Kết quả và thành tựu chủ yếu:
Trong quá trình lãnh chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Trà Vinh bán sát vào tình hình thực tế trên địa bàn tỉnh nhà thấy được vấn đề chính sách tôn giáo đối với
Phật giáo Nam tông Khmer liên quan mật thiết với chính sách dân tộc đối với đồng bào dân tộc Khmer nên có sự phối hợp, lồng ghép giữa hai chính sách này. Từ đó đã mang lại nhưng kết quả thiết thực như xóa đói, giảm nghèo, đào tạo nghề, giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động, thực hiện tốt các chương trình, mục tiêu Quốc gia như Chương trình 135, 134, 35,…đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống 15,45 % so với Sóc Trăng là 32,99% [14, tr.7] nâng cao đời sống cho vật chất và tinh thần cho đồng bào dân tộc Khmer.
* Về thực hiện Chương trình 135:
Từ năm 2003-2007, tỉnh được Trung ương đầu tư 183.409,28 triệu đồng để thực hiện các dự án thuộc chương trình 135 như: xây dựng cơ sở hạ tầng và trung tâm cụm xã, tỉnh đã đầu tư 434 hạng mục công trình các loại với tổng vốn đầu tư 164.053,28 triệu đồng, trong đó 311 hạng mục công trình cơ sở hạ tầng (113.423,96 triệu đồng) và 59 hạng mục công trình thuộc trung tâm cụm xã (26.915,32 triệu đồng); dự án ổn định phát triển sản xuất gắn bó với chế biến tiêu thụ sản phẩm 7.476 triệu đồng, dự án sắp xếp bố trí dân cư ở những nơi cần thiết 12.870 triệu đồng, dự án đào tạo bồi dưỡng cán bộ được 72 lớp, có 7.414 học viên tham dự, với kinh phí 2.840 triệu đồng. Riêng dự án hỗ trợ phát triển sản xuất 6000 triệu đồng đang triển khai dự án. Thực hiện chương trình lồng ghép khác từ nguồn vốn hỗ trợ của bộ. Song song đó, trong 3 năm năm (2002-2004), tỉnh đã dùng ngân sách địa phương để đầu tư cho 04 xã nghèo của tỉnh đang xây dựng 9 hạng mục công trình với tổng vốn đầu tư là 1,6 tỷ đồng. Cuối 2008 đầu năm 2009, tỉnh đã hoàn thành 90% so với tiêu đề ra [3, tr.12].
* Về thực hiện chính sách trợ giá, trợ cước:
Qua 05 năm thực hiện chính sách trợ giá, trợ cước, tỉnh tổ chức triển khai 04 mặt hàng là giống cây trồng, muối I ốt, giống thủy sản 7.470.596.000 đồng, muối I ốt cấp không thu tiền là 2.884.230.000 đồng, giống thủy sản 373.174.000 đồng và dụng cụ truyền thanh 734.000.000 đồng. Qua thực hiện chính sách trợ giá, trợ cước, vùng thụ hưởng hầu hết đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có những giống mới phù hợp với thỗ nhưỡng từng vùng, bảo đảm đạt năng suất, chất lượng cao, có sức kháng rầy, trong tổ chức triển khai thực hiện Ban Thường vụ thường xuyên
kiểm tra, đảm bảo lợi ích chính đáng hợp pháp của người thụ hưởng. Từ đó, đồng bào rất vui mừng phấn khởi và tin tưởng vào chủ trương chính sách của Đảng và tích cực lao động sản xuất, cải thiện và nâng cao đời sống của đồng bào. Đến cuối năm 2012 kết quả thực hiện đạt 100% so với kế hoạch [3, tr.12].
