Những tồn tạ

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam – Thực trạng và giải pháp (Trang 56)

1. 2.3 Đánh giá chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong thời gian qua

2.4.2.1 Những tồn tạ

Bên cạnh các kết quả trong đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam, vẫn còn nổi lên một số hạn chế như sau:

Thứ nhất là: trong những năm qua, các doanh nghiệp có vốn đầu tư của Hàn Quốc hoạt động tương đối tốt, mặc dù không tránh khỏi khó khăn do việc

gia tăng cạnh tranh khốc liệt và do Việt Nam phải thực hiện cam kết cắt giảm thuế trong khuôn khổ AFTA. Thêm vào đó, nguyên liệu, phụ tùng tại chỗ chưa cung cấp đủ. Các ngành công nghiệp hỗ trợ chưa phát triển đầy đủ, nên đa số các nguyên phụ liệu, phụ tùng phải nhập khẩu; chi phí đầu vào còn cao, chính sách thuế còn chưa sát thực tế, chế độ hạn ngạch vào các thị trường EU, nhất là thị trường Mỹ gần đây, đã hạn chế năng lực sản xuất của các dự án may mặc mà đa phần là dự án của Hàn Quốc... làm ảnh hưởng lớn tới hiệu quả hoạt động của các dự án FDI của Hàn Quốc tại Việt Nam.

Thứ hai là: còn xảy ra tranh chấp lao động tại một số doanh nghiệp 100% vốn của Hàn Quốc mà nguyên nhân hầu hết xuất phát từ những mẫu thuẫn về quyền lợi kinh tế giữa các bên, về điều kiện lao động. Như các hành động ngược đãi công nhân, bắt công nhân phơi nắng, đánh đập công nhân, công nhân phảI làm trên 8 tiếng một ngày…Nhìn chung, các sự vụ đều được giải quyết một cách ổn thỏa trên cơ sở hoà giải, thương lượng, nhân nhượng lẫn nhau với sự tham gia của đại diện các tổ chức, cơ quan có thẩm quyền địa phương

Thứ ba là: Cơ cấu FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam còn trọng tâm vào các địa bàn, khu vực các thành phố phát triển như Đồng Nai, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh dẫn đến mất cân đối cơ cấu theo khu vực. Một số địa phương khác thì không thu hút được hoặc thu hút rất ít.

Thứ tư là: FDI của Hàn Quốc chủ yếu vào các ngành công nghiệp, xây dựng, sản xuất và chế tạo máy móc, đóng tầu và một số nghành sản xuất may mặc, hàng tiêu dùng, mỹ phẩm còn các nghành như nông nghiệp, lâm nghiệp hầu như không thu hút được hoặc không đáng kể vì thế dẫn đến mất cân đối trong cơ cấu nghành. Việc mât cân đối này không chỉ riêng Hàn Quốc mà của các quốc gia có vốn FDI tại Việt Nam nói chung.

Thứ năm là: Hình thức doanh nghiệp chủ yếu của FDI của Hàn Quốc là 100% vốn đầu tư nước ngoài, tiếp đến là hình thức liên doanh, hợp đồng hợp

tác kinh doanh vì thế khả năng chuyển giao công nghệ sang Việt Nam là rất hạn chế do hình thức quản lí được quy định bởi hình thức đầu tư.

Thứ sáu là, chưa có nhiều dự án với hàm lượng công nghệ cao của Hàn Quốc có mặt tại Việt Nam. Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa có nhiều cơ hội tiếp cận với nguồn công nghệ tiên tiến của Hàn Quốc

Cuối cùng, vẫn còn một số lượng đáng kể các doanh nghiệp FDI Hàn Quốc hoạt động kém hiệu quả, dẫn tới bị giải thể hoặc bị thu hồi giẩy phép đầu tư trước thời hạn, ví dụ Công ty trách nhiệm hữu hạn Fine Decor (Hàn Quốc), với tổng số vốn đăng ký 1,25 triệu USD, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất ván MFC tại khu công nghiệp Long Bình (thành phố Biên Hòa)... Thực trạng này ít nhiều làm ảnh hưởng tiêu cực tới tâm lý của các nhà đầu tư tiềm năng khác.

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam – Thực trạng và giải pháp (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w