Triển vọng quan hệ Việt Nam – Singapore

Một phần của tài liệu Quan hệ văn hóa, giáo dục Việt Nam -Singapore những năm đầu thế kỷ XXI tt (Trang 69)

Singapore là đất nước phát triển bậc nhất trong khu vực Đông Nam Á về nhiều mặt, là cầu nối các nước khu vực ra thế giới. Từ lâu, Singapore đã trở thành cảng biển chính, hầu hết các tàu quốc tế đến Châu Á đều cập cảng tại đất nước này. Ngoài ra, Singapore còn nổi tiếng với các trung tâm chiết xuất, trung tâm tài chính. Singapore thu hút nhiều tập đoàn lớn từ nước ngoài đặt trụ sở tại nước này (khoảng 1.600 công ty xuyên quốc gia). [13] Chính điều này đã tạo ra đường dây để các công ty nước ngoài xâm nhập vào các nước Đông Nam Á thông qua các chi nhánh tại Singapore, Việt Nam cũng không phải ngoại lệ. Chính vì thế mà Singapore trở thành một trong những nước đầu tư lớn nhất vào Việt Nam. Bên cạnh đó, Singapore có tiềm lực mạnh về vốn, công nghệ, con người, là đất nước phát triển nhất khu vực, đó chính là những lý do mà Việt Nam cần Singapore để phát triển đất nước.

Sau thời gian dài đấu tranh gian khổ, Việt Nam lúc này là nước hơn bao giờ hết đang cần vốn, công nghệ, nguồn nhân lực chất lượng cao để phát triển đất nước. Singapore lại là nước có thế mạnh trong các nguồn lực trên, vì vậy việc Việt Nam tăng cường hợp tác với Singapore là điều rất dễ hiểu. Phía Singapore nhận thấy Việt Nam là một trong những nền kinh tế đang phát triển, có thị trường tiêu thụ lớn, là nước có nguồn tài nguyên dồi dào, nền chính trị ổn định, nền kinh tế phát triển nhanh và tương đối ổn định, lực lượng lao động dồi dào. Nhìn được các lợi thế từ việc hợp tác để cùng phát triển, hai

71

nước Việt Nam và Singapore cùng ra sức thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai bên.

Bước sang thế kỷ XXI, trong xu thế hợp tác đang được đẩy mạnh trên toàn cầu, Việt Nam và Singapore nhận thức được tầm quan trọng trong việc hợp tác giữa hai quốc gia, chính vì vậy quan hệ giữa hai bên ngày càng được đẩy mạnh.

Ngoài các quốc gia lớn trong khu vực như Trung Quốc, Nhật Bản thì Singapore là nước lớn nhất trong khối ASEAN đầu tư và hỗ trợ cho Việt Nam trong phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt về kinh tế. Với thế mạnh về công nghệ và nguồn lực lao động trí óc lớn, Singapore đang mang lại cho Việt Nam những cơ hội lớn trong việc phát triển mạnh nền kinh tế, khoa học, giáo dục nước nhà.

Ngoài việc đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, lĩnh vực giáo dục cũng được Singapore tập trung phát triển hợp tác với Việt Nam. Hàng năm, Singapore vẫn tiếp nhận hàng trăm sinh viên và cán bộ Việt Nam sang Singapore học tập.

Không chỉ là đối tác kinh tế mà Singapore cũng đến Việt Nam với tư cách như những người giàu kinh nghiệm về phát triển kinh tế để cùng hợp tác với Việt Nam đẩy mạnh hơn nữa nền kinh tế thị trường.

Phát huy những mối quan hệ tốt đẹp từ lịch sử, đặc biệt cuối những năm 90 của thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI chúng ta chứng kiến mối quan hệ ngày càng sâu đậm của Việt Nam và Singapore. Triển vọng của mối quan hệ này sẽ ngày càng tốt đẹp, điều đó được nhìn nhận ở các khía cạnh sau:

72

Thế kỷ XXI chứng kiến xu thế hoà bình và hội nhập, các nước ngày càng có xu hướng xích lại gần nhau hơn. Đây chính là cơ sở để khẳng định khu vực ASEAN nói riêng và quan hệ hợp tác chiến lược giữa Việt Nam – Singapore nói chung sẽ ngày càng bền chặt, duy trì quan hệ tương hỗ để cùng phát triển. Đây vừa là xu thế, vừa là tấm vé để hai nước có cơ hội thâm nhập tự do vào thị trường của nhau để tìm kiếm cơ hội hợp tác phát triển.

Thứ hai, sự phát triển của Việt Nam và Singapore là mối quan hệ lâu dài, được gây dựng từ quá khứ và thực tế mối quan hệ này rất phát triển và luôn được hai nước đẩy mạnh. Đây là nền móng vững chắc nhất khẳng định mối quan hệ giữa Việt Nam – Singapore sẽ càng phát triển bền chặt hơn nữa.

Thứ ba, “Tuyên bố chung về khuôn khổ hợp tác toàn diện giữa hai nước trong thế kỷ XXI” và “Hiệp định khung về kết nối Việt Nam – Singapore” được cả phía Việt Nam và Singapore đánh giá cao. Đây là cơ sở tạo ra mối quan hệ đầy triển vọng cho Việt Nam và Singapore trong tương lai. Thứ tư, Việt Nam và Singapore có nhiều mục tiêu chung vì cùng nằm trong các khuôn khổ hợp tác như ASEAN, APEC, ASEM… Điều này tạo cho hai nước mục tiêu chung trong những bước phát triển vĩ mô của khu vực và mục tiêu chung của toàn thế giới.

Thứ năm, hai nước Việt Nam – Singapore chưa hề có mâu thuẫn trực tiếp trong lịch sử phát triển, các cơ chế hợp tác hoàn toàn dựa trên cơ chế bình đẳng và cùng phát triển. Cơ chế hoà bình sẽ tiếp tục giúp mối quan hệ tốt đẹp của hai nước ngày càng đi lên.

Khu vực châu Á gần đây phát sinh nhiều biến động và nhiều vấn đề trở thành điểm nóng của khu vực và thế giới như vấn đề Biển Đông, Đài Loan,

73

Bắc Triều Tiên…. Việc giải quyết những bất đồng và tranh chấp này không thể do một nước, một bộ phận hoặc một vài nước quyết định mà đòi hỏi phải có sự hợp tác của các quốc gia trong khu vực trong đó có cả ASEAN và Việt Nam. Những điều kiện khách quan này khiến Việt Nam và Singapore ngày càng có nhiều cơ hội để có nhiều tiếng nói chung hơn nữa trong việc giải quyết tranh chấp hoặc các phát sinh mang tầm khu vực và quốc tế.

Xu thế hoà hoãn để tập trung phát triển kinh tế xã hội ngày càng được các nước quan tâm và Singapore là một trong những hình mẫu đất nước phát triển mà Việt Nam luôn hướng tới. Việc hợp tác với Singapore là bước đi chiến lược để rút ngắn hơn nữa khoảng cách giữa Việt Nam với các nước trên thế giới, đồng thời mở ra cơ hội mới để Việt Nam bắt nhịp cùng với xu hướng phát triển chung của toàn thế giới.

Một phần của tài liệu Quan hệ văn hóa, giáo dục Việt Nam -Singapore những năm đầu thế kỷ XXI tt (Trang 69)