* Về Chính sách hỗ trợ tín dụng cho người nghèo:
Thực hiện Quyết định số 32 của Thủ tướng Chính phủ, năm 2008 tỉnh được phân bổ 2 tỷ đồng để thực hiện cho vay vốn phát triển sản xuất đối với đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn. Đến nay Ngân hàng Chính sách xã hội đã giải ngân đạt 100% so với chỉ tiêu giao. Ngoài ra, Ngân hàng Chính sách xã hội đã cho 62.557 lượt hộ vay vốn xóa đói giảm nghèo với tổng doanh số 435.458 triệu đồng, trong đó có 18.767 lượt hộ Khmer vay với số tiền 130.637 triệu đồng [3, tr.12].
* Về hỗ trợ dân tộc thiếu số đặc biệt khó khăn:
Qua 04 năm thực hiện (từ năm 2003- 2006) hỗ trợ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn với tổng số tiền 4,500 tỷ đồng, trong đó hỗ trợ đời sống cho 6.785 hộ với tổng số tiền 2,151 tỷ đồng, hỗ trợ đột suất 149 triệu đồng cho 298 hộ và hỗ trợ sản xuất cho 8.200 hộ với số tiền 2,200 tỷ đồng [3, tr.13].
Riêng năm 2007, thực hiện Quyết định số 31/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn được Trung ương phân bổ cho tỉnh 3,081 tỷ đồng, Ban dân tộc tỉnh phối hợp với Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Trà Vinh và các địa phương đã bình xét chọn các đối tượng, trên cơ sở đó lên kế hoạch phân bổ vốn vay, đến nay đã giải ngân được 690 hộ ở 47 xã với tổng số tiền 2.971 triệu đồng, đạt 96,43 % chi tiêu giao [3, tr.13].
* Về thực hiện đề án số 01 và Chương trình 134.
Về nhà ở: qua 03 năm thực hiện (2002-2004) thực hiện đề án 01 của tỉnh về việc giải quyết nhà ở đối với hộ cực nghèo trong vùng đồng bào Khmer trong tỉnh nhà đã xây dựng và bàn giao được 12.851 căn cho 12.851 hộ với 57.830 nhân khẩu, trong đó 80 % là dân tộc thiểu số và 20 % hộ người Kinh sống xen kẽ vùng dân tộc, giá trị mỗi căn từ 5- 5,5 triệu đồng với tổng giá trị đầu tư 66,780 tỷ đồng. Giai đoạn
II năm (2004-2009) đã xây dựng 13.182 căn, đạt 96,98 % so với yêu cầu của đề án. Hiện nay, tỉnh tiếp tục rà soát, bổ sung và tổng hợp đối tượng hưởng lợi theo Công văn số 886/ UBDT-CSDT ngày 03/10/2008 của UBDT về hướng dẫn thực hiện Quyết định số 74/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ [3, tr.13].
Nước sinh hoạt: tỉnh đã phân bố 9 tỷ đồng để thực hiện đề án nước sinh hoạt (ngân sách Trung ương 9 tỷ đồng). Đầu năm 2009 tỉnh đã triển khai thực hiện hoàn thành 01 trạm cấp nước công suất 20m3/ giờ; 07 trạm cấp nước công suất 5m3/ giờ; lắp đặt 2.082 đồng hồ mới, lắp đặt 15 mạng phân phối nước và 340 bể chứa nước với kinh phí 7,20 tỷ đồng, đạt 80 % so với kế hoạch [3, tr.13].
* Xây dựng lò hỏa táng:
Ban dân tộc được UBND tỉnh giao nhiệm vụ làm chủ Dự án xây dựng lò hỏa táng, Ban đã chủ động điều tra, khảo sát trên 141 điểm chùa và 13 cụm dân cư có đông đảo đồng bào Khmer, để lập dự án với tổng vốn đầu tư gần 15 tỷ đồng, trong đó Trung ương hỗ trợ 13 tỷ nhà quàn. Trong năm 2007 đã xây dựng, nghiệm thu đưa vào sử dụng 9 lò làm thí điểm, và năm 2008 tỉnh đã tổ chức xây dựng thêm 34 điểm lò, đầu năm 2009 tỉnh đã xây dựng thêm 18 lò đạt 100% kế hoạch [3, tr.14].
