Cho vay trung và dài hạn

Một phần của tài liệu luận văn tài chính ngân hàng cao hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng Cổ phần Thương Mại Đông Nam Á (SeAbank) Hải Dương (Trang 38)

- Phương pháp khác

2.3.1.3Cho vay trung và dài hạn

9 64,3 231.32 12,16 212.4 ,8 Dư nợ cho vay công nghiệp

2.3.1.3Cho vay trung và dài hạn

Do lượng vốn cho vay chưa thực sự dồi dào do đó dư nợ trung và dài hạn còn chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng dư nợ, một phần do tính rủi ro cho vay trung và dài hạn là cao hơn so với cho vay ngắn hạn, do đó hiện nay ngân hàng cho vay trung và dài hạn với lượng vốn ít, tập trung chủ yếu vào các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả. Chúng ta hãy xem bảng sau.

Bảng 2.6 Kết cấu cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng SeAbank chi nhánh Hải Dương

(Đơn vị: 1.000.000 đồng)

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh 2013/2012 So sánh 2014/2013 Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TL (%) Số tiền TL (%) Dư nợ cho vay nông

nghiệp 355.215 67,94 374.422 76,70 335.132 48,0 19.207 5,41 -39.290 -10,49 Dư nợ cho vay công

nghiệp và thương mại 126.894 23,27 66.034 13,53 301.657 43,84 -60.860 -47,96 235.623 356,82 Dư nợ cho vay tiêu

dùng 13.906 2,66 6.273 1,28 6.943 1,01 -7.633 -54,89 670 10,68

Dư nợ cho vay kinh

doanh bất động sản 25.416 4,86 18.016 0,41 16.248 2,36 -6.400 -22,07 -2.232 -10,95 Dư nợ cho vay khác 22.047 1,27 22.371 8,08 30.402 4,09 324 1,47 8.031 35,90 Tổng dư nợ 522.833 100 488.196 100 688.152 100 -34.637 -6,62 199.956 40,96

(Nguồn: Báo cáo tài chính của chi nhánh SeAbank Hải Dương)

Cũng giống như cho vay ngắn hạn. Dư nợ cho vay chủ yếu vẫn là 2 ngành chính là nông nghiệp, công nghiệp và thương mại chiếm gần 90% so với tổng dư nợ. Dư nợ qua các năm đạt 522.833 triệu đồng ở năm 2012, 488.196 triệu đồng ở năm 2013 và 688.152 triệu đồng ở năm 2014. Dễ dàng nhận thấy điểm lùi trong kinh doanh ở năm 2013 khi liên tục tăng trưởng âm ở nhiều ngành cả ở ngắn hạn lẫn trung và dài hạn. Cho thấy năm 2013 là một năm nhiều khó khăn như thế nào đối với Ngân hàng. Nhưng cũng chỉ một năm sau đó do công tác cho vay vốn của ngân hàng đang được tiến hành từng bước có hiệu quả nên các khoản vay trung và dài hạn có khả năng thu hồi nhanh, an toàn vốn và lãi, không có hiện tượng trở thành nợ quá hạn.

Bước sang năm 2014 dư nợ cho vay trung và dài hạn đã có nhiều điểm sáng hơn dù cho những tăng trưởng ấy vẫn còn khá là nhẹ. Ví dụ như dư nợ cho vay tiêu dùng tăng từ 6.273 triệu đồng lên 6.943 triệu đồng dù con số tăng ấy khá là khiêm tốn nhưng nhìn chung vẫn còn tốt hơn so với năm trước đó khi dư nợ cho vay tiêu dùng sụt 54,89% tức là giảm hơn một nửa chỉ sau có từ 2012-2013.

Dư nợ cho vay công nghiệp và thương mại cũng theo gót cho vay ngắn hạn tăng 356,82% từ 66.034 triệu đồng lên tới con số đáng kinh ngạc 301.657 triệu đồng chỉ sau có một năm khủng hoảng trước đó chiếm tỉ trọng sấp sỉ gần bằng tỉ trọng của dư nợ cho vay nông nghiệp là 43,84% so với 48,0%.

Những khoản cho vay trung và dài hạn này rất cần thiết đối với việc đầu tư, phát triển của doanh nghiệp. Các khoản cho vay trung dài hạn đầu tư đối với sản xuất đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ thẩm định có nghiệp vụ vững vàng. Ngân hàng chú trọng vào việc đầu tư có hiệu quả, đầu tư cho những dự án có tính khả thi cao. Mặc dù lượng vốn trung và dài hạn mà Ngân hàng cho các thành phần kinh tế vay chiếm một lượng rất nhỏ trong tổng doanh số cho vay. Nhưng lượng vốn cho vay này trong những năm qua có một bước phát triến đáng kể và Ngân hàng cần tiếp tục duy trì tốc độ phát triển như hiện nay.

Nhìn chung mối tương quan giữa cho vay ngắn hạn, cho vay trung và dài hạn khá chặt chẽ vậy nên nếu đẩy mạnh được cả cho vay ngắn hạn lẫn trung và dài hạn sẽ là biện pháp tốt nhất giúp doanh nghiệp phát triển một cách ổn định và vững vàng hơn để kênh cho vay ngày một uy tín và chất lượng.

Một phần của tài liệu luận văn tài chính ngân hàng cao hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng Cổ phần Thương Mại Đông Nam Á (SeAbank) Hải Dương (Trang 38)