Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ TTQT của NHTM cung cấp

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động Thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (Trang 58)

Việc gia tăng số sản phẩm dịch vụ của TTQT mà NHTM cung cấp phản ánh mở rộng hoạt động TTQT của ngân hàng, đánh giá khả năng đáp ứng nhu cầu của ngân hàng đối với khách hàng, sự nhanh nhạy của ngân hàng để theo kịp đòi hỏi thực tế cũng như chất lượng dịch vụ mà ngân hàng cung cấp.

Sản phẩm dịch vụ TTdfQT mà SHB cung cấp mới chỉ dừng lại ở những sản phẩm, dịch vụ cơ bản nhất. Ngoài các nghiệp vụ chính như chuyển tiền, nhờ thu, tín dụng chứng từ thì SHB mới chỉ có thêm dịch vụ liên quan đến TTQT như: hỗ trợ du học, tài trợ xuất nhập khẩu, bảo lãnh quốc tế… Nhưng những hoạt động này chưa đóng góp đáng kể vào doanh số hoạt động TTQT của SHB-HSC, có lẽ trong vài năm tới ngân hàng sẽ chú trọng phát triển các dịch vụ này do SHB còn rất non trẻ trong hoạt động TTQT nên không thể cùng lúc thực hiện nhiều phương thức thanh toán.

2.2.3.5. Số lượng khách hàng

Bảng 2.11: Số lượng khách hàng TTQT của SHB – HSC 2009 – 2011

Đơn vị: giao dịch/năm

Phương thức TTQT 2009 2010 2011 1. Chuyển tiền 2. L/C nhập khẩu 3. L/C xuất khẩu 4. Nhờ thu 763 19 1314 65 972 37 1733 93 1258 44 2062 115 Tổng 2161 2835 3479

(Nguồn: Số liệu báo cáo lượng giao dịch TTQT của SHB – HSC 2009- 2011)

Số lượng khách hàng thực hiện giao dịch TTQT của SHB-HSC tăng khá đều năm 2009 có 2161 giao dịch, đến năm 2010 là 2835 giao dịch tốc độ tăng 31,19% so với năm 2009, năm 2011 có 3479 giao dịch, tốc độ tăng 22,71% so với năm 2011. Số lượng giao dịch tăng theo từng năm chứng tỏ hoạt động TTQT của SHB- HSC là rất tốt, tạo được sự tin tưởng cho khách hàng. Phương thức thanh toán L/C

vẫn là phương thức thanh toán thu hút được nhiều số lượng khách hàng nhất còn phương thức nhờ thu số lượng khách hàng có tăng nhưng không đáng kể.

Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn-Hà Nội (SHB) vừa được Ngân hàng The Bank of New York Mellon (BNY Mellon) trao tặng giải thưởng “Ngân hàng có chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc năm 2010 và 2011.”Ngân hàng có chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc là giải thưởng hàng năm do BNY Mellon - một trong những ngân hàng uy tín hàng đầu thế giới trao tặng cho những ngân hàng có số lượng giao dịch thanh toán nhiều (tối thiểu 180-200 giao dịch/tháng), đồng thời có tỷ lệ điện chuẩn cao (tối thiểu là 95%).Ở Việt Nam chỉ một số ít ngân hàng đã từng được BNY Mellon trao giải thưởng này, chủ yếu là các ngân hàng có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực thanh toán quốc tế.Đại diện của ngân hàng SHB khẳng định với giải thưởng uy tín này, chất lượng dịch vụ của SHB tiếp tục được cộng đồng quốc tế công nhận.Qua đó ta có thể thấy sự phát triển vượt bậc của hoạt động TTQT ở SHB. Tuy nhiên so với những ngân hàng khác vững mạnh về TTQT như Vietcombank, BIDV, Eximbank… thì SHB chưa có khả năng cạnh tranh và thỏa mãn mọi nhu cầu của khách hàng, khi mà hoạt động TMQT ở nước ta càng ngày càng phát triển hơn.

Dù ngân hàng đã có những định hướng và chiến lược riêng để phát triển kinh tế nhưng như đã phân tích, hiện nay TTQT chưa phải là thế mạnh của SHB, và đây vẫn là một lĩnh vực còn mới mẻ đối với bản thân ngân hàng. So với các ngân hàng khác trên địa bàn và toàn quốc, SHB là một ngân hàng nhỏ mới tham gia TTQT, thời gian hoạt động chưa lâu nên chưa có nền tảng và điều kiện để tăng cường hơn nữa các sản phẩm dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động Thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (Trang 58)