. Để dịch vụ ngân hàng điện tử ở ngân hàng Techcombank phát triển tốt, tôi xin đề xuất một số kiến nghị sau:
3.3.1. Đầu tư để hiện đại hóa các hệ thống công nghệ
Đầu tư phát triển công nghệ là một trong những giải pháp mà Techcombank đã rất chú ý ngay từ những ngày đi vào hoạt động và nó đã trở thành điểm mạnh vượt trội và là đặc thù của Techcombank. Trong thời gian qua, để phục vụ cho giai đoạn hiện đại hóa ngân hàng, Techcom bank đã chủ động đầu tư công nghệ trên nền hệ thống của Temenos, Thụy Sỹ với tổng chi phí đầu tư phần mềm lên tới 1.1 triệu USD. Với sự hỗ trợ của NHNN đối với sự phát triển của hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam đã tận dụng và tham gia ngay tử những ngày đầu. Hạ tầng công nghệ thông tin được coi là yếu tố có ý nghĩa quyết định trong việc phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử, vì vậy NHTMCP Kỹ Thương cần hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, nghiên cứu, ứng dụng và triển khai công nghệ, dịch vụ mới, nghiên cứu, rút kinh nghiệm và phát triển có chọn lọc những dịch vụ mới phù hợp với khả năng của ngân hàng, của đối tượng khách hàng tiềm năng. Trong thời gian tới, việc tiếp tục đầu tư công nghệ là rất quan trọng và cần thiết nhưng cũng cần chú ý việc đầu tư sao cho hiệu quả, vì vậy tôi xin đề xuất một số hướng sau:
- Tiếp tục xây dựng, củng cố và phát triển hệ thống công nghệ ngày càng hiện đại nhằm đa dạng hóa và nâng cao chất lượng dịch vụ, nâng cấp căn bản hệ thống trang thiết bị đảm bảo tính đồng bộ, tương thích, tốc độ xử lý cao có khả năng chuyển đổi đối với các giai đoạn phát triển sau này.
- Về phần mềm ứng dụng, hiện nay ngân hàng Techcombank lựa chọn phần mềm ứng dụng thông qua việc mua trọn gói từ bên ngoài, lợi ích của việc này là giúp cho ngân hàng học tập được kinh nghiệm của các ngân hàng trên thế giới,
tuy nhiên thực tế kinh nghiệm của một số ngân hàng cho thấy phần mềm kiểu này đôi khi có những điểm không phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam và chi phí tương đối cao. Một giải pháp cho phần mềm mà ngân hàng Techcombank có thể nghiên cứu đó là việc hợp tác với những nhà cung cấp phần mềm nước ngoài để viết một phần mềm phù hợp với điều kiện của mình nhằm giảm bớt chi phí mà tính thực tiễn lại cao hơn.
- Khi đầu tư phát triển công nghệ, cần xây dựng hệ thống dự phòng và trung tâm phục hồi thảm họa, cũng như các biện pháp an toàn bảo mật nhằm đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong mọi tình huống. Công nghệ của ngân hàng phải đảm bảo luôn sẵn sàng vì không thể dừng giao dịch của khách hàng để chờ kiểm tra hay nâng cấp.
- Đặc biệt chú trọng tới vấn đề bảo mật và an ninh mạng do tác hại của hacker, virus máy tính không chỉ đơn thuần là thiệt hại vật chất mà còn là uy tín, chất lượng của ngân hàng. Luôn cập nhận công nghệ bảo mật, sử dụng tường lửa, chương trình chống virus, hệ thống backup dữ liệu luôn hoạt động an toàn và thông suốt.
3.3.2. Đầu tư vào cơ sở hạ tầng và máy móc thiết bị
Để dịch vụ ngân hàng điện tử phát triển tốt thì ngân hàng Techcombank phải đầu tư vào cơ sở hạ tầng và máy móc thiết bị, đặc biệt là trong lĩnh vực thẻ. Trong việc lắp đặt máy ATM, các máy ATM của ngân hàng Techcombank có khả năng chấp nhận các loại thẻ quốc tế cũng như nội địa có kết nối liên minh với thẻ Vietcombank, mà số lượng ATM còn khá ít so với các ngân hàng khác nên để dịch vụ thẻ phát triển thì ngân hàng Techcombank có thể sử dụng hình thức thuê mua để phát triển mạng lưới ATM; thẻ tín dụng quốc tế của Techcombank là thế mạnh nên các máy ATM phải đặt ở các điểm có thể mang lại doanh số lớn thẻ tín dụng quốc tế, và tập trung lắp đặt ở các thành phố lớn để phục vụ tốt nhất nhóm khách hàng trọng điểm.
Ngoài ra ngân hàng Techcombank cần mở rộng mạng lưới cơ sở chấp nhận thẻ, để đẩy mạnh doanh số thanh toán của thẻ, đây cũng là yếu tố đẩy mạnh và nâng cao chất lượng thanh toán thẻ.
3.3.3. Nâng cao trình độ và nghiệp vụ của cán bộ ngân hàng
Để phát triển thành công các dịch vụ ngân hàng điện tử, thì nguồn nhân lực đóng một vai trò quan trọng. Ngân hàng Kỹ Thương phải xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên cả về nghiệp vụ ngân hàng và công nghệ thông tin. Bảo đảm cho nguồn nhân lực của hệ thống ngân hàng luôn được cập nhật công nghệ mới, tiến bộ khoa học kĩ thuật mới để nhanh chóng cập nhất, ứng