3. Định hướng phát triển chung của ngân hàng và phòng định giá tài sản đảm bảo
3.1 Định hướng chung của Ngân hàng.
Ban đầu tỉ lệ tăng trưởng dự kiến khá tham vọng, với mức lợi nhuận trước thuế toàn Ngân hàng đặt ra là 1.600 tỷ đồng, huy động tăng trưởng 80% và dư nợ tăng trưởng 45%. Tuy nhiên do tác động của Nghị quyết 11 của Chính phủ, Chỉ thị 01/2011 của Thống đốc NHNN và một số các chính sách vĩ mô khác, theo đó tỷ lệ tăng trưởng tín dụng cả năm không quá 20%, cho vay phi sản xuất không quá 16% tổng dư nợ, hạn chế chi tiêu công, kiểm soát chặt chẽ cung tiền và thậm chí có thể tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc..., sẽ có tác động rất lớn đến tình hình kinh doanh cũng như việc thực hiện kế hoạch của VPBank.
Trên cơ sở các yếu tố này, các chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu dự .Trong tình hình hiện nay, việc hoàn thành các chỉ tiêu trên là khá thách thức, đòi hỏi sự nỗ lực cao của toàn thể cán bộ nhân viên Ngân hàng, đồng thời chỉ có thể thực hiện được nếu NHNN không áp dụng thêm công cụ điều tiết mạnh là tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, vì nếu áp dụng biện pháp này thì thanh khoản trên thị trường sẽ hết sức căng thẳng, các Ngân hàng sẽ buộc phải hy sinh mục tiêu hiệu quả, lợi nhuận để đảm bảo khả năng chi trả.
Một số định hướng chủ đạo
► Chương trình thúc đẩy Bán hàng (SSP) bao gồm các quy trình, công cụ, đào tạo và cơ chế khuyến khích… để giúp các chi nhánh đạt được các tiến bộ bền vững về năng lực bán hàng của tất cả các nhân viên bán hàng, bao gồm các cán bộ tín dụng và giao dịch viên để biến mỗi chi nhánh, phòng giao dịch trở thành những điểm bán hàng hiệu quả.
► Tập trung hóa có chọn lọc một số quy trình chủ chốt: Tiến tới tập trung hóa các hoạt động hỗ trợ vận hành một cách phù hợp và hiệu quả, nhằm đảm bảo kiểm soát tập trung. Tập trung phân tích, đánh giá các quy trình tín dụng và giao dịch hiện tại, từ đó xác định cách thức tập trung hóa hoặc tối ưu hóa các quy trình này nhằm giúp
VPBank đáp ứng khả năng xử lý một khối lượng công việc lớn gấp nhiều lần theo như mục tiêu tăng trưởng trong 3-4 năm tới. Kết hợp với cải tiến công tác quản lý rủi ro tín dụng, cải tiến quy trình sẽ đưa đến những công cụ quản lý rủi ro tín dụng tiên tiến để đảm bảo VPBank vẫn có khả nằng kiểm soát tốt rủi ro tín dụng và thời gian phê duyệt tín dụng nhanh chóng cho khách hàng.
► Cơ cấu Tổ chức, quản lý kết quả công việc và chiến lược nhân sự: Xây dựng và kiện toàn bộ máy hoạt động, xây dựng một mô hình cơ cấu tổ chức hiện đại, phân định rõ ràng giữa các bộ phận kinh doanh và bộ phận hỗ trợ, xây dựng các cơ chế báo cáo hợp lý và đảm bảo trách nhiệm giải trình về kết quả kinh doanh; Phát hiện và bồi dưỡng cán bộ tiềm năng cho các cấp, xây dựng chương trình đào tạo và phát triển phù hợp để chuẩn bị cho mở rộng mạng lưới và sự phát triển lâu dài.