Hợp tác về Giáo dục Việt Nam – Singapore

Một phần của tài liệu Quan hệ văn hóa, giáo dục Việt Nam -Singapore những năm đầu thế kỷ XXI tt (Trang 47)

Sau khi Việt Nam gia nhập ASEAN, Singapore trở thành một trong những nước đi đầu trong quan hệ hợp tác kinh tế, chính trị với Việt Nam. Ngoài các Khuôn khổ hợp tác về kinh tế, nhiều Khuôn khổ hợp tác trong các lĩnh vực khác cũng được ký kết trong đó có hợp tác về giáo dục. Theo Tuyên bố chung về Khuôn khổ hợp tác toàn diện Việt Nam – Singapore trong thế kỷ XXI (3/2004) và Hiệp định khung về kết nối Việt Nam – Singapore thì ngoài

49

các lĩnh vực hợp tác chính như kinh tế, thương mại, đầu tư thì lĩnh vực văn hoá, giáo dục cũng được hai nhà nước chú trọng phát triển.

Từ năm 1992, Singapore lập ra chương trình hợp tác Singapore (SCP) do Vụ hợp tác kỹ thuật thuộc Bộ Ngoại giao quản lý. SCP được nhìn nhận là phương thức mà qua đó Singapore muốn chia sẻ với các nước đang phát triển những kỹ năng công nghệ và hệ thống mà Singapore đã học và thu thập được trong những năm phát triển. Triết lý của SCP là “cho ai con cá thì họ sẽ ăn hết trong ngày, giúp ai cách bắt cá thì họ có cái ăn cả đời”. Đây là tư tưởng xuyên suốt trong các quan hệ hợp tác về giáo dục giữa Singapore với ASEAN nói chung và với Việt Nam nói riêng. Tính đến 2006 Singapore đã nhận đào tạo khoảng 42.000 người từ 162 nước trong đó có Việt Nam [50].

Sau khi Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN, quan hệ hợp tác giáo dục Singapore – Việt Nam được thực hiện chủ yếu thông qua các kênh sau: Cá nhân tự túc đi du học; Hợp tác song phương giữa các cơ sở đào tạo Việt Nam và Singapore; Hợp tác đào tạo theo chính sách và chỉ tiêu của nhà nước cấp. Phía Singapore đã tích cực hỗ trợ và giúp đỡ Việt Nam đào tạo nhân lực trong các lĩnh vực: khoa học kỹ thuật, công nghệ, quản lý… tiêu biểu là các dự án: Trung tâm đào tạo kỹ thuật tại Bình Dương từ 1997 đến năm 2003 đã đào tạo được hơn 800 công nhân kỹ thuật có tay nghề; dự án Trung tâm đào tạo Việt Nam – Singapore tại Hà Nội từ tháng 11/2001 đến 2004 đã đào tạo, bồi dưỡng cho hơn 400 cán bộ Việt Nam [1, tr. 2]. Thông qua các quỹ phát triển khác nhau, Chính phủ Singapore hàng năm đã cấp hàng trăm suất học bổng cho sinh viên Việt Nam đến nước này học tập.

Trước xu thế hội nhập khu vực và quốc tế, Singapore nhận ra cần phải thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước thành viên cũ và mới. Do vậy,

50

tại Hội nghị Cấp cao không chính thức họp ở Singapore năm 2000, Singapore đã đưa ra Sáng kiến Hội nhập ASEAN (IAI). Trong khuôn khổ sáng kiến này, tháng 2 năm 2003, hai nước đã thành lập tại Hà Nội Trung Tâm đào tạo Việt Nam – Singapore (VSTC). Nhiệm vụ của VSTC là mở các lớp đào tạo, tập huấn và hội thảo cho cán bộ Việt Nam về các lĩnh vực mà hai bên cùng xác định và lựa chọn. Cho đến nay, hàng trăm cán bộ đã qua các lớp đào tạo và tập huấn do VSTC tổ chức. Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN X họp tại Viên Chăn năm 2005, Singapore tuyên bố bổ sung thêm 28,9 triệu đô la Singapore cho IAI nhằm thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa việc đào tạo cán bộ quản l ý cho bốn nước thành viên mới.

Nhờ Chương trình học bổng Singapore dành cho các nước ASEAN, hàng trăm học sinh và sinh viên Việt Nam hiện đang học tập tại một số trường Trung học và ba trường đại học công lập Singapore. Bên cạnh đó, hàng nghìn sinh viên Việt Nam đang học theo chế độ tự túc tại các cơ sở đào tạo đại học tư nhân của Singapore, kết hợp với các trường đại học của Mỹ, Anh và Australia.

