Thực trạng thời cơ và thách thức từ môi trường bên ngoài của Công ty Bánh kẹo Hải Châu trong giai đoạn 2000-

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC Ở CÔNG TY BÁNH KẸO HẢI CHÂU TRONG GIAI ĐOẠN 2000 (Trang 31 - 33)

a. Thời cơ

- Do mức tăng trưởng GDP tăng, cộng với tốc độ đô thị hoá cao nên nhu cầu tiêu dùng mặt hàng bánh kẹo tăng đặc biệt khu vực thành thị, công ty cần phải chú trọng vào các khu vực thị trường trọng điểm này để đưa ra các sản phẩm đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng.

Khi mà quan hệ quốc tế được mở rộng Công ty Bánh kẹo Hải Châu có triển vọng mở rộng thị trường bằng cách xuất khẩu sang các thị trường trong khố ASEAN.

- Công ty có cơ hội được chuyển giao dây chuyền công nghệ tiên tiến để nâng cao năng lực sản xuất, đổi mới sản phẩm.

- Công ty dễ dàng thiết lập mối quan hệ các nhà cung ứng, có thể lựa chọn các nhà cung ứng có khả năng đáp ứng tốt nhất nhu cầu sản xuất của công ty với mức giá thấp nhất, phương thức thanh toán có lợi nhất cho công ty.

b. Khó khăn

- Năm 2006 Việt Nam sẽ hội nhập kinh tế khu vực ASEAN đây là một bước đệm mang tính chất toàn cầu cao. Lợi ích kinh tế sẽ tập trung vào một số tập đoàn lớn nước ngoài, sức cạnh tranh lớn, đây là một khó khăn lớn cho sự tồn tại đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam. Do vậy đòi hỏi công ty ngay từ bây giờ phải có sự chuẩn bị máy móc thiết bị, nhà xưởng cho đến con người, đây có thể nói là cách mạng hoá trong giai đoạn hiện nay.

- Bước sang giai đoạn 2000-2005, sự cạnh tranh trên thị trường bánh kẹo trong nước diễn ra ngày càng quyết liệt cả về chủng loại, mẫu mã, giá bán và các chế độ, chính sách lôi kéo khách hàng.

- Việc đầu tư vào sản xuất bánh kẹo một cách ồ ạt gây tình trạng cung vượt quá cầu về nhiều chủng loại bánh kẹo.

- Nhiều cơ sở sản xuất bánh kẹo còn sử dụng các biện pháp cạnh tranh, gây tồn tại đế uy tín về chất lượng và thị phần của công ty trên thị trường.

- Trong điều kiện thông thường giữa các miền đất nước phương tiện giao thông nhiều, khá thuận tiện, nhanh chóng nên hoa quả trên thị trường luôn dồi dào, nhiều chủng loại, giá bán rẻ. Hơn nữa hoa quả nhập khẩu từ các nước cũng giống như: Trung Quốc, Thái Lan … luôn là các nguy cơ đe doạ việc tiêu thụ bánh kẹo của công ty trên thị trường.

Một số nguyên vật liệu công ty vẫn phải nhập khẩu từ nước ngoài như hương liệu, ca cao, nên khi giá ngoại tệ USD lên cao thường tăng chi phí đầu vào cho doanh nghiệp.

Đối với nguồn nguyên liệu trong nước như đường muối, tuy công ty đã có những chính sách thu mua dự trữ cho sản xuất một cách hợp lý nhưng hiện

nay và những năm tới giá sẽ tăng cao, đây là một khó khăn đối với các nhà sản xuất chế biến thực phẩm sau đường, muối….

2.3.4. Đánh giá công tác phân tích môi trường bên trong của công ty Bánh kẹo Hải Châu giai đoạn 2000 - 2005

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC Ở CÔNG TY BÁNH KẸO HẢI CHÂU TRONG GIAI ĐOẠN 2000 (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(47 trang)
w