với đồng bào Khmer từ 1990 đến nay
Trước năm 1992, Trà Vinh là một bộ phận của tỉnh Cửu Long, chủ yếu có 3 dân tộc cùng sinh sống chủ yếu là Kinh – Khmer – Hoa, trong đó số dân dân tộc Khmer đứng thứ 2 sau dân tộc Kinh, với tỉ lệ chiếm 30 % dân số và 99 % đồng bào có đạo [61, tr.20]. Vì vậy, Trà Vinh có tính đặc thù vừa đa dân tộc vừa đa tôn giáo, trong thời gian này đời sống của bà con Khmer còn nhiều khó khăn, nhất là vấn đề nông dân, nông thôn còn nhiều phức tạp, liên minh công nông chưa vững chắc. Tình trạng phân hóa giàu nghèo trong nông thôn và thị xã, thị trấn đang tăng lên, tranh chấp ruộng đất còn gay gắt, tỉ lệ tăng dân số cao (2,37 %), tệ nạn cho vay nặng lãi, bốc lột còn lớn, mê tín dị đoan phát triển, nhiều người lao động không việc làm, mạng lưới điện nước còn thiếu trầm trọng, tỉ lệ nạn mù chữ rất cao, y tế chưa được đảm bảo, những yếu tố mất ổn định vẫn còn, việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh để thực hiện chính sách đoàn kết tôn giáo, đoàn kết dân tộc đối đồng bào Khmer còn gặp rất nhiều khó khăn.
Toàn tỉnh có 9.841 đảng viên, trong đó người dân tộc Khmer chỉ có 667 người. Từ năm 1987- 1991 đã phát triển lên 2.852 đảng viên, toàn tỉnh có 345 Đảng bộ cơ sở, năm 1992 đã phân loại được 189 Đảng bộ cơ sở có 39 đạt chuẩn trong sạch vững mạnh, còn lại đạt loại khá [64, tr.7].
Về tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội diễn biến rất phức tạp, việc đấu tranh và xử lý tội phạm chưa kịp thời, thiếu liên tục, kết quả chống buôn lậu và tham nhũng còn hạn chế. Trong nội bộ và ngoài nhân dân còn mất cảnh giác. Do đó, các thế lực thù địch trong và ngoài nước sử dụng nhiều chiêu bài, thủ đọan chống phá Đảng, Nhà nước hòng hủy bỏ thành quả cách mạng của nhân dân ta. Một số
phần tử phản cách mạng tập trung tuyên truyền, xuyên tạc lịch sử vùng đất Nam bộ, để đòi ly khai, tự trị gây chia rẻ KĐĐKDT trên địa bàn tỉnh nhà. Các tổ chức phản động lưu vong ở nước ngoài, Khmer Crôm Campuchia tán phát tài liệu, băng đĩa ghi âm, ghi hình, kích động các phần tử quá khích trong sư sãi Khmer, đồng bào dân tộc Khmer, các đối tượng đội lốt chức sắc tôn giáo tăng cường hoạt động truyền đạo trái phép, dùng vật chất lôi kéo tín đồ, hoặc lợi dụng những sơ hở, yếu kém của chính quyền địa phương trong quản lý Nhà nước để vu khống Đảng, Nhà nước ta quy phạm nhân quyền dân tộc, tôn giáo [64, tr.10].
Từ tháng 5/1992, Trà Vinh được tách ra từ tỉnh Cửu Long, trong điều kiện khó khăn về mọi mặt: thiên tai xảy ra liên tục trong 3 năm đầu (1992-1994) gây thiệt hại nặng, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội lạc hậu, trình độ dân trí thấp, tình hình chính trị trật tự diễn biến phức tạp. Song, công tác vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh để thực hiện công tác tôn giáo đối với đồng bào Khmer có nhiều tiến bộ, Đảng bộ đã đoàn kết toàn dân, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của dân, quán triệt tinh thần Nghị Quyết 01 Khóa V, Nghị Quyết 06 Khóa VII của tỉnh ủy, chương trình 135, 134 của Chính phủ, từng bước đưa tỉnh nhà vượt qua khó khăn và đạt những thành tựu quan trọng trong việc thực hiện chính sách đoàn kết dân tộc, tôn giáo như: tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm đều đạt và vượt mức kế hoạch đề ra; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, thế mạnh của tỉnh được khai thác hợp lý, đời sống vật chất tinh thần của sư sãi và đồng bào Khmer từng bước được cải thiện, củng cố niềm tin đối với Đảng, Nhà nước. Các hoạt động tôn giáo được tiến hành bình thường ổn định trong khuôn khổ pháp luật, gắn bó với dân tộc, phù hợp với hoàn cảnh kinh tế chính trị xã hội của tỉnh và của đất nước, chức sắc, tín đồ an tâm tin tưởng và hăng hái thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước, an ninh chính trị được giữ vững, góp phần thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới, củng cố KĐĐKDT tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc.