3.2.1. Nâng cao chất lƣợng và giá trị thông tin - cốt lõi của việc phát triển bền vững thƣơng hiệu:
*Về Nội dung của tác phẩm:
Trước khi thực hiện một tác phẩm KCDTH, những người thực hiện cần nắm vững định hướng cũng như tiêu chí của chương trình để có những tìm kiếm, lựa chọn đề tài, nhân vật một cách phù hợp nhất.
Khi đề tài và nhân vật đã được lựa chọn, những người thực hiện cần tìm hiểu rất kỹ càng thông tin (cả những thông tin trực tiếp có được từ nhân
vật cũng như những thông tin có được từ những mối quan hệ xung quanh nhân vật) để tìm ra những chi tiết đắt, những câu chuyện đặc sắc. Có như vậy mới níu giữ được khán giả ngồi trước màn ảnh nhỏ.
Khi thực hiện một tác phẩm Ký chân dung, nhất là trên truyền hình, các PV, BTV đứng trước rất nhiều thử thách, cám dỗ: có những con người chưa xứng đáng để biểu dương nhưng họ tìm mọi cách để được xuất hiện trước công chúng (dùng quyền lực, dùng tài chính,...) hoặc có những người thực sự rất xứng đáng nêu gương trước xã hội nhưng họ không thích xuất hiện trước đám đông và nói về thành tích của mình,...Trong thực tế đã xảy ra những chuyện năm trước nhân vật đó được tôn vinh như một anh hùng nhưng đến năm sau đã trở thành người có tội. Sự đổ vỡ ấy dễ dẫn đến tâm lý hoàn nghi của công chúng trước nhưng chân dung được xây dựng trong tác phẩm. Vì vậy đòi hỏi bản lĩnh, sự sáng suốt, đạo đức cũng như sự linh động, khả năng thuyết phục của những người thực hiện tác phẩm. Muốn được như vậy, ngoài những nỗ lực cá nhân, những năng khiếu vốn có, cần có những chương trình đào tạo phù hợp. Nếu có thể, các đài truyền hình nên gửi PV, BTV đi học tập, tham quan cách làm của các nước bạn để học tập kinh nghiệm sản xuất tác phẩm của họ.
Khi xây dựng kịch bản, những người thực hiện cần đứng trên quan điểm và tâm lý tiếp nhận của khán giả. Phải luôn luôn tự đặt câu hỏi cho mình: Khán giả muốn biết điều gì? Khán giả mong chờ gì ở tác phẩm này? Khán giả thích thú với những thông tin nào?....trước khi bắt tay xây dựng kịch bản.
Đối với những tác phẩm KCDTH có xuất hiện người dẫn chương trình thì phải đặc biệt lưu ý đến vị trí này. Những người dẫn chương trình là cây cầu nối liền khán giả và tác phẩm. Họ chính là gương mặt của tác phẩm, quyết định một phần thành công của tác phẩm. MC là một trong những điểm
mạnh của Người đương thời: nhắc đến Người đương thời là nhắc đến MC Tạ Bích Loan và ngược lại hình ảnh MC Tạ Bích Loan gắn chặt với Người đương thời nhưng thời gian dần trôi đi, phong cách cũng như hình thức MC
dẫn đi vào lối mòn, dễ tạo sự tẻ nhạt, nhàm chán cho khán giả. Người đương
thời cần nhanh chóng tìm kiếm và lựa chọn MC mới có kiến thức sâu rộng,
cách trò chuyện thú vị, hấp dẫn, duyên dáng để đem lại luồng gió mới cho chương trình.Với một tác phẩm chính luận như Ký chân dung, người dẫn chương trình không chỉ cần một hình thức ưu nhìn, phong cách dẫn duyên dáng, hấp dẫn, nói năng lưu loát mà quan trọng hơn đó là họ phải có kiến thức rất sâu rộng, có bản lĩnh và sự linh hoạt ứng phó trước mọi tình huống. Để có được những người dẫn chương trình như thế, các đài truyền hình cần tổ chức các khoá học đào tạo và nâng cao trình độ nghiệp vụ cho họ, giúp họ có môi trường thực hành và cọ xát để tích luỹ nhiều kinh nghiệm. Các đài truyền hình cũng cần có chiến lược đào tạo đội ngũ dẫn chương trình chuyên nghiệp và có nghề. Ngoài việc đào tạo tại các Đài truyền hình, công việc dẫn chương trình cũng nên được giới thiệu cho các sinh viên báo chí. Đồng thời, những người đang làm công việc dẫn chương trình cũng cần có ý thức tự rèn luyện và nâng cao kỹ năng nghề nghiệp.
Một tác phẩm KCDTH thường thiên về tính chính luận vì vậy trong khi thực hiện nên đan xen vào một số tiết mục văn nghệ, giải trí,...phù hợp làm mềm hoá tác phẩm giúp tác phẩm dễ dàng hoà vào lòng công chúng hơn.
* Về hình thức tác phẩm:
Phải luôn tìm ra những hình thức thể hiện mới, tránh bắt chước những tác phẩm khác và tránh lặp lại chính mình. Mỗi một tác phẩm ra đời phải “đóng dấu” bản quyền và phải có hình ảnh của riêng mình.
Những người thực hiện tác phẩm có thể sử dụng nhiều biện pháp khác nhau: thay đổi kết cấu, tăng cường giao lưu tương tác với khán giả, ứng
dụng các thủ pháp của sân khấu kịch, điện ảnh, áp dụng các thủ pháp tâm lý,....để làm chương trình sinh động, mới mẻ, hấp dẫn hơn.
Sân khấu cần phải có thiết kế riêng. Để tạo được những sân khấu đẹp, phù hợp, và thường xuyên đổi mới, các đài truyền hình cũng cần đầu tư hơn nữa về nhân lực và tài chính.
Là một tác phẩm truyền hình, yếu tố hình ảnh phải được đặc biệt coi trọng. Vì thế cần phải chú ý nâng cao chất lượng mỹ học hình ảnh của tác phẩm. Sau đây là một số giải pháp:
- Cần đào tạo nguồn nhân lực có chuyên môn về hình ảnh truyền hình: Ví dụ như ở Đài THVN, đã có những bộ phận đảm nhiệm nhiệm vụ này bao gồm đạo diễn, quay phim, hoạ sỹ, kỹ thuật, hoá trang, đạo cụ,...nhưng từng vị trí chưa có sự cụ thể hoá về mặt chuyên môn. Đôi khi một người quay phim có thể làm nhiều công việc khác như: chọn cảnh quay, dựng cảnh, kỹ thuật hình - tiếng,...Cho nên có nhiều tác phẩm chưa đảm bảo tính thẩm mỹ về hình ảnh. - Đầu tư trang thiết bị máy móc kỹ thuật: Để tạo được những hình ảnh đẹp, chỉ riêng yếu tố con người thì chưa đủ, cần có những thiết bị máy móc kỹ thuật hiện đại như: trường quay, máy quay phim, hệ thống đèn, cần cẩu, đường truyền, bàn dựng,... Đây là một trong những yếu tố rất quan trọng tạo nên những hình ảnh đẹp.
- Đầu tư kinh phí thực hiện tác phẩm: Người ta thường nói Có thực mới vực
được đạo. Muốn một tác phẩm Ký chân dung trên truyền hình đạt chất lượng
cao cũng cần đầu tư đủ kinh phí để thực hiện. Đã có những tác phẩm dù đề tài rất hay, nhân vật rất phù hợp nhưng kinh phí quá yếu khiến tác phẩm không thể có được những hình ảnh đẹp như mong muốn.
* Hoàn thiện và nâng cao chất lượng quy trình sản xuất chương trình:
Hiện nay ở các đài truyền hình, quy trình sản xuất chương trình đã được xây dựng tuy nhiên cần được rút kinh nghiệm để hoàn thiện hơn nữa.
Công việc truyền hình luôn đòi hỏi tính tập thể, sự đồng lòng. Với các chương trình sản xuất trong trường quay hoặc các chương trình trực tiếp lại càng cần tới sự phối hợp ăn ý nhịp nhàng của cả một êkíp và sự sáng tạo của mỗi cá nhân. Những người làm truyền hình luôn phải đối mặt với sự nhàm chán vì những thủ tục và công đoạn sản xuất được lặp đi lặp lại hàng ngày do đó quy trình sản xuất rất cần được hoàn thiện để tạo nên thành công trong việc xây dựng tác phẩm.
