2.4.2.1 Hạn chế
Tuy ngân hàng Techcombank đã có một số thành công nhất định trong việc phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử nhưng vẫn còn một số hạn chế như:
- Các dịch vụ ngân hàng điện tử mới chỉ dừng lại ở mức cung cấp các thông tin về tài khoản, các thông tin tỷ giá, lãi suất, thông tin dịch vụ của ngân hàng còn các giao dịch thực thụ vẫn chưa được phổ biến lắm, chưa tạo ra được sự đa dạng hấp dẫn, sự tiện lợi thực sự để đủ sức thuyết phục mọi người sử dụng.
- Công tác marketing chưa thực sự hiệu quả vì đa số người dân chưa biết đến dịch vụ ngân hàng điện tử và tính tiện ích của nó nên chưa thu hút được các khách hàng mới.
- Chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử của ngân hàng Techcombank còn chưa thoả mãn khách hàng ở những cấp độ cao hơn như việc gửi tiền mặt vào tài khoản, việc đăng ký sử dụng dịch vụ… còn phải tới trực tiếp giao dịch tại chi nhánh ngân hàng, hoặc các dịch vụ ngân hàng điện tử chất lượng cao hơn còn chưa được phát triển như dịch vụ quản lý quỹ đầu tư, dịch vụ địa ốc, cho thuê tài chính… Dịch vụ ngân hàng điện tử phổ biến nhất hiện nay là thẻ ATM thì ngân hàng Techcombank vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu ngày càng tăng của người sử dụng thẻ. Mật độ máy ATM của ngân hàng Techcombank khá ít, hiện tượng máy ATM không hoạt động, máy nuốt thẻ, hết tiền… vẫn còn, nên khách hàng chưa thực sự hài lòng với dịch vụ. Đối với máy POS cũng còn gặp nhiều vấn đề không thanh toán được khiến cho việc sử dụng thẻ thanh toán bị hạn chế.
- Bên cạnh đó, những rủi ro mới như hacker (tin tặc), virus máy tính có thể có những tác hại rất lớn không chỉ đối với ngân hàng mà còn đối với khách hàng, gây mất lòng tin của khách hàng đối với dịch vụ ngân hàng. Vấn đề bảo mật thông tin là một trong những hạn chế lớn nhất đối với người sử dụng thẻ, rủi
ro do lỗi công nghệ, hoạt động của ngân hàng là lớn nhất, sau đó là rủi ro do để lộ mã PIN, và do thẻ giả.
- Dịch vụ ngân hàng điện tử chưa thực sự phát triển, các tiện ích chưa được sử dụng hiệu quả nhất, một phần là do quy mô và chất lượng của TMĐT còn rất thấp và phát triển chậm, cần có một hệ thống TMĐT đủ mạnh để cung cấp tất cả hàng hoá dịch vụ trên mạng, tạo tiền đề cho dịch vụ ngân hàng điện tử phát triển.
2.4.2.2. Những nguyên nhân của hạn chếa. Nguyên nhân chủ quan a. Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất : Tuy công nghệ sử dụng rất hiện đại tiên tiến nhưng phải có đội ngũ cán bộ trình độ cao, có thể tiếp xúc với hệ thống máy móc hiện đại để các máy thực sự được dùng hết khả năng của nó, nên nhất thiết phải nâng cao trình độ nhân lực.
Thứ hai : Hoạt động marketing giới thiệu sản phẩm, cung cấp thông tin còn chậm trễ, chưa đầy đủ, những tiện tích và thông tin về dịch vụ vẫn chưa được đa số người dân biết đến nên sản phẩm chưa được sử dụng ở mức tối đa. Ngay cả dịch vụ ngân hàng điện tử phổ biến nhất là dịch vụ thẻ, hầu hết khách hàng đều sử dụng thẻ chỉ để rút tiền mặt trên máy ATM, do công ty, doanh nghiệp trả lương qua tài khoản nên họ chỉ sử dụng thẻ để rút tiền lương hàng tháng. Không nhiều người sử dụng thẻ để mua hàng tại các điểm chấp nhận thẻ, trả phí và mua hàng trên mạng.
Thứ ba :Ngân hàng chưa phát triển được hệ thống ATM rộng khắp, số lượng máy lắp đặt còn ít, chủ yếu tập trung ở các khu vực trung tâm của các thành phố lớn. Hơn nữa cơ sở vật chất chưa thực sự chất lượng, máy ATM, POS vẫn còn nhiều trục trặc xảy ra.
Thứ tư: Dịch vụ ngân hàng điện tử vẫn chưa phát triển ở mức độ cao nên thu nhập từ loại hình dịch vụ này là rất nhỏ.
b. Nguyên nhân khách quan
- Khó khăn từ môi trường kinh tế vĩ mô
Thứ nhất : Về môi trường pháp lý: Tuy hiện nay đã có nhiều quy định, văn bản pháp luật cho lĩnh vực này nhưng vẫn chưa thực sự đầy đủ, các văn bản pháp quy của NHNN và một số bộ, ngành chưa đáp ứng được để ứng dụng hoạt động của ngân hàng điện tử, các quy định chưa thật chặt chẽ và rõ ràng, chưa tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho hệ thống ngân hàng điện tử phát triển. Như vậy nhiều cơ chế chính sách và văn bản pháp lý cần thiết tạo điều kiện ứng dụng, phát triển công nghệ mới chưa được xây dựng nên đã làm chậm lại quá trình hiện đại hóa ngân hàng.
Thứ hai : Về phát triển khoa học kỹ thuật và cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin: Trình độ khoa học kỹ thuật chưa cao, việc triển khai lại luôn chậm hơn so với thế giới và khu vực, hơn nữa hạ tầng viễn thông của Việt Nam chưa theo kịp nhu cầu, đòi hỏi của nền kinh tế, gây không ít ảnh hưởng đến sự phát triển của các ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành ngân hàng, tất yếu làm hạn chế tốc độ phát triển của dịch vụ ngân hàng điện tử.
Thứ ba : Tập quán tiêu dung tiền mặt của dân cư
Nền kinh tế Việt Nam là một nền kinh tế sử dụng phương tiện thanh toán bằng tiền mặt, lượng tiền mặt lưu thông là rất lớn, do các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam chưa thực sự tiện ích và chưa tiếp cận được mọi người dân, đối với nhiều cán bộ công chức thì việc dùng thẻ ATM chủ yếu để lĩnh lương.
Các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt đã và đang được sử dụng tại Việt Nam nhưng số người sử dụng các phương tiện đó còn khá khiêm tốn so với tổng dân số. Các giao dịch thanh toán đa phần vẫn sử dụng tiền mặt, hơn 99% các khoản thanh toán cá nhân là bằng tiền mặt. Thẻ ATM ở Việt Nam thì chủ yếu được sử dụng để rút tiền mặt. Theo thống kê của NHNN, có đến hơn 70% giao dịch trên máy ATM là rút tiền.
- Hiện nay trên một số nước diễn ra tình trạng đánh cắp thẻ, làm thẻ giả .. Theo đó với công nghệ làm thẻ giả thì những chiếc thẻ này sẽ đựoc thanh toán và đuợc sử dụng trên tài khoản của thẻ chính. Điều này cũng đang là một trong những điều đáng quan tâm đối với khách hàng hiện nay. Tại Việt Nam hiện nay cũng đã và đang tồn tại những tình trạng này, và mặc dù đã nghiêm cấm duới mọi hình thức nhưng đâu đó vẫn còn tồn tại trên 1 số địa bàn.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP NHẰM GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP TECHCOMBANK