Hợp tác về Văn hoá Việt Nam – Singapore

Một phần của tài liệu Quan hệ văn hóa, giáo dục Việt Nam -Singapore những năm đầu thế kỷ XXI tt (Trang 58)

Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, trật tự thế giới thay đổi. Trong một “thế giới phẳng”, thế giới không còn sự ngăn cách, theo những lập luận của học giả Thomas Frieldman, thì xu thế chung của toàn cầu ngày càng phát triển theo hướng hòa bình, hợp tác, đẩy mạnh đối thoại thay cho đối đầu, tăng cường hợp tác thay cho cạnh tranh. Trong bối cảnh đó, nhân tố văn hóa, công cụ mềm có sức quyến rũ và ngày càng nắm giữ vai trò quan trọng trong quyết sách và lựa chọn chiến lược của các quốc gia, ngày càng được nhắc đến nhiều bên cạnh những công cụ sở hữu sức mạnh quốc gia truyền thống, Đặc biệt,

60

các nước lớn rất quan tâm tới nguồn sức mạnh mềm này, họ xem việc đẩy mạnh việc phát triển văn hóa cũng quan trọng không kém trong việc củng cố và nâng cao vị thế của một quốc gia. Vì vậy, bên cạnh khía cạnh kinh tế, chính trị thì các hoạt động hợp tác về văn hoá luôn được chú trọng giữa các quốc gia, khu vực trên thế giới.

Từ giác độ Việt Nam trong những năm gần đây, nền văn hóa Việt Nam đã phần nào bị ảnh hưởng từ nền văn hóa du nhập từ các nước khác. Chúng ta thấy xuất hiện trên truyền hình Việt Nam các bộ phim Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật… các bộ phim từ “Tây Du Ký”, “Nàng Dae Jang Geum”, “Bản tình ca mùa đông” ăn sâu vào tiềm thức người Việt Nam từ trẻ nhỏ đến người già. Ăn theo phim ảnh, âm nhạc, các trào lưu thời trang Hàn Quốc, Nhật du nhập và được tầng lớp thanh thiếu niên Việt Nam ưa chuộng, được đem ra làm chuẩn mực để các nhà thời trang trong nước phát triển khuynh hướng thời trang của mình. Những sản phẩm công nghệ và tiêu dùng của các nước này được các diễn viên, ca sĩ lăng – xê ồ ạt trên tivi cũng nhanh chóng tạo nên cơn sốt và được người tiêu dùng ưa chuộng. Không chỉ có thế, lối sống, lối sinh hoạt của đông đảo thanh thiếu niên cũng bị ảnh hưởng bởi lối sống “Mỹ hóa”, “Tây hóa”, “Hàn Quốc hóa”… Khán giả trẻ Việt Nam sùng bái, tôn thờ các ca sĩ thần tượng Hàn Quốc đến độ mê muội. Nhiều nhà khoa học đã nói rằng “sử Trung Quốc người Việt Nam nắm rõ hơn chính người Trung Quốc”. Bằng những công cụ văn hóa đại chúng cực kỳ đơn giản, dễ dàng phổ biến, các nước này đã thành công trong việc xuất khẩu các yếu tố văn hóa, quảng bá đất nước, con người, các giá trị truyền thống, các mặt hàng trong nước đến với các nước khác, các khu vực khác trên thế giới.

Những ví dụ trên là bằng chứng hùng hồn chứng tỏ sức mạnh đặc biệt của công cụ mềm – văn hóa đối với những xã hội phát triển. Việt Nam và

61

Singapore, hai quốc gia luôn biết nắm bắt các xu thế thời đại, cũng nhanh chóng thích ứng và tìm chỗ đứng trong cơn bão văn hóa ồ ạt ấy. Cả Việt Nam và Singapore luôn hiểu rằng một đất nước mạnh là một đất nước có nền văn hoá phát triển và biết cách dùng công cụ mềm – văn hóa để gia tăng sức ảnh hưởng tới các dân tộc khác.