Cần phải có những cuộc trao đổi kinh nghiệm giữa các nhóm sản xuất chương trình để đưa ra những mô hình hiệu quả về nhân sự và các bước thực hiện, để ngày càng chuyên nghiệp hoá công tác tổ chức.
Các chức danh, vị trí công việc trong quy trình sản xuất một chương trình truyền hình cần được xác định rõ ràng, cụ thể và mang tính chuyên môn hoá cao: đạo diễn, tổ chức sản xuất, phụ trách trường quay, trợ lý đạo diễn, trợ lý trường quay, người dẫn chương trình,...Ví dụ như đối với chức danh đạo diễn cần có chiến lược đào tạo cả đạo diễn hình ảnh và đạo diễn nội dung. Hai vị đạo diễn này sẽ phối hợp chặt chẽ với nhau để chỉ đạo cả êkíp thực hiện thành công tác phẩm.
Về mặt tài chính, cần tính thù lao cho những giờ họp sản xuất, tập và chạy thử chương trình. Và đánh giá mức thù lao nay theo chất chất lượng chương trình và công việc của từng vị trí.
Trong các lớp học chuyên ngành về truyền hình của các cơ sở đào tạo sinh viên báo chí, nên có những tiết học hoặc những buổi trò chuyện thực tế với các đạo diễn, các kíp sản xuất chương trình truyền hình. Có thể tổ chức các buổi tham quan trường quay của các đài truyền hình để sinh viên báo chí có hình dung tốt về công việc sản xuất chương trình.
3.2.2. Coi công tác quảng bá là nhiệm vụ quan trọng, thƣờng xuyên:
- Cần có người chuyên nghiệp đảm nhận nhiệm vụ quảng bá cho chuyên mục. - Công việc quảng bá phải được thực hiện đều đặn, liên tục, thường xuyên. - Công việc quảng bá nên được tận dụng trên mọi hình thức có thể: truyền hình, báo in, phát thanh, báo điện tử, hòm thư điện tử, thư tay, điện thoại, tờ rơi,...
- Mọi thành viên của chuyên mục đều nên tham gia đóng góp quảng bá hình ảnh của chuyên mục bằng mọi cách.
- Tập trung phát triển website của chuyên mục, biến website trở thành diễn dàn của công chúng.
- Chú ý tới mọi cách để quảng bá hình ảnh chuyên mục: nắm rõ nhu cầu, phản hồi của khán giả, trả lời thư khán giả, lập danh mục báo chí, điểm báo hàng tháng, lập danh sách các nhân vật đã tham gia chương trình,...
- Phải có sự đầu tư thích đáng trong công tác này (về nhân lực, về tài chính,...). Có như vậy, tác phẩm mới thu hút được ngày càng đông đảo công chúng và ngày càng nâng cao chất lượng để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của họ.
3.2.3. Luôn tạo mối quan hệ gắn bó lâu dài giữa chƣơng trình và khán giả:
- Mỗi chương trình sau khi phát sóng cần có sự đánh giá, nhận xét. Có thể đánh giá qua việc thăm dò thái độ của công chúng. Người đương thời có thể
sử dụng các bảng hỏi trên chính trang web của mình. Hoặc có thể tiến hành phỏng vấn trực tiếp một mẫu bất kỳ, thực hiện nhiều lần.
- Mọi phản hồi của khán giả về chương trình phải luôn được tôn trọng và có hình thức hồi đáp phù hợp, kịp thời.
- Người đương thời nên có những cuộc điều tra nhu cầu, thái độ, tâm lý cũng như ý kiến của khán giả trên quy mô lớn.