Ngày 21/4/2005, Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm xây dựng, phát triển giáo dục và ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo giữa Việt Nam và Singapore được tổ chức. Đây là cơ hội để các nhà quản lý giáo dục hai nước mở rộng quan hệ hợp tác, liên kết đào tạo, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo trong tương lai.

Trong khuôn khổ hợp tác ASEAN, Bộ Giáo dục Singapore đã dành 155 học bổng đào tạo bậc phổ thông trung học cho Việt Nam. Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo ở bậc phổ thông, những học sinh này sẽ học tiếp 2 năm tiền đại học và được vay tiền để học tiếp bậc đại học. Đối với bậc đào tạo đại

51

học, mỗi năm Chính phủ Singapore dành 60 suất học bổng cho học viên của các nước thành viên mới của ASEAN, trong đó có Việt Nam [51].

Ngày 9/10/2007, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân đã tiếp Bộ trưởng Bộ Giáo dục Singapore Tharman Shanmugaratnam. Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân và Bộ trưởng Bộ Giáo dục Singapore Tharman Shanmugaratnam đã cùng nhau trao đổi về các vấn đề liên quan đến thực trạng giáo dục đào tạo của Việt Nam và Singapore hiện nay cũng như việc hợp tác giáo dục đào tạo giữa hai nước.

Phó Thủ tướng cho biết, hiện nay, ngành giáo dục Việt Nam đang đẩy mạnh việc thực hiện đào tạo theo nhu cầu xã hội nhằm cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là cho các doanh nghiệp. Đồng thời, trong vòng 3 năm tới, Việt Nam sẽ tiến hành nghiên cứu, xây dựng và triển khai việc điều chỉnh nhận thức của toàn xã hội về chất lượng đào tạo đại học. Ngoài ra, trong năm học này, các trường đại học sẽ tiến hành việc đánh giá hiệu trưởng thông qua giảng viên, và đánh giá giảng viên thông qua sinh viên...

Phó Thủ tướng mong muốn, bằng kinh nghiệm của mình, Singapore sẽ tích cực hỗ trợ và giúp đỡ Việt Nam trong lĩnh vực này, hy vọng hai nước sẽ đẩy mạnh hơn nữa hợp tác có hiệu quả trong lĩnh vực giáo dục đào tạo.

Bộ trưởng Tharman Shanmugaratnam khẳng định, Singapore sẽ giúp Việt Nam đào tạo các nhà quản lý giáo dục từ cấp Trung ương tới địa phương, tới tận cấp trường và nâng cao năng lực giảng dạy cho giáo viên tiếng Anh.

Phía Singapore đề nghị Bộ Giáo dục hai nước nên phối hợp, chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo học sinh tài năng. Việt Nam có thể gửi hiệu trưởng các trường chuyên sang Singapore để tham khảo thực tiễn từ mô

52

hình các trường chuyên ở đây. "Singapore sẵn sàng hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm với Việt Nam trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực", Bộ trưởng nhấn mạnh.

Sau buổi tiếp đón, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân và Bộ trưởng Tharman Shanmugaratnam đã cùng chứng kiến Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ xây dựng Trung tâm đào tạo chất lượng cao Việt Nam - Singapore.

Ngày 11/3/2007, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân cùng Bộ trưởng Bộ Tài chính và Giáo dục Singapore đã chứng kiến lễ khai trương Trung tâm Đào tạo chất lượng cao Việt Nam - Singapore (VSCEE). Đây là kết quả của quá trình hợp tác chặt chẽ, bền vững giữa hai Chính phủ Việt Nam và Singapore, giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Việt Nam và Bộ Giáo dục Singapore, giữa Học viện Quản lý giáo dục Việt Nam (NIEM) và Học viện Giáo dục Singapore (NIE). Chương trình đào tạo chất lượng cao lãnh đạo giáo dục Việt Nam của VSCEE được xây dựng dựa trên Chương trình đào tạo dành cho lãnh đạo giáo dục rất thành công của Singapore. Chương trình này đã đào tạo những nhà lãnh đạo giáo dục chuyên nghiệp xuất sắc hàng đầu cho các trường học của Singapore trong những năm qua.

Tại Việt Nam, nội dung đào tạo của VSCEE sẽ bao gồm các chương trình: Nâng cao năng lực quản lý cho hiệu trưởng các trường phổ thông do NIEM và NIE liên kết xây dựng, đào tạo và cấp chứng chỉ; Đào tạo sau đại học, chương trình cấp bằng Thạc sỹ ngôn ngữ ứng dụng, chương trình cấp bằng sau đại học về giảng dạy tiếng Anh; Đào tạo tiếng Anh...

Trong tương lai VSCEE sẽ là Trung tâm hàng đầu về đào tạo chất lượng cao các nhà lãnh đạo, quản lý giáo dục của Việt Nam và một số nước trong khu vực.

