Thực hiện sự đổi mới công tác tôn giáo của Đảng bộ tỉnh Trà Vinh đối vớ

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đồng bào Khmer ở Trà Vinh trong sự nghiệp đổi mới (Trang 47)

với chức sắc tôn giáo, nhân sĩ dân tộc Khmer

Nét đặc thù của tỉnh Trà Vinh là vấn đề công tác tôn giáo đối với đồng bào Khmer luôn gắn khít với chính sách dân tộc, nhận thức được vấn đề quan trọng này

Đảng bộ và chính quyền các cấp của tỉnh đã xác định cần có sự phối hợp giữa công tác tôn giáo với chính sách dân tộc đối với đồng bào Khmer. Ban chấp hành tỉnh, Đảng bộ chỉ đạo tiếp tục quán triệt Nghị Quyết 24 của Bộ Chính trị, Chỉ Thị 66 của Ban Chấp hành Trung ương, Chỉ Thị 68 của Ban Bí thư Trung ương Đảng. Tỉnh Trà Vinh đã có chủ trương cụ thể hóa Chỉ Thị, Nghị Quyết của Trung ương như: Nghị Quyết 01 của tỉnh ủy, Chỉ Thị số 02 của UBND tỉnh và gần đây là Nghị Quyết 06 của tỉnh ủy về phát triển toàn diện vùng đồng bào dân tộc Khmer để làm tiền đề trong việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội đối với cộng đồng người dân tộc Khmer của tỉnh, trong đó có Phật giáo Nam tông Khmer.

Quán triệt tinh thần Nghị Quyết số 08 của Bộ Chính trị (khóa VIII), chương trình hành động số 23 của tỉnh ủy về nhiệm vụ an ninh quốc phòng. Đặc biệt là Chỉ Thị số 12 của Bộ Chính trị về tăng cường đảm bảo an ninh quốc phòng trong vùng Tây Nam bộ và Kế Hoạch 07 của tỉnh ủy về thực hiện Chỉ Thị số 12 của Bộ Chính trị; các quyết định của Thủ tướng Chính phủ như: Quyết định số 135,134, Quyết định 138, Quyết định 173… Tỉnh ủy Trà Vinh có chương trình hành động cho vùng đồng bào dân tộc Khmer trong tỉnh thông qua các mặt sau:

Cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội được tập trung đầu tư; vốn phục vụ sản xuất, giải quyết việc làm, hỗ trợ đời sống, xóa đói giảm nghèo không ngừng được tăng lên, sản xuất phát triển đời sống của sư sãi và đồng bào dân tộc Khmer được nâng lên. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi được tập trung triển khai mang lại hiệu quả trong đồng bào Khmer, từ đó đã xuất hiện nhiều mô hình sản xuất kinh doanh giỏi, tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội được ổn định, đoàn kết dân tộc, đoàn kết lương - giáo ngày càng được củng cố vững chắc. Mối quan hệ giữa Đảng, chính quyền với sư sãi và đồng bào Khmer ngày càng gắn bó mật thiết hơn.

Đối với tổ chức Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo tỉnh, Tỉnh ủy và UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo các ban ngành có liên quan quan tâm giúp đỡ tạo điều kiện cho

Ban Trị sự điều hành tốt các hoạt động phật sự theo quy định của Nhà nước và Hiến

chương của Giáo hội; cơ cấu nhân sự phù hợp giữa các tông phái, trong đó chú trọng các vị cao tăng tiêu biểu của Phật giáo Nam tông Khmer đảm bảo về số lượng và nắm giữ các vị trí quan trọng trong Ban Thường trực Ban Trị sự Tỉnh hội, hiện

tại có 14 vị là thành viên Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo tỉnh (có 01 vị làm Trưởng Ban trị sự, 02 vị làm Phó ban) có 34 vị cao tăng là thành viên của Ban Đại diện Phật giáo các huyện – thị). Ngoài ra, có 02 vị là Phó Pháp chủ trong Hội đồng chứng minh (01 vị đã viên tịch), 06 vị là thành viên của Hội đồng trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam [4, tr.17].

Củng cố và phát huy truyền thống cách mạng của tổ chức HĐKSSYN, tỉnh đã quan tâm chỉ đạo các ngành như: Mặt trận tổ quốc, Ban Dân tộc, Ban Tôn giáo tỉnh phối kết hợp với các ban, ngành chức năng của tỉnh và chính quyền địa phương quan tâm giúp tạo điều kiện cho các cấp hội hoạt động theo tôn chỉ mục đích và điều lệ của hội đảm bảo tốt về hai mặt đạo và đời.

Ban dân vận tỉnh còn làm tốt công tác vận động, tranh thủ vận động các chức sắc qua đó nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của sư sãi và đồng bào Khmer, kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, đáp ứng những yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của sư sãi và tín đồ phù hợp với đặc thù của tỉnh theo quy định của pháp luật, tỉnh còn chủ trương làm tốt công tác nhân sự của HĐKSSYN ở các cấp: qua đó có chú ý các vị cao tăng có tư tưởng tiến bộ được bố trí giữ các vị trí quan trọng của tổ chức hội các cấp, thông qua đó để điều hành các hoạt động của các cấp hội theo định hướng chung, tuyên truyền vận động quần chúng, vận động sư sãi để hiểu rõ chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, biết phân biệt tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do không tín ngưỡng, tôn giáo và việc lợi dụng tự do tín ngưỡng, tôn giáo để thực hiện mọi âm mưu thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng của các thế lực phản động.