* Thực hiện Chương trình lồng ghép:
Thực hiện Quyết định 298 của Thủ tướng Chính phủ: toàn tỉnh có 2.256 hộ dân tộc thiểu số, hộ diện chính sách, hộ cận nghèo và ngư dân chưa có điện sử dụng thuộc đối tượng hỗ trợ dầu hoat thắp sáng. Hiện nay, các huyện, thị đang tiến hành giải ngân, với tổng số dầu hỏa hỗ trợ là 116.280 lít, thành tiền 1.616.292.000 đồng (bình quân 5 lít/ hộ). Chính sách hỗ trợ mua bảo hiểm y tế cho người nghèo: Thực hiện Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg ngày 15/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc khám chữa bệnh cho người nghèo, năm 2008 đã cấp 423.560 thẻ bảo hiểm cho hộ nghèo và 178.100 thẻ cho cho hộ dân xã nghèo thuộc Chương trình 135 giai đoạn II, và 12.187 thẻ cho học sinh ở xã hoàn thành mục tiêu Chương trình 135 giai đoạn I, với số tiền 55,062 tỷ đồng [3, tr.15].
Mô hình giảm nghèo trong năm 2012 tỉnh chọn các xã: Hiệp Mỹ Đông, Mỹ Hòa. Hiệp Hòa, Trường Thọ của huyện Cầu Ngang thực hiện mô hình nuôi bò sinh
sản, xã Long Thới, Hiếu Tử huyện Tiểu Cần thực hiện mô hình kết hợp giữa năm nhà “Nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà nông, nhà chùa” trong đó Nhà nước đầu tư vốn thông qua chương trình cho vốn vay ưu đãi đối với đồng bào Khmer, nhà khoa học thực hiện chuyển giao khoa học – kỹ thuật thông qua các buổi tập huấn cho đồng bào Khmer, nhà doanh nghiệp ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm nông nghiệp làm ra, nhà nông thì giúp đỡ và trao đổi kinh nghiệm sản xuất còn nhà chùa thì cho đồng bào Khmer mượn đất sản xuất [4, tr.8].
* Về công tác tuyên truyền hoằng pháp:
Công tác Phật sự: Thực hiện theo tinh thần Nghị Quyết của Đại hội V nhiệm kỳ 2008 - 2013 và Chương trình phối hợp hành động của HĐKSSYN tỉnh Trà Vinh phát huy và kế thừa những thành quả trong nhiệm kỳ trước. Ban Chấp hành tỉnh hội phối hợp với 8 huyện thị hội, cùng các vị trụ trì, ban quản trị các chùa trong tỉnh, các vị pháp sư trong các buổi thuyết giảng, Hội hướng dẫn chư tăng- phật tử tu học hành đạo, thực hiện đúng chánh pháp, am hiểu về giáo lý phật giáo, giáo dục phật tử sống hòa thuận, gương mẫu, làm lành, lánh dữ, ông bà cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo, làm người hữu ích cho xã hội, sống tốt đời đẹp đạo [34, tr.2].
Về tuyên truyền pháp luật: Ban chấp hành HĐKSSYN tỉnh phối hợp với các ngành chức năng triển khai một số đường lối chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước với hình thức và phương pháp thích hợp như: các ngày lễ hội của dân tộc- tôn giáo, vận động chư tăng tập trung viếng thăm các ngài Hòa Thượng cao tăng. Tổ chức và chỉ đạo các cấp hội thường xuyên viếng thăm các trường Phật học, giáo dục và động viên các tăng sinh siêng năng học tập, chấp hành tốt nội ngoại quy nhà chùa và lớp học, tôn trọng kỷ cương, pháp luật của nhà nước, tổ chức các kỳ thi cử của tăng sinh về các nội dung: Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo, Nghị định số 22/NĐ-CP của Chính phủ “về hướng dẫn thi hành một số điều pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo”; Nghị định Trung ương 7 (phần 2) “về thực hành tiết kiệm, văn hóa, văn minh trong các lễ hội, lễ tang, việc cưới hỏi…”; Thông tri 04/TTr-UBTW MTTQVN “về toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”; Nghị quyết 01/NQ-TU Tỉnh ủy “làm chuyển biến vùng đồng bào dân tộc”; Nghị quyết 06/NQ-TU “về phát triển vùng đống bào dân tộc”, tổng số các cuộc
tuyên truyền pháp luật trong nhiệm kỳ qua là 3.535 cuộc lớn nhỏ có 901.110 lượt sư sãi và phật tử tham gia, trong đó 12.610 lượt sư sãi, còn lại là các tín đồ phật tử [34, tr.3].