53

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh, Chính phủ Việt Nam và Bộ GD& nhận thức sâu sắc vai trò quan trọng của nhà giáo và cán bộ quản lý như là yếu tố quyết định đến chất lượng giáo dục. Việc chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm với các quốc gia có những thành công nhất định về phát triển giáo dục và kinh tế - xã hội sẽ giúp Việt Nam nhanh chóng phát triển, theo kịp các nước trong khu vực và quốc tế.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tin tưởng rằng VSCEE sẽ được định hướng và vận hành một cách có chất lượng và hiệu quả để hoàn thành được sứ mạng chuẩn bị nguồn nhân lực lãnh đạo, quản lý giáo dục thế kỷ 21 cho Việt Nam và một số nước trong khu vực.

Phó Thủ tướng mong muốn, các học viên của VSCEE sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ học tập, đóng góp vào việc xây dựng chương trình đào tạo và sẽ trở thành những giảng viên nòng cốt đào tạo các hiệu trưởng phổ thông và các cán bộ quản lý giáo dục trong tương lai. Năm 2008, VSCEE đã đào tạo khoảng 150 giảng viên cấp quốc gia; 128 tư vấn, giám sát viên cấp tỉnh/thành phố; 330 đào tạo viên cấp tỉnh/thành phố; 1920 hiệu trưởng các trường phổ thông; 1 khóa đào tạo Thạc sĩ Quản lý giáo dục. Năm 2009 và năm 2010, mỗi năm VSCEE bồi dưỡng khoảng 14000 hiệu trưởng các trường phổ thông.

Chương trình hợp tác Singapore (SCP) được thành lập vào năm 1992 nhằm mục đích cung cấp và hỗ trợ kỹ thuật cho các nước khác.Với việc chia sẻ kinh nghiệm và chuyên môn của mình, đặc biệt trong phát triển nguồn nhân lực và mục tiêu phát triển kinh tế với các nước khác thay vì cung cấp tài chính trực tiếp.Đến nay chương trình này đã đào tạo được hơn 80.000 quan chức chính phủ từ 170 quốc gia trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, châu Phi , Trung Đông, Đông Âu, châu Mỹ Latin và vùng Caribe.

54

Mặc dù SCP đào tạo ở nhiều khu vực trên thế giới như vậy, nhưng tập trung chủ yếu của nó vẫn là khu vực ASEAN.Các chương trình được SCP hợp tác đào tạo tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực như quản trị và hành chính công, thương mại và phát triển kinh tế, môi trường và quy hoạch đô thị, hàng không dân dụng, giao thông vận tải, quản lý cảng biển, giáo dục, y tế, công nghệ thông tin và truyền thông (ICT).

Singapore cung cấp và hỗ trợ kỹ thuật đáng kể cho các thành viên mới của ASEAN như Cambodia, Lào, Myanmar và Việt Nam thông qua sáng kiến hội nhập ASEAN (IAI). IAI đã được ra bởi cựu thủ tướng Goh Chok Tong tại hội nghị thượng đỉnh thứ 4 ASEAN vào năm 2000 để tăng cường cho các quốc gia trong ASEAN và thúc đẩy hội nhập ASEAN. Singapore đã thành lập trung tâm đào tạo khu vực IAI tại Việt Nam để tiến hành các khóa đào tạo trong các lĩnh vực như tiếng Anh Thương mại, Tài chính và công nghệ thông tin.Ngoài ra Singapore còn hợp tác với 44 quốc gia và các tổ chức quốc tế quan trọng khác để cùng nhau cung cấp hỗ trợ kỹ thuật trong khuôn khổ của chương trình Quốc gia thứ ba (TCTP). Bằng việc chia sẻ tài nguyên, khai thác mạng lưới của nhau để cung cấp và hỗ trợ tốt hơn chất lượng kỹ thuật, để tiếp cận với một số lượng lớn thành viên tham gia.

Bảng 2.1: Bản trích yếu hợp tác đào tạo Việt Nam – Singapore

Khóa học Bắt đầu Kết thúc

Human Resource Management in the Public

Sector 21 May 2012 25 May 2012

55

Development Strategies for Small Medium

Enterprises (SMEs) 4 Jun 2012 8 Jun 2012

English Language Series: Basic English

Language and Communication Skills 11 Jun 2012 6 Jul 2012 Trade Single Electronic Window Plannning,

Implementation and Operations 9 Jul 2012 13 Jul 2012 The Logistics and Planning of Meetings,

Conventions and Exhibitions 23 Jul 2012 27 Jul 2012 Climate Change, Energy and Environment 30 Jul 2012 3 Aug 2012 Management and Leadership Skills for the