Nhận định được xu hướng này, Singapore và Việt Nam tích cực thực hiện các chương trình trao đổi văn hoá và giao lưu giữa các tổ chức quần chúng, các ngành, các cấp địa phương là những cầu nối phong phú và đa dạng giữa nhân dân hai nước Việt Nam – Singapore.

Tháng 4 năm 2007, Việt Nam và Singapore đã thỏa thuận để tăng cường các mối quan hệ hợp tác trong vòng 5 năm về di sản văn hóa, hai bên đã ký một bản ghi nhớ về sự đồng thuận này vào ngày 9 tháng 4 năm 2007. Trưởng phòng di sản văn hóa của bộ văn hóa thông tin Đặng Văn Bài và đại diện của Bộ thông tin, truyền thông và di sản, nghệ thuật quốc gia Singapore ông Michael Koh, đã đạt được sự thỏa thuận chính thức sau lễ ký kết. Sự kiện này đã tạo điều kiện để hai quốc gia phát triển hợp tác trong lĩnh vực di sản văn hóa bằng các hoạt động giao lưu trao đổi, triển lãm, chia sẻ kinh nghiệm về việc gìn giữ các di sản văn hóa dân tộc cũng như là nâng cao nhận thức về nền văn hóa độc đáo của mỗi quốc gia. Bộ di sản quốc gia Singapore đã lên kế hoạch tổ chức một triển lãm về văn hóa Việt Nam nhằm kỷ niệm 35 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Singapore. Việt Nam luôn xem trọng việc gìn giữ và quảng bá các giá trị văn hóa dân tộc đến với bạn bè quốc tế.

Những cuộc trao đổi, tiếp xúc của các tầng lớp quần chúng nhân dân, sự tham gia của các đoàn nghệ sĩ Việt Nam trong các Liên hoan nghệ thuật, việc trao đổi các đoàn học sinh, sinh viên giữa Việt Nam và Singapore đã góp

62

phần giúp cho nhân dân hai nước hiểu biết lẫn nhau nhiều hơn, toàn diện hơn về đất nước, con người. Trong đó, hoạt động hợp tác văn hoá nổi bật gần đây giữa Việt Nam và Singapore là chương trình “Duyên dáng Việt Nam”.

Chương trình Duyên dáng Việt Nam do Báo Thanh Niên tổ chức có hai buổi biểu diễn tại Nhà hát Esplanade-Concert Hall ở Singapore trong hai ngày 18-19/8/2007.

Có 3 điểm đáng nói trong chương trình Duyên dáng Việt Nam lần này. Ấn tượng nhất là sự xuất hiện lần đầu trên sân khấu nhà hát Esplanade. Những giai điệu âm nhạc dân tộc Việt Nam thông qua những ngón đàn tài năng của NSND Đỗ Lộc (đàn đá), Hải Phượng (đàn tranh), nhóm Mặt Trời Đỏ (đàn bầu, đàn nhị, đàn tranh, tì bà) và những giọng ca mượt mà, sâu lắng của ca sĩ Lan Hương, Quang Linh, nhóm Mặt Trời Đỏ. Những giai điệu quê hương này đã làm say đắm không ít khán giả người bản xứ và làm cho khán giả người Việt đang sinh sống xa quê cảm thấy gần gũi với quê hương hơn.

Từ xưa đến nay, hình ảnh của Việt Nam trong mắt người nước ngoài dường như chỉ gắn với hình ảnh chiến tranh. Đến thời bình, Việt Nam vẫn chưa có nhiều cách giới thiệu hình ảnh ra thế giới một cách tập trung và sinh động. Nếu chỉ giới thiệu nhan sắc hay cái đẹp của Việt Nam thì không khó, đây là "Duyên dáng Việt Nam", làm sao thể hiện được hình ảnh một Việt Nam hoà bình, đầy màu sắc văn hoá, tinh tế. Vì vậy, có thể xem đây là một bữa tiệc âm nhạc, lựa những món ngon nhất đưa ra cho người xem. Chính vì thế, âm nhạc dân tộc là nét đặc trưng không thể thiếu, phối hợp với dàn nhạc giao hưởng, có đủ các dòng nhạc (jazz, nhạc nhẹ, dân gian, hàn lâm...) để tạo ra bức tranh toàn cảnh về âm nhạc Việt Nam.

