Đặc điểm hệ thống tổ chức của Phật giáo Nam tông Khmer tỉnh Trà Vinh

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đồng bào Khmer ở Trà Vinh trong sự nghiệp đổi mới (Trang 43)

Thượng sư: hình thành vào năm 1992, do Tiết Thanh Tuyền (Việt Kiều Mỹ) con của bà Huỳnh Ngọc Lan ở số 18 Quang Trung, phường 1, thành phố Trà Vinh tuyên truyền, hiện nhóm người này tu theo tà đạo có trên 50 người ở các địa bàn như Châu Thành, Cầu kè và Tiểu Cần. Bên canh đó, còn có nhóm tự xưng là Phật giáo Nam tông (Kinh): mặc dù bị giải tán từ 12/9/1995 đến nay, nhưng hiện tại có 05 cơ sở thờ tự đang hoạt động (Chùa Phước Long- Duyên Hải, Chùa Bửu Đức- Trà Cú, chùa Long Hưng- Trà Cú, chùa Phước Vân- Châu Thành, chùa Phước Hòa – Cầu Kè). Hiện nay, Chính quyền cơ sở đang hướng dẫn thủ tục xin gia nhập Giáo hội Phật giáo Việt Nam để quản lý theo qui định của pháp luật.

Từ các số liệu nêu trên đã chứng minh rằng các tôn giáo trên địa bàn tỉnh Trà Vinh phát triển tương đối nhanh về tổ chức hệ phái và số lượng tín đồ. Nhìn chung, các tôn giáo đều chấp hành tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Tuy nhiên, vẫn còn một số hoạt động truyền đạo trái phép dưới nhiều hình thức, không tuân thủ pháp luật làm cho tình hình an ninh chính trị khó quản lý, bên cạnh đó còn có nhiều vi phạm trong việc qui định sửa chữa, tôn tạo, tự phát còn xảy ra. Do đó, có một số vụ việc chưa được giải quyết thỏa đáng nên đòi hỏi tỉnh phải có những chính sách, những định hướng sao cho đúng đắn để quản lý xã hội được tốt hơn.

2.2. Đặc điểm hệ thống tổ chức của Phật giáo Nam tông Khmer tỉnh Trà Vinh Vinh

Phật Thích Ca đắt đạo tại Ấn Độ, trong suốt 45 năm truyền giáo pháp, sau ngày nhập niết bàn 200 (Phật lịch) trước công nguyên 543 năm. Lúc bấy giờ hệ phái Nam tông được sự ủng hộ của ngày ThomMeSok và ngày MoggLyBut vương quốc

Ấn Độ, đã phân công cho hai vị Alahan là ngài SonNaPhm và ngài Uttarather truyền bá giáo pháp Phật giáo đến dân tộc Khmer ở Thủy Chân Lạp nói chung, đến với dân tộc Khmer tỉnh Trà Vinh nói riêng (xưa gọi là Cosla – Kết sau gọi là Prastropeang) vẫn giữ nguyên giới luật nguyên thủy và đọc tụng chủ yếu năm bộ kinh khởi đầu.

Khi du nhập vào Nam bộ, đến năm 1847 Phật giáo Nam tông chia thành hai hệ phái: phái Mahanikai của những sư sãi bình thường; phái Dhommayuttkai của sư sãi quý tộc. Thực tế sự khác biệt của hai hệ phái này không rõ rợt, phái Dhommayuttkai cho rằng họ có nguồn gốc xuất thân từ hoàng tộc Campuchia nên trong cuộc sống tu hành các vị sư này không cầm tiền, không giữ tiền, không mua bán, mọi việc do ban quản trị chùa thực hiện.

Chức sắc của mỗi hệ phái có 4 cấp và có 32 chức vụ. Đến năm 1943 có sự thay đổi về chức của từng hệ phái: phái Mahanikai có 35 chức vụ và hệ phái Dhommayuttkai có 21 chức vụ. Mỗi cấp từng chức vụ của các hệ phái có quy định về màu sắc của cây quạt gió khác nhau. Đây cũng do sự phân chia giai cấp của các vị vua chúa quan quyền và vua sãi ở Campuchia.

Khi Phật giáo Nam tông du nhập đến Trà Vinh hệ phái Mahanikai được chia thành ba phái nữa đó là: Mahanikai gồm các chùa ở vùng sâu vùng kháng chiến thân với cách mạng; Theravada gồm các chùa ở vùng tạm chiếm của chế độ cũ và Khêmaranikai gồm các chùa ở vùng kiểm soát của chế độ cũ.

Vào ngày 20/3/1965 Khu ủy khu Tây Nam bộ chủ trương thành lập HĐKSSYN tỉnh Trà Vinh với mục đích: vận động tập hợp lực lượng sư sãi Khmer yêu nước, đoàn kết cùng nhân dân trong tỉnh đấu tranh giành độc lập tự do cho dân tộc và tổ chức này tồn tại đến ngày hôm nay.

Sau năm 1975 thống nhất đất nước, đã tạo cơ duyên rất thuận lợi cho Phật giáo Nam tông thực hiện một phận sự lớn được đặt ra từ lâu. Đó là, việc thống nhất hệ phái Mahanikai đã bị phân chia thành ba hệ phái: Mahanikai, Theravada và Khêmaranikai, Phật giáo Nam tông Khmer ở tỉnh Trà Vinh cũng như tôn phái khác của đạo Phật đều xem ban trị sự tỉnh Hội Phật giáo là ngôi nhà chung Phật giáo tỉnh

nhà dưới sự lãnh đạo của Giáo Hội Phật giáo Việt Nam hoạt động theo phương châm “đạo pháp, dân tộc – chủ nghĩa xã hội”.

Nhưng do đặc thù của tỉnh, Phật giáo Nam tông vẫn duy trì và tồn tại hai tổ chức song song đó là: hệ thống Mekon và HĐKSSYN cấp tỉnh, huyện, xã. HĐKSSYN tỉnh Trà Vinh có hệ thống tổ chức tương đối chặt chẽ: cấp tỉnh có tỉnh Hội; cấp huyện có Hội; cấp xã có chi Hội; ở từng chùa có sư cả (tổ hội). Có tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được quy định cụ thể rõ ràng chi phối mọi hoạt động của sư sãi và phật tử trong tỉnh.

Hệ thống Mekon của tỉnh gồm có: Hội trưởng Mekon, phó hội đồng giới luật (Winei Thokne), phó hội trưởng phụ trách hành chính (Samuhakon), phó hội trưởng phụ trách thanh kiểm tra (Pala Thkon), phó hội trưởng phụ trách giáo dục sư sãi (Samanathikakon).

HĐKSSYN cùng với hệ thống Mekon tỉnh Trà Vinh là một tổ chức thành viên của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Trà Vinh, có nhiệm vụ phát huy truyền thống cách mạng của hội; chăm lo bảo vệ quyền lợi chính đáng của sư sãi và đồng bào phật tử, thực hiện tốt chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

2.3. Vị trí, vai trò của Phật giáo Nam tông đối với đời sống tinh thần và xã hội của đồng bào dân tộc Khmer ở tỉnh Trà Vinh

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đồng bào Khmer ở Trà Vinh trong sự nghiệp đổi mới (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)