Public Sector 13 Aug 2012 17 Aug 2012

Trade Facilitation Series: Foundation Course on Economic

Development and Trade Facilitation

20 Aug 2012 31 Aug 2012

Basic Note-taking 10 Sep 2012 14 Sep 2012

Investment Promotion Series: Foundation Course on

Investment Promotion Strategies

17 Sep 2012 21 Sep 2012

Effective ICT Management 24 Sep 2012 5 Oct 2012

IT Security Series: Foundation Course on

Server Administration and Networking 8 Oct 2012 19 Oct 2012

Public Administration Series: Foundation

56

Public Administration and Governance

Public Private Partnership in Development of

Infrastructure Projects 22 Oct 2012 31 Oct 2012 Public Speaking and Effective Presentation

Skills 5 Nov 2012 9 Nov 2012

Tourism Development Series: Foundation Course on Tourism

Development and Management

12 Nov 2012 17 Nov 2012

Intermediate Course in Microsoft Office 2007 3 Dec 2012 14 Dec 2012

English Language Series: Intermediate

English Language and Communication Skills 3 Dec 2012 21 Dec 2012

Trade Facilitation Series: Intermediate Course on Trade

Liberalisation through World Trade Organisations and Agreements

7 Jan 2013 10 Jan 2013

IT Security Series: Intermediate Course on

Managing IT Security 7 Jan 2013 18 Jan 2013

Investment Promotion Series: Intermediate Course on

Private Sector Development and Foreign Direct Investments

21 Jan 2013 25 Jan 2013

Project Proposal Writing in ASEAN 28 Jan 2013 1 Feb 2013

Public Administration Series: Public

57

Effective Negotiation Skills 25 Feb 2013 1 Mar 2013

Tourism Development Series: Intermediate Course on

Strategic Tourism Development

4 Mar 2013 8 Mar 2013

The Essentials of Business Writing 11 Mar 2013 15 Mar 2013 Nguồn [52] Quỹ Temasek là một tổ chức nhân đạo phi lợi nhuận của Singapore, nơi tìm kiếm và mang đến sự phát triển cũng như tương lai tươi sáng, hy vọng và nhiều cơ hội giành cho người dân châu Á. Temasek cùng với các đối tác xây dựng các chương trình phát triển con người thông qua các vấn đề sức khỏe, giáo dục, nghiên cứu, các chương trình liên kết cộng đồng, các chương trình xây dựng viện nghiên cứu quản lý và các vấn đề dân tộc, chương trình khắc phục các hậu quả của thảm họa thiên nhiên.

Đối với Việt Nam, quỹ học bổng Temasek trong giai đoạn đầu sẽ đào tạo các lãnh đạo làm trong lĩnh vực giáo dục của Việt Nam. Quỹ Temasek đã hợp tác với viện nghiên cứu giáo dục quốc gia, viết tắt NIE (National Institue of Eduaction) trực thuộc đại học công nghệ Nanyang – Singapore, phối hợp với viện quản lý giáo dục Việt Nam để xây dựng chương trình đào tạo lãnh đạo các trường và các quan chức trong ngành giáo dục với sự giúp đỡ của trung tâm phát triển giáo dục chất lượng cao Việt Nam – Singapore (VSCEE). Quỹ này đã mang đến hơn 2,1 triệu đô la Singapore để hỗ trợ cho giai đoạn đầu của việc đào tạo. Theo đó 480 lãnh đạo của các trường đã được đào tạo trong năm 2008 dưới sự hợp tác của 3 viện trên. Họ được đào tạo về những mô hình quản lý trường học mới nhất cũng như là kinh nghiệm hiệu quả nhất

58

của Singapore trong việc xây dựng hệ thống trường học. Cụ thể thì chương trình này bao gồm những nội dung sau:

- 150 cán bộ đến từ 64 tỉnh thành được tham gia khóa học hai tuần về quản lý giáo dục giành riêng cho cán bộ Việt Nam tại Singapore.

- 330 cán bộ tỉnh lẻ sẽ được tham gia khóa học hai tuần tại viện nghiên cứu và quản lý giáo dục với sự hợp tác của viện nghiên cứu giáo dục và viện quản lý giáo dục, sau đó họ có một tuần ghé thăm Singapore để tiếp cận với các trường tại đây.

- 30 lãnh đạo của các trường tham gia khóa đào tạo tại Singapore cuối tháng 3 năm 2008.Chương trình này dự định sẽ đào tạo 1920 lãnh đạo các trường đại học tại Việt Nam để phục vụ cho các tỉnh thành.

- Mục đích của quỹ Temasek là giúp cộng đồng châu Á phát triển khả năng nội tại và mang đến cho những nhà điều hành và quản lý giáo dục khả

Một phần của tài liệu Quan hệ văn hóa, giáo dục Việt Nam -Singapore những năm đầu thế kỷ XXI tt (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)