Sau những ngày tháng đấu tranh gian khổ và đẫm máu để giành được độc lập dân tộc, năm 1975 Việt Nam chính thức giành lại được quyền tự quyết cho dân tộc mình. Nước Việt Nam quy về một mối. Tuy nhiên, khó khăn vẫn chưa chấm dứt mà Việt Nam lúc này lại bước sang thời kỳ khó khăn mới: khó khăn vì bị bao vây và cấm vận bởi các nước phương Tây, các nước xã hội chủ nghĩa anh em bắt đầu gây khó khăn và có những động thái hoà hoãn. Đặc biệt, Trung Quốc tăng cường gây sức ép với Việt Nam một cách trực diện. Cùng với những khó khăn ấy là “vấn đề Campuchia”. Đây thực sự là những thách thức lớn đối với các nhà lãnh đạo non trẻ Việt Nam.
Quan hệ Việt Nam – Singapore cũng không nằm ngoài những khó khăn chung ấy nhưng xét riêng về lĩnh vực kinh tế, dù bị cấm vận nhưng việc trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Singapore vẫn tiếp tục phát triển.
Trong các năm từ 1975 – 1985, mặc dù bị cấm vận nhưng Singapore và Việt Nam vẫn duy trì mức trao đổi thương mại tương đối lớn. Có thể nói Singapore là cây cầu nối giữa Việt Nam và cộng đồng quốc tế trong những năm bị bao vây cấm vận.
Năm 1985, thương mại hai chiều Việt Nam – Singapore chiếm hơn 400 triệu USD, tương đương với Nhật Bản, gấp đôi Hồng Kông [13, tr.126]. Các loại hàng hoá chủ yếu Singapore xuất sang Việt Nam bao gồm: máy móc, hoá chất, phân bón, sợi bông … Singapore nhập của Việt Nam các mặt hàng than, cao su, nông sản, hải sản, hàng thủ công mỹ nghệ… Tuy lượng giao dịch
28
thương mại giữa hai nước chưa nhiều nhưng điều này vẫn có những đóng góp quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam bởi lúc này Việt Nam đang bị bao vây và cô lập về kinh tế.
Cùng với Nhật Bản, Singapore giai đoạn này là một trong những nước đứng đầu về tỷ trọng buôn bán thương mại với Việt Nam. Từ cuối năm 1985 đến đầu năm 1990, các nước phương Tây càng thắt chặt cấm vận đối với Việt Nam. Ngay cả Singapore cũng thực hiện chính sách cấm vận đối với Việt Nam nên các số liệu về kinh tế, thương mại, đầu tư trong giai đoạn này không được các nước công bố. Tuy vậy, theo Business Times số ra ngày 13/1/1992 thì đến năm 1990 Singapore đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam với tổng giá trị thương mại hai chiều đạt 812 triệu USD, vượt qua đối thủ cạnh tranh Nhật Bản là 794 triệu USD. Các mặt hàng chủ yếu Singapore xuất sang Việt Nam bao gồm các sản phẩm hoá dầu, các thiết bị điện tử. Việt Nam xuất sang Singapore các mặt hàng gồm gạo, bắp, đậu phộng, cà phê, cao su, hải sản, dầu thô…
Thập niên 90 của thế kỷ 20 tiếp tục chứng kiến những triển vọng phát triển thương mại giữa Việt Nam – Singapore. Đặc biệt, năm 1991, Chính phủ Singapore đã xoá bỏ lệnh cấm đầu tư vào Việt Nam. Tháng 4/1992, hai nước đã ký kết Hiệp định hàng hải về vận tải đường biển và thống nhất những quy chế có lợi nhất cho mỗi nước trong việc sử dụng hải cảng của nhau để phát triển thương mại.Với tư cách là thương cảng quốc tế quan trọng, việc Singapore mở rộng các ưu đãi với Việt Nam đã tạo điều kiện quan trọng nhất cho Việt Nam trong việc hội nhập vào thị trường thế giới. Những ưu đãi này thúc đẩy ngoại thương giữa hai nước tăng lên một cách nhanh chóng, Singapore trở thành nước dẫn đầu về khối lượng buôn bán của các nước trong khu vực ASEAN với Việt Nam, Singapore thường xuyên chiếm 3/5 toàn bộ
29
khối lượng buôn bán của các nước ASEAN với Việt Nam. Năm 1993, Việt Nam xuất khẩu sang Singapore lượng hàng hoá có giá trị 568,932 SGD, nhập từ Singapore lượng hàng hoá có giá trị 1.582,449 SGD.
Bảng 1.2: Thương mại giữa Việt Nam - Singapore (1996 – 2000)
Đơn vị: Ngàn SGD
1996 1997 1998 1999 2000
Xuất sang Singapore 614.89 807.28 709.18 888.04 1,413.22 Nhập từ Singapore 2,410,717.00 2,437,424.00 2,530,990.00 2,532.48 3,835.97
Tổng cán cân 2,411,331.89 2,438,231.28 2,531,699.18 3,420.52 5,249.19
Nguồn: Cục phát triển thương mại Singapore các năm 1999 - 2001
Như vậy quan hệ kinh tế Việt Nam – Singapore giai đoạn này khá phát triển. Các con số về trao đổi thương mại tuy không đáng kể so với Singapore nhưng lại tạo nên những tiền đề hết sức quan trọng cho nền kinh tế Việt Nam. Xu thế hoà bình, hợp tác, tăng cường đối thoại sau Chiến tranh lạnh cộng với vấn đề Campuchia đang được giải quyết thuận lợi hứa hẹn một bước phát triển mới trong quan hệ Việt Nam – Singapore trong thế kỷ XXI.