Đảm bảo nguồn vốn trong các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam – Thực trạng và giải pháp (Trang 69)

1. 2.3 Đánh giá chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong thời gian qua

3.2.2.2. Đảm bảo nguồn vốn trong các doanh nghiệp.

Nhiều chuyên gia đã cho rằng tình hình các dự án triển khai hiện nay nguyên nhân chủ yếu là phần góp vốn bằng hiện vật hoặc bằng tiền của Việt Nam là rất ít, trong đó giá trị vốn góp chủ yếu là quyền sử dụng đất chiếm đến 90%, 8 - 9% là giá trị nhà xưởng, tài sản hiện có và chỉ 1 - 2% bằng tiền, mà giá đất ở thị trường Việt Nam hiện nay lại quá cao là nguyên nhân khiến đối tác nước ngoài rất ngần ngại. Vì vậy cần có những giải pháp về mở rộng nguồn vốn đối ứng đầu tư trực tiếp nước ngoài, từ phía doanh nghiệp là đối tác Việt Nam như: Huy động vốn nhàn rỗi trong dân, đẩy mạnh cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước. Cổ phần hoá sẽ cho phép các doanh nghiệp Nhà nước mở nguồn tài chính để góp vốn liên doanh với các công ty nước ngoài thay vì chủ yếu dựa vào giá trị quyền sử dụng đất như hiện nay. Cổ phần hoá cũng tạo điều kiện nâng cao trình độ của đội ngũ quản lý Việt Nam giúp họ sẵn sàng tham gia vào bộ máy quản lý của xí nghiệp liên doanh và nâng cao vai trò của đối tác Việt Nam trong các doanh nghiệp liên doanh

KẾT LUẬN

Trong nhiều năm qua, Hàn Quốc luôn là đối tác thương mại, đầu tư quan trọng của Việt Nam. Tính đến tháng 5 năm 2011, Hàn Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ 4 và là thị trường nhập khẩu lớn thứ 2 và là nhà đầu tư lớn thứ 3 của Việt Nam. Quan hệ Việt Nam và Hàn Quốc đã được nâng lên tầm chiến lược với mục tiêu được lãnh đạo hai nước đặt ra là nâng kim ngạch thương mại song phương lên 20 tỷ USD vào năm 2015.

Bên cạnh những thuận lợi mà chính sách đầu tư của Việt Nam mang lại, có hai vấn đề làm nhiều nhà đầu tư Hàn Quốc lo ngại là hạ tầng cơ sở hạn chế và giá thuê đất cao. Ngoài ra, việc thiếu thông tin và bất đồng ngôn ngữ cũng là những trở ngại lớn đối với các doanh nghiệp Hàn Quốc khi đầu tư vào Việt Nam.

Về phía cơ quan chủ quản, Cục Đầu tư nước ngoài cho biết, Chính phủ đã và đang tập trung đầu tư nâng cấp và phát triển cơ sở hạ tầng như hệ thống điện, cấp thoát nước, các công trình giao thông, cảng biển nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư. Bên cạnh đó, đào tạo nguồn nhân lực cũng là lĩnh vực sẽ được Chính phủ đặc biệt chú trọng trong thời gian tới để đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư nước ngoài.Cùng với cam kết cắt giảm mạnh mẽ thuế nhập khẩu hàng hóa theo lộ trình WTO, Việt Nam cũng tiếp tục lộ trình mở cửa các ngành dịch vụ, trong đó có một số ngành quan trọng như dịch vụ kinh doanh viễn thông, vận tải, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán để tạo thuận lợi hơn cho các đầu tư nước ngoài, gia tăng nguồn vốn và phát triển

nền sản xuất trong nước.

Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cần cùng phối hợp thực hiện các biện pháp nội tại dựa trên các mục tiêu định hướng của Chính phủ nhằm đảm bảo môi trường đầu tư lành mạnh, trong sạch và hiệu quả.

Với chiến lược và tầm nhìn như vậy, Việt Nam tương lai sẽ là điểm đến cho các nhà đầu tư nước ngoài, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội đất nước, phấn đấu trở thành nước công nghiệp vào năm 2020.

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam – Thực trạng và giải pháp (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w