Thiết kế bài dạy công nghệ

Một phần của tài liệu luận văn đại học sư phạm Khai thác kiến thức vật lí trong dạy học phần kĩ thuật điện môn công nghệ 12 nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh THPT (Trang 34)

- Để khai thác kiến thức vật lí trong bài dạy công nghệ được hiệu quả, cần phải nghiên cứu nội dung kĩ thuật của bài dạy và những kiến thức vật lí có liên quan, trên cơ sở đó làm rõ hai vấn đề:

+ Kiến thức cơ sở khoa học của bài dạy kĩ thuật là gỡ?(kiến thức vật lí) + Các khái niệm, giải pháp kĩ thuật,cỏc thông số kĩ thuật…là nội dung kĩ thuật của bài.

Khi đã làm sáng tỏ hai vấn đề trên trong bài học, học sinh được khắc sâu kiến thức vật lí, đồng thời có kiến thức kĩ thuật, phân biệt được kiến thức cơ sở khoa học của những sáng chế kĩ thuật, từ đó tạo hứng thú học tập cho học sinh.

- Xác định kiến thức cơ sở khoa học của bài công nghệ: kiến thức cơ sở khoa học của bài công nghệ chính là nội dung kiến thức vật lí có liên quan đến bài dạy. Kiến thức vật lí được sử dụng trong bài dạy ở mức độ ôn tập, gợi mở, dẫn dắt học sinh tìm hiểu vấn đề cụ thể. Việc xác định kiến thức cơ sở khoa học được tiến hành theo các bước sau:

+ Lập bảng so sánh nội dung kiến thức của bài công nghệ với nội dung kiến thức của vật lí có liên quan đã được học.

Nghiên cứu nội dung bài dạy công nghệ

Xác định cơ sở khoa học (kiến thức vật lí)

Trình bày các nội dung kĩ thuật của bài

Kết luận và nêu những ứng dụng

+ Xác định phương tiện dạy học cần có trong bài học và so sánh với phương tiện dạy học nội dung môn vật lí có liên quan.

Ví dụ: Khi dạy “Động cơ không đồng bộ ba pha”. Xác định cơ sở khoa học của nội dung bài học. Lập bảng so sánh kiến thức của bài động cơ không đồng bộ ba pha trong sách giáo khoa vật lí 12 và nội dung kiến thức của bài công nghệ.

SGK Vật lí 12 SGK Công nghệ 12 ĐCKĐB ba pha

I/ Nguyên tắc hoạt động của ĐCKĐB

- Từ trường quay

- Dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ, tương tác giữa từ trường và dòng điện (lực điện từ)

II/ ĐCKĐB ba pha - Cấu tạo:

1/ Rôto

(Rôto lồng sóc)

2/ Stato: ba cuôn dây đặt trên một vòng tròn lệch nhau những góc 1200.

- Từ trường quay của dòng điện xoay chiều ba pha

- Nguyên tắc hoạt động: dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ, tương tác giữa từ trường và dòng điện.

ĐCKĐB ba pha

I/ Khái niệm và công dụng 1/ Khái niệm

2/ Công dụng II/ Cấu tạo 1/ Stato 2/ Rôto

(rôto lồng sóc và rôto dây quấn)

III/ Nguyên lí làm việc Nguyên lí làm việc Công tức tính tốc độ từ trường quay: 1 60 f n p = Tốc độ trượt:n2 = −n n1 Hệ số trượt tốc độ: 2 1 1 1 n n n s n n − = =

IV/ Cách đấu dây

- Cách đấu dây ĐCKĐB ba pha: đấu hình sao hoặc đấu hình tam giác.

- Cách đổi chiều quay của ĐC Như vậy qua bảng so sánh trên ta thấy: Kiến thức cơ sở khoa học của bài là + Nguyên tắc hoạt động của động cơ không đồng bộ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Từ trường quay của dòng điện xoay chiều ba pha

+ Cấu tạo của động cơ không đồng bộ ba pha (theo nguyên tắc vật lí gồm hai phần chính là stato và rụto).

- Trình bày các nội dung kĩ thuật của bài: nội dung kĩ thuật của bài học chính là các giải pháp kĩ thuật, cấu trúc kĩ thuật công nghệ. Đặc tính và cấu trúc kĩ thuật của thiết bị kị kĩ thuật là kết quả của các giải pháp cải tiến kĩ thuật hoặc sáng chế. Đặc điểm này của thiết bị là rất quan trọng vì vậy giáo viên cần chỉ rõ cho học sinh biết được chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận cấu thành nên sản phẩm, đồng thời giúp học sinh phân biệt được những điểm giống và khác nhau trong cùng một loại sản phẩm. Từ đó học sinh hiểu nguyờn lớ hoạt động ,cấu tạo của các thiết bị kĩ thuật và có kĩ năng sử dụng ,bảo quản các thiết bị một cách hợp lí và khoa học. Người dạy cần làm rừ cỏc vấn đề sau:

+ Cấu trúc nội dung bài gồm mấy phần: việc phân chia và sắp xếp trình tự nội dung như trong sách giáo khoa với việc khai thác cơ sở vật lí khi xét về lụgic nội dung và lụgic nhận thức đã hợp lí chưa?

+ Những khái niệm nào cần hình thành trong bài? + Những nội dung khó trong bài là gì?

+ Những ứng dụng trong thực tiễn và khai thác như thế nào?

Ví dụ: Vẫn như ví dụ trên, nội dung chính của bài (nội dung kĩ thuật) cần trang bị cho học sinh là:

+ Cấu tạo của động cơ không đồng bộ ba pha: các giải pháp kĩ thuật về lừi thộp, dõy quấn, làm mát..

+ Nguyờn lí làm việc: từ trường quay, tốc độ quay của động cơ, hệ số trượt s.

- Kết luận và nêu ứng dụng: sau khi đã tìm hiểu về nội dung bài học, giáo viên tổng kết những kiến thức cơ bản về thiết bị hoặc sản phẩm kĩ thuật đã tìm

hiểu về những đặc tính và cấu trúc kĩ thuật. Từ đó nêu lên ứng dụng cụ thể của từng thiết bị, sản phẩm. Đây là kiến thức có thể trao đổi với học sinh để các em vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế.

Ví dụ: Sau khi tìm hiểu về cấu tạo và nguyờn lớ làm việc của máy biến áp ba pha. Giáo viên kết luận và trao đổi với học sinh những ứng dụng cụ thể của máy biến áp ba pha trong thực tế như:

+ Trong gia đình hoặc trong các phòng thí nghiệm thường dùng loại máy biến áp nào?

+ Ưu điểm khi sử dụng máy biến áp hàn trong công nghệ hàn kim loại?

2.2.2. Đàm thoại

Phương pháp đàm thoại là phương pháp dạy học tích cực. Sử dụng phương pháp đàm thoại chính là giáo viên dựa vào vốn tri thức kinh nghiệm hoạt động thực tiễn của học sinh, đồng thời căn cứ nội dung nghiên cứu và mục tiêu cần đạt được mà đặt ra hệ thống các câu hỏi (các vấn đề cần nghiên cứu) thích hợp cho học sinh, hướng dẫn HS tư duy từng bước để tỡm ra câu trả lời nhằm qua đó các em tiếp thu được tri thức mới của bài học(hoặc củng cố những kiến thức đó cú).

Khai thác kiến thức bằng con đường đàm thoại để dẫn dắt học sinh vào tình huống có vấn đề được thể hiện theo sơ đồ dưới đây:

Vấn đề kĩ thuật (tình huống)

Cơ sở khoa học ( kiến thức vật lí)

Vấn đề kĩ thuật đưa ra dưới dạng tình huống có vấn đề với mục đích kích thích sự suy nghĩ và hành động sáng tạo của học sinh. Đưa học sinh vào tình huống có vấn đề sẽ có tác dụng lôi cuốn học sinh tư duy tích cực, thúc đẩy quá trình nhận thức của học sinh.

Vấn đề kĩ thuật nêu ra là những kiến thức về các giải pháp kĩ thuật, cấu trúc kĩ thuật. Yêu cầu học sinh giải quyết các vấn đề kĩ thuật nêu ra dựa trên cơ sở những kiến thức đó cú, đặc biệt là những kiến thức khoa học cơ sở (kiến thức vật lí). Đặt học sinh vào tình huống có vấn đề, sử dụng phương pháp đàm thoại (có trực quan nếu cần thiết), trao đổi với học sinh, giáo viên sử dụng những câu hỏi gợi mở để khai thác kiến thức vật lớ đó có của học sinh để giỳp cỏc em giải quyết vấn đề kĩ thuật (tình huống có vấn đề). Sau khi giải quyết được vấn đề kĩ thuật đặt ra, học sinh không những khắc sâu kiến thức vật lớ đó học, nắm vững kiến thức kĩ thuật, mà còn có được phương pháp hành động thu nhận tri thức đó.

Một phần của tài liệu luận văn đại học sư phạm Khai thác kiến thức vật lí trong dạy học phần kĩ thuật điện môn công nghệ 12 nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh THPT (Trang 34)