Đặc biệt trong năm 2012 thực hiện chủ trương của Ban tuyên giáo tỉnh ủy, tỉnh hội đã phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, mở lớp sơ cấp bồi dưỡng lý luận chính trị dành cho các vị trụ trì, Achar, Ban quản trị chùa trong tỉnh được 05 lớp, gồm 452 học viên, chư tăng 226 vị, Ban quản trị 226 vị. Hội luôn quan tâm công tác tuyên truyền, phát động trong giới chư tăng- phật tử Phật giáo Khmer, phát huy tốt truyền thống đoàn kết trong nội bộ, các dân tộc- tôn giáo, dưới sự lãnh đạo của Đảng, góp phần thực hiện tốt công cuộc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân trong cộng đồng dân cư [34, tr.7].
* Về tu học- hành đạo:
Trong nhiệm kỳ V (2008 - 2013), chư tăng Phật giáo Nam tông Khmer thực hiện đúng theo quy định về các thủ tục xuất gia, từ Sadi lên Tỳ Khưu đa số có nhiều cố gắng học tập, cố gắng tu dưỡng giữ gìn kỷ cương giới luật của người xuất gia đúng theo chánh pháp, giữ vững và tăng thêm lòng tin của bổn đạo. Số lượng chư tăng Khmer hằng năm tăng từ 3000 đến 3500 vị (số lượng sư sãi không ổn định thường tăng vào đầu năm) theo Phật lịch. Cụ thể đầu năm 2009, Chư tăng chỉ còn 2.656 vị trong đó 38 Hòa thượng, 80 vị Thượng tọa, 335 vị Đại đức, 955 vị Tỳ Khưu, 1.248 vị Sadi (có 141 Trụ trì và 139 phó Trụ trì). Trong nhiệm kỳ qua có 11 vị Hòa thượng và 01 Thượng tọa đã viên tịch [34, tr.12]. Ngoài tổng số trên có 84 vị đang theo học và giảng dạy giáo lý Phật giáo ngoài tỉnh như: tỉnh Vĩnh Long 03 vị, tỉnh Sóc Trăng 12 vị, tỉnh Bạc Liêu 01 vị, Thành phố Cần Thơ 25 vị, Thành phố Hồ Chí Minh 02 vị, và du học Thái Lan 40 vị, Myanma 01 vị [34, tr.13].
* Về giáo dục đào tạo:
Ban Chấp hành tỉnh hội phối hợp với các huyện - thị hội vận động các chùa trong tỉnh mở lớp học với nhiều hình thức khác nhau như: lớp ngữ văn Khmer cấp tiểu học từ lớp 1 đến lớp 5 trong 3 tháng hè dành cho con em là người dân tộc Khmer theo học, lớp sơ và trung cấp Phật học dành cho tăng thanh niên theo học, tỉnh hội còn tạo điều kiện tốt cho các chư tăng trong tỉnh nhà theo học các chương
trình đào tạo khác hoặc cao hơn tại các trường Trung cấp, cao đẳng, đại học trong và ngoài tỉnh hay du học nước ngoài. Theo số liệu thống kê như sau:
+ Bậc Tiểu học Khmer mở được: 2.715 lớp, có 72.131 học viên và 2.803 đứng lớp, kết quả đạt 98,13 % so với nhiệm kỳ trước, tăng lên 473 lớp và hơn 26.583 học viên, 263 giáo viên [34, tr.13].
