Nguyên nhân

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam – Thực trạng và giải pháp (Trang 58)

1. 2.3 Đánh giá chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong thời gian qua

2.4.2.1 Nguyên nhân

a) Hệ thống pháp luật, chính sách vẫn còn nhiều bất cập

Mục đích của Luật Doanh nghiệp 2005 và Luật đầu tư là thống nhất cơ sở pháp lý về tổ chức điều hành hoạt động của các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế, kể cả doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Nhưng thực tế cho thấy vẫn còn nhiều điểm bất hợp lý, nhất là một số quy định áp dụng cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cụ thể như sau:

Quy định về tên doanh nghiệp còn chưa rõ ràng gây khó khăn cho việc hiểu và thực thi. Nhà đầu tư nước ngoài khi thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam bao giờ cũng muốn chọn tên doanh nghiệp mình bằng các ngôn ngữ thông dụng hoặc tiếng bản ngữ như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Hàn.. Nhưng theo luật Doanh nghiệp 2005 tên doanh nghiệp bắt buộc phải “viết được bằng tiếng Việt”. Chính cụm từ này đã tạo ra các cách hiểu khác nhau gây khó

khăn cho nhà đầu tư. Một số cơ quan cấp giẩy phép diễn giải một cách khắt khe là tên doanh nghiệp phải là tên tiếng Việt, thậm chí nếu tên doanh nghiệp được đặt theo các chữ cái tiếng Việt như AMS, BBN... cũng không được coi là “viết được bằng tiếng Viêt’, rõ ràng cách giải quyết và thực thi như vậy không phù hợp với tinh thần của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư cũng như thông lệ quốc tế

b) Sự yếu kém của cơ sở hạ tầng phục vụ cho đầu tư trực tiếp vào Việt Nam.

Có thể nhận thấy rằng cơ sở hạ tầng của Việt Nam trong thời gian qua đã có được sự quan tâm đầu tư từ phía Chính phủ. Tuy nhiên cơ sở hạ tầng của Việt Nam hiện nay vẫn chưa thoát khỏi tình trạng yếu kém, chưa đáp ứng được yêu cầu của phát triển của kinh tế cũng như của các nhà đầu tư.

Cụ thể, về mặt cung cấp điện năng còn chưa đáp ứng được nhu cầu. Tình trạng thiếu điện nếu không được khắc phục sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và gây tâm lý lo ngại đối với nhà đầu tư mới. Hầu hết các doanh nghiệp của nhà đầu tư nước ngoài đều sử dụng máy móc hiện đại, nên rất cần nguồn cung cấp điện ổn định. Ngoài ra, điện còn có vai trò quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động giao dịch bằng điện tín, email, fax...

Bên cạnh đó, công tác chuẩn bị đất đai và giải phóng mặt bằng còn nhiều bất cập. Vấn đề đền bù, di dời, tái định cư cho người dân ở khu vực đầu tư tiến hành chập và gặp phải nhiều tranh chấp, gây chậm tiến độ của dự án đầu tư. Ngoài ra, chất lượng đường xá không đồng đều, thường xuyên xảy ra tình trạng ách tắc giao thông tại một số khu vực trung tâm, tình trạng cấp thoát nước kém gây ngập lụt khi mưa bão... dẫn đến sự gia tăng chi phí cho giao thông vận chuyển hàng hóa, tác động tiêu cực tới tiến độ triển khai dự án

cũng như việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.

c) Tình trạng thiếu thông tin giữa các đối tác Hàn Quốc và Việt Nam

Có một thực tế là các doanh nghiệp Hàn Quốc vẫn trong tình trạng thiếu thông tin về thị trường Việt Nam nói chung. Mặc dù ở Việt Nam vẫn có trung tâm xúc tiến Việt Han (KOTRA), trụ sở tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh nhưng phạm vi và khối lượng thông tin cung cấp vẫn hạn chế, chủ yếu là những thông tin pháp luật mang tính chung nhất, mà thiếu các thông tin cụ thể cần thiết về môi trường địa bàn đầu tư hay tình hình cập nhật nhất về thị trường ngành. Một ví dụ điển hình là ngành công nghệ thông tin ở thị trường Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, theo nhiều chuyên gia Hàn Quốc là nhiều cơ hội nhưng thiếu thông tin một cách trầm trọng. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam biết Hàn Quốc là nước có lợi thế về các sản phẩm dịch vụ giải trí như mobile game, bưng thông rộng và kinh doanh qua mạng... Còn các doanh nghiệp Hàn Quốc biết đến Việt Nam là quốc gia có nền công nghệ thông tin đang phát triển, là thị trường cần sản phẩm, công nghệ cao và kinh nghiệm ứng dụng, phát triển những sản phẩm công nghệ này. Tuy nhiên doanh nghiệp hai nước không biết cụ thể là tìm đến đơn vị nào, liên hệ ai để hợp tác... Trong trường hợp này, sở kế hoach đầu tư các tỉnh cần phối hợp với các doanh nghiệp công nghệ thông tin, văn phòng Kotra để chủ động tổ chức nhiều cuộc gặp gỡ để bàn kế hoạch cụ thể.

d) Hạn chế về nguồn nhân lực

Một trong những yếu tố khiến Việt Nam trở thành quốc gia hấp dẫn đầu tư tại Châu Á là lợi thế về nguồn nhân lực dồi dào, giá nhân công rẻ. Nguồn nhân lực của Việt Nam trẻ, dồi dào nhưng phần lớn lao động phổ thông thì chưa được đào tạo để đáp ứng được nhu cầu làm việc tại những công ty có vốn đầu tư nước ngoài, nơi mà có những máy móc, công nghệ hiện đại. Ngoài ra việc yếu kém về trình độ ngoại ngữ còn gây khó khăn cho việc đào tạo.

Vấn đề này gây ảnh hưởng không tốt đến các doanh nghiệp FDI tại Việt nam

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam – Thực trạng và giải pháp (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w