Bên cạnh việc đề ra chủ trương tuyên truyền vận động, củng cố bộ máy tổ chức, phát huy truyền thống của Phật giáo Nam tông Khmer, Đảng bộ Trà Vinh còn thực hiện nhiều chính sách khác trong công tác vận động quần chúng đã tạo được sự phấn khởi và đạt được niềm tin đối với sư sãi và đồng bào Khmer vào sự lãnh đạo của Đảng.

Đối với Ban Trị sự tỉnh hội Phật giáo và HĐKSSYN tỉnh, mặc dù điều kiện ngân sách của tỉnh còn gặp nhiều khó khăn nhưng tỉnh đã hỗ trợ trang bị xe ô tô, dụng cụ thiết bị văn phòng như: máy vi tính, máy photo … Đặc biệt là đối với tổ chức HĐKSSYN, tỉnh đã hỗ trợ mỗi tháng 5 triệu đồng cho Tỉnh hội và từ 300.000

đến 500.000 đồng cho Huyện hội hoạt động; Tỉnh đã trích ngân sách hỗ trợ trên 500 triệu đồng để HĐKSSYN tỉnh xây dựng cơ ngơi làm việc [34, tr.7].

Đối với hoạt động xây dựng trùng tu sửa chữa các cơ sở thờ tự, tỉnh đã chủ trương chỉ đạo các đơn vị thẩm định thiết kế của Nhà nước trong tỉnh đóng góp lại cho chùa 50% phí thiết kế thẩm định. Đồng thời trích ngân sách hỗ trợ kinh phí xây dựng đối với các chùa có thành tích qua 2 cuộc kháng chiến và các chùa ở vùng sâu, vùng xa đời sống của sư sãi và đồng bào Khmer còn gặp nhiều khó khăn, tín đến nay kinh phí lên hàng tỷ đồng. Và thông qua đó, có nhiều chương trình và chính sách dành cho dân tộc được triển khai thực hiện trong vùng đồng bào dân tộc Khmer như: chương trình 135, chính sách hổ trợ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn, chính sách trợ giá, trợ cước, chính sách hỗ trợ cho không 2 mặt hàng (tập vở học sinh và thuốc chữa bệnh) hỗ trợ nhà cho hộ nghèo… đã góp phần làm cho đời sống về vật chất và tinh thần của đồng bào Khmer không ngừng được nâng lên, bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới, sự nghiệp giáo dục trong đồng bào Khmer đạt được nhiều tiến bộ đáng kể [3, tr.4].

Tỉnh đã đầu tư xây dựng 6 trường phổ thông dân tộc nội trú, thực hiện tốt chính sách cử tuyển vào Cao đẳng, Đại học đối với học sinh dân tộc Khmer, đồng thời chăm lo đến việc học hành của sư sãi, đối với các lớp học tại các điểm chùa tỉnh đang làm thủ tục hợp thức hóa 96 lớp học Pali-Vini và 01 trường Trung cấp Pali-Vini với hàng chục ngàn thanh tăng sinh theo học. Trình độ Phật học và thế học của sư sãi và đồng bào Khmer được nâng lên. Đặc biệt về Phật học hiện tại có 10 vị đang du học ở nước ngoài, trong đó có 01 vị đang bảo vệ luận án tiến sĩ, 01 vị đang bảo vệ luận văn thạc sĩ [3, tr.5].

Tỉnh đã quan tâm đầu tư phát triển văn hóa xã hội trong đồng bào dân tộc Khmer đã có 141/141 chùa được tỉnh trang bị ti vi, 39/141 chùa được trang bị tủ sách, 107/141 chùa được trang bị dàn âm thanh, 67/141 chùa có dàn nhạc ngũ âm, 12 chùa có đội múa Chhay dam, 32 chùa có đội múa chằng, 109 chùa có đội bóng chuyền, có 8/8 huyện hội được trang bị ghe ngo, 01 chùa được Bộ Văn hóa thông tin công nhận di tích văn hóa lịch sử, 141/141 chùa có điện thắp sáng, 22/141 chùa được công nhận cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo văn minh. Tỉnh cũng đã giải quyết cho nhập 86 bộ kinh tam tạng từ Campuchia về để phục vụ cho việc học tập và nghiên

cứu của sư sãi và tín đồ. Nâng thời lượng phát hình tiếng Khmer từ 30 phút/buổi lên 45 phút/buổi, báo Trà Vinh tiếng Khmer từ 04 trang lên 08 trang, số kỳ phát hành từ 02 kỳ/tháng lên 03 kỳ/tháng. Ngoài ra, tỉnh còn phát hành báo ảnh bằng tiếng khmer, các nội dung tuyên truyền cổ động khác như: kế hoạch hóa gia đình, chương trình quốc gia phòng chống tội phạm … cũng được dịch và in bằng tiếng Khmer để phục vụ cho đồng bào [3, tr.5].

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đồng bào Khmer ở Trà Vinh trong sự nghiệp đổi mới (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)