V. CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC HỌC 1 KHÁI NIỆM CHUNG VỀ CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC
2. HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
Vận dụng vào hoạt động giáo dục, cĩ thể nĩi HTTC dạy học là cách sắp xếp, tổ chức các biện pháp sư phạm. Từ đây, ta cĩ thể định nghĩa “hình thức tổ chức dạy học là cách thức tổ chức, sắp xếp và tiến hành các buổi dạy học”.
HTTCDH thay đổi tùy theo mục đích, nhiệm vụ dạy học, tùy theo số lượng người học. Các nhiệm vụ dạy học, nội dung dạy học, phương pháp dạy học đều được tiến hành trong các HTTCDH.
Cho đến nay trong các tài liệu về HTTCDH ở nước ta cũng nhưở nước ngồi chưa cĩ được một sự phân loại rõ ràng, chưa được mọi người thừa nhận về các HTTCDH. Tuy nhiên, dựa vào lịch sử phát triển của các HTTCDH, cách sắp xếp các HTTCDH của một số tác giả, căn cứ vào kinh nghiệm của một số GV, chúng ta cĩ thể quy ước chia các HTTCDH ra làm ba loại tùy theo tính chất, chức năng của chúng. Đĩ là các HTTC nhằm tìm tịi tri thức và rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo; các HTTC cĩ tính chất ngoại khĩa.
3 Loại 1: Các HTTCDH nhằm tìm tịi tri thức, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo bao gồm: lên lớp (lớp bài), xemina, các buổi thực hành, các buổi học ở phịng thí nghiệm, thực hành học tập và thực hành sản xuất, bài tập nghiên cứu và luận văn tốt nghiệp, cơng tác độc lập của HS (tự học).
Hệ thống lớp – bài ( hay cịn gọi là lên lớp) là HTTCDH cơ bản, cĩ nhiều khía cạnh tích cực. Nĩ đáp ứng được tốt nhất những yêu cầu của giáo dục học và tâm lý học, những yêu cầu này xuất phát từ quy luật của quá trình lĩnh hội tài liệu học tập.
Đặc điểm của hệ thống lớp - bài:
- HS được chia thành lớp với số lượng và thành phần ổn định theo lứa tuổi, theo trình độ nhận thức.
- Mỗi lớp HS học theo một nội dung được quy định cụ thể trong một kế hoạch, một chương trình dạy học.
- Thời gian học được chia thành từng tiết, trình tự các tiết lên lớp được sắp xếp theo một thời khĩa biểu chặt chẽ.
Ưu điểm:
- Bảo đảm cho dạy và học tiến hành cĩ mục tiêu, cĩ kế hoạch, cĩ hệ thống
- Đào tạo được hàng loạt HS theo yêu cầu của xã hội
- Bảo đảm cơng tác dạy học đạt hiệu quả cao nhất trong thời gian ngắn nhất
- Tạo điều kiện dễ dàng cho việc lập kế hoạch, chương trình mơn học; bảo đảm sự thống nhất trong cả nước.
Nhược điểm: - GV ít cĩ thời gian chú ý tới từng HS cá biệt - HS dễ thụđộng trong việc nắm tri thức
Thảo luận (Seminar) hình thức này địi hỏi thảo luận một loạt những vấn đềđã được chọn trước để phân tích sâu sắc, thơng thường hơn cả là những vấn đề thuộc đề tài của bài giảng đã trình bày hoặc là một phần của giáo trình.
Đây là hình thức tập cho HS quen nhìn nhận tài liệu, nghiên cứu một cách cĩ suy nghĩ, phân tích ý nghĩa của nĩ một cách mạch lạc, chặt chẽ, cĩ lý lẽ, cĩ dẫn chứng. Seminar thường là những cuộc tranh luận trực tiếp, sinh động các vấn đề, những cuộc tranh luận làm phát triển tư duy và ngơn ngữ của HS. Sự thành cơng việc tiến hành giờ học Seminar phụ thuộc vào hai yếu tố: chương trình của Seminar và sự chuẩn bị của HS.
Học tập ở nhà của HSđược xem như là sự tiếp tục của hình thức lên lớp. Để củng cố, mở rộng kiến thức trên lớp, GV cần hướng dẫn cho HS các tài liệu và nội dung cần tìm hiểu, phương pháp ơn tập, làm bài ở nhà.
3 Loại 2: Các HTTCDH nhằm kiểm tra và đánh giá tri thức kỹ năng, kỹ xảo bao gồm: kiểm tra, sát hạch, thi học kỳ, thi lên lớp, thi tốt nghiệp và bảo vệ luận văn tốt nghiệp. 3 Loại 3: Các HTTCDH cĩ tính chất ngoại khĩa bao gồm: các nhĩm khoa học của HS, câu lạc bộ khoa học của HS, các hình thức tổ chức phổ biến khoa học của HS, các hoạt động xã hội của HS và hội nghị học tập của HS.
Tham quan là HTTCDH đảm bảo cho HS làm quen với các sự vật, hiện tượng trong thực tế. Tham quan được tiến hành khi cần nghiên cứu sâu rộng một tài liệu học tập hoặc những vấn đề khơng thể thực hiện được trong phạm vi tiết học theo kế hoạch của cơng tác ngoại khĩa.