63

Ngày 24/5/2012, các Hội nghị lần thứ 5 Bộ trưởng Văn hóa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Hội nghị Bộ trưởng Văn hóa lần thứ 5 giữa ASEAN với ba nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc (10 + 3), và Hội nghị lần thứ nhất Bộ trưởng Văn hóa ASEAN - Trung Quốc (10+1) đã khai mạc tại Singapore.

Các hội nghị lần này nhằm mục tiêu thúc đẩy sự phát triển văn hóa và nghệ thuật, bảo tồn các di sản văn hoá và phát triển ngành văn hoá và nghệ thuật trong khu vực.

Trong diễn văn khai mạc, Bộ trưởng Thông tin, Truyền thông và Nghệ thuật Singapore Yaacob Ibrahim đã khẳng định những nỗ lực to lớn của ASEAN nhằm mở rộng rộng hợp tác giữa ASEAN với các đối tác khi cho rằng "trong những năm qua, đã có nhiều cuộc trao đổi giữa ASEAN với các nước đối tác trong các lĩnh vực nghệ thuật, di sản văn hóa, thông tin và truyền thông đại chúng, qua đó giúp tăng cường tình hữu nghị và hiểu biết lẫn nhau." Tại Hội nghị 10+1, Bộ trưởng Văn hóa Trung Quốc Thái Vũ và những người đồng cấp ASEAN đã thảo luận về việc thiết lập cơ chế đối thoại ASEAN -Trung Quốc cấp bộ trưởng văn hóa (sẽ là cơ chế đối thoại cấp bộ trưởng thứ 12 giữa hai bên), các biện pháp nhằm tăng cường hợp tác thực chất trong các lĩnh vực ưu tiên, tiến tới xây dựng Kế hoạch hành động về hợp tác văn hóa 10+1 cũng như các vấn đề khác mà hai bên cùng quan tâm.

Tại hội nghị 10+3, hai bên đã cùng nhau trao đổi quan điểm về việc mở rộng các lĩnh vực hợp tác văn hóa. Đây là lần đầu tiên Singapore đăng cai tổ chức các hội nghị như vậy của ASEAN. Trong dịp này, Singapore cũng đã được chọn là Thành phố văn hóa của ASEAN giai đoạn 2012-2013.

64

Cả hai bên đã đưa ra các quy chế hợp tác về văn hoá với nhau, tuy nhiên cả Việt Nam và Singapore cần nỗ lực hơn nữa nhằm đẩy mạnh hợp tác giao lưu văn hoá giữa hai nước. Sự tương đồng về văn hoá của Singapore và Việt Nam bắt nguồn từ rất lâu và kéo dài cho đến tận ngày nay vì sự giống nhau về lịch sử khi cả hai nước cùng chịu ảnh hưởng to lớn của nền văn hoá Trung Quốc qua thời gian dài bị đô hộ. Cộng đồng người Trung Quốc hiện chiếm tỷ lệ cao nhất trong cộng đồng các dân tộc tại Singapore. Vì vậy, ảnh hưởng của văn hoá Trung Quốc đến Singapore là không nhỏ. Việt Nam cũng là một trong những nước bị ảnh hưởng lớn nhất văn hoá Trung Quốc. Chúng ta có thể khẳng định rằng, sự tương đồng về văn hoá giữa Việt Nam và Singapore cũng sẽ là cầu nối để xúc tiến quan hệ văn hoá giữa hai nước trong tương lai.

Một phần của tài liệu Quan hệ văn hóa, giáo dục Việt Nam -Singapore những năm đầu thế kỷ XXI tt (Trang 58)