+ Sơ cấp Phật học Pali- Khmer mở được 401 lớp có 7.428 học viên, và 4.029 giáo viên, kết quả đạt 83,54 % so với nhiệm kỳ trước, giảm 25 lớp, giảm 454 học viên, giảm 250 giáo viên [34, tr.13].
+ Trung cấp Phật học Pali- Khmer mở được 49 lớp, có 1.195 học viên và 485 giáo viên, kết quả đạt 89,99 % so với nhiệm kỳ trước giảm 49 lớp, giảm 961 học viên, giảm 343 giáo viên [34, tr.13].
+ Bổ túc văn hóa có 227 vị, Pali Nam bộ, 33 vị trung cấp chuyên nghiệp, 4 vị cao đẳng, 21 vị đại học, du học nước ngoài 41 vị. So với nhiệm kỳ trước giảm 101 vị, Pali Nam bộ giảm 27 vị, Trung cấp chuyên nghiệp giảm 11 vị, Cao đẳng giảm 04 vị, Đại học tăng 06 vị, du học tăng 38 vị [34, tr.14].
Hiện nay tại học viện Phật học Nam tông Khmer thành phố Cần Thơ 25 vị, Học viện thành phố Hồ Chí Minh 01 vị, tin học trình độ A, B 30 vị, anh văn trình độ A,B,C 15, 01 Thạc sĩ tại Srilanka đã về nước. Bên cạnh đó tỉnh hội còn giới thiệu 02 giảng viên Thạc sĩ là Thạch Long và Maha Thạch Kên đi giảng dạy tại Học viện Phật giáo Nam tông Khmer tại thành phó Cần Thơ, và 01 vị Achar đi giảng dạy Pali tại chùa Ghositarama xã Hưng Lợi- Vĩnh Lợi- Bạc Liêu [34, tr.15].
* Về văn hóa:
Các chùa Khmer trong tỉnh tiếp tục phát huy tốt vai trò là trung tâm văn hóa dân tộc. Các ngày lễ trọng đại Phật giáo như: An Cư kiết hạ, Vesakha, Magha, Dâng y Kathina và các ngày lễ hội truyền thống của dân tộc như: Chol Chhnam Thmey, Ok Om Bok, Sen Dotal,… hằng năm đều được tổ chức trọng thể vui tươi, tiết kiệm. Đặc biệt, là lễ hội thường niên và lễ hội bất thường của Phật giáo Nam tông đều được tổ chức tôn nghiêm, trang trọng gắn với truyền thống văn hoá của dân tộc, tạo không khí náo nức, phấn khởi trong chức sắc và tín đồ như: việc Ban Trị sự Tỉnh
hội Phật giáo Trà Vinh tổ chức thành công Đại lễ Phật đản Liên Hợp quốc 2008, tỉnh đã quan tâm chỉ đạo và thực hiện tốt các lễ hội truyền thống, tết cổ truyền của đồng bào Khmer, phối hợp tổ chức tốt Ngày hội văn hóa thể thao dân tộc Khmer Nam bộ lần thứ III [67, tr.28)
Việc xây dựng Phật đường, Trai đường, Giảng đường,… được Trụ trì, Ban quản trị chùa có ý thức duy trì, nét văn hóa kiến trúc mạng sắc thái dân tộc- tôn giáo, kết hợp hài hòa giữa kiến trúc hiện đại với kiến trúc cổ điển. Các chùa trong tỉnh đã trùng tu sửa chữa và xây dựng lại mới được: 29 ngôi chánh điện, 12 ngôi tăng xá, 44 phòng học, 12 ngôi bảo tháp, 19 phòng vệ sinh, 18 cổng chùa, 24 chùa xây dựng được hàng rào kiên cố, 09 trai đường và 30 căn thiền đường…141/141