a. Mục tiêu:
- Kiến thức:
+ Biết được những kiến thức cơ bản về thiết bị điện, máy điện thông dụng + Biết được những kiến thức về mạch điện như sơ đồ mạch điện, những qui tắc tính toán mạch điện cơ bản.
+ Học sinh hiểu được những khái niệm và những ứng dụng cơ bản của các hiện tượng về điện, hiểu được khái niệm sơ đồ hệ thống lưới điện quốc gia.
+ Hiểu được một số kiến thức cơ bản về mạch điện 3 pha, máy điện 3 pha. + Hiểu được đặc điểm sơ đồ của mạng điện sản xuất, nơi tiêu thụ sản xuất.
- Kĩ năng:
+ Nhận dạng được cấu tạo, các bộ phận chính của động cơ không đồng bộ 3 pha.
+ Có thể lắp ráp được một số mạch điện dân dụng thông thường.
- Thái độ:
+ Học sinh phải có thái độ học tập nghiêm túc.
+ Học sinh có ý thức vận dụng kiến thức đã học về các thiết bị điện vào trong thực tế, có ý thức tìm hiểu về các thiết bị điện thông dụng trong thực tế.
+ Hình thành thói quen làm việc theo qui trình nhất định, hình thành tính kiên trì.
+ Tạo cho học sinh hứng thú nhất định trong việc sử dụng và bảo quản các thiết bị liên quan đến môn học.
b. Nhiệm vụ
- Cung cấp cho học sinh những kiến thức chung về kĩ thuật điện như các khái niệm kĩ thuật, các mạch điện cơ bản, nguyên tắc hoạt động của các thiết bị điện phổ biến trong đời sống và sản xuất, từ đó học sinh có ý thức sử dụng những thiết bị điện an toàn, hợp lí.
- Hướng dẫn học sinh thực hiện một cách hợp lí, an toàn những công việc thông thường về điện như lắp ráp các mạch điện đơn giản, sử dụng và sửa chữa nhỏ các thiết bị điện phổ biến trong sản xuất, đời sống.
- Góp phần phát triển khả năng tư duy và khả năng sáng tạo của học sinh. - Góp phần giáo dục kĩ thuật tổng hợp, hướng nghiệp cho học sinh thông qua nội dung môn học.