Tiểu kết chƣơng 3:
Người đương thời là một tác phẩm tiêu biểu cho thể loại KCDTH. Người đương thời là một thương hiệu truyền hình mạnh. Những người thực
hiện chương trình đã áp dụng sáng tạo những vấn đề lý luận về Ký chân dung và đã tạo ra một Người đương thời đầy nhân văn, sâu sắc, bổ ích và ấn tượng đối với khán giả. Những thành công cũng như những hạn chế trong việc tạo dựng, duy trì và phát triển thương hiệu Người đương thời đã để lại những bài học kinh nghiệm rất quý báu.
Từ những bài học kinh nghiệm được đúc rút từ chuyên mục Người
đương thời, tác giả luận văn cũng mạnh dạn nêu lên những giải pháp nâng cao
chất lượng KCDTH từ góc nhìn rất mới: góc nhìn PR. Với phương châm:
“Hãy làm tốt và không quên kể về nó”, hàng loạt các giải pháp thiết thực đã
được đưa ra: nâng cao chất lượng và giá trị thông tin - cốt lõi của việc phát triển bền vững thương hiệu, coi công tác quảng bá là nhiệm vụ quan trọng thường xuyên, luôn tạo mối quan hệ gắn bó lâu dài giữa chương trình và khán giả,...
Đây là những giải pháp mang tính chất tham khảo. Tác giả luận văn mong rằng, những giải pháp từ góc nhìn mới mẻ này sẽ được những người làm truyền hình quan tâm nghiên cứu và áp dụng nhằm từng bước nâng cao chất lượng KCDTH.
KẾT LUẬN
Đất nước ta đang trong thời kỳ phát triển mới: hoà nhập và khẳng định mình trong nền kinh tế toàn cầu với những biến đổi to lớn về đời sống vật chất cũng như tinh thần của người dân. Việc phát triển nội lực đất nước cũng như công tác tuyên truyền nhằm xây dựng, củng cố niềm tin và nâng cao nhận thức trong mọi tầng lớp nhân dân trở thành nhiệm vụ rất quan trọng và cấp thiết.
Việc tìm kiếm và biểu dương những gương Người tốt - Việc tốt để mọi người học tập và noi theo đã có truyền thống từ xa xưa. Nhằm phát huy truyền thống tốt đẹp đó, đặc biệt, theo gương Bác Hồ vĩ đại, những người làm truyền hình đã biết vận dụng những ưu thế của truyền hình để xây dựng nên những chương trình Người tốt - Việc tốt.
Chương trình Người đương thời ra đời từ năm 2001 đã tạo được
những thành công vang dội và để lại ấn tượng rất sâu sắc trong lòng khán giả. Trong nhiều năm liền, chương trình Người đương thời luôn là một trong
những chương trình được khán giả đón xem nhiều nhất và có những đánh giá tốt nhất. Người đương thời đã trở thành thương hiệu truyền hình có giá trị.
Mỗi một chương trình là một chân dung về những con người tiêu biểu nhất của thời đại. Từ cuộc đời, kinh nghiệm sống và những cống hiến của họ, chúng ta học thêm được nhiều điều về con người và những gì đang xảy ra. Chúng ta nhận ra trên đời này còn rất nhiều người tốt, biết hy sinh, biết trân trọng bản thân mình cũng như trân trọng người khác, trân trọng cuộc đời. Họ đã mang lại một sức sống mãnh liệt cho dân tộc và đồng bào mình. Chân dung của họ được khắc hoạ chân thực và sinh động trong Người đương thời. Nó góp phần vẽ nên bức tranh về đất nước, con người Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Nhờ đó, chương trình đã tạo cho khán giả xem truyền hình niềm tin
vào xã hội, tin vào con người và tin vào bản thân mình để sống ngày càng tốt hơn.
Trong khuôn khổ của luận văn, tác giả đã nghiên cứu 30 chương trình Người đương thời tiêu biểu nhất (từ năm 2001 đến năm 2006) cũng như tìm đọc nhiều tài liệu có liên quan đến thể loại Ký chân dung và chương trình
Người đương thời. Đồng thời tác giả luận văn cũng đã tiến hành thăm dò ý
kiến khán giả tại Hà Nội về nội dung cũng như hình thức của chương trình
Người đương thời. Trên cơ sở những phân tích và tổng kết ở Chương 1,
Chương 2 và Chương 3, tác giả luận văn đưa ra những kết luận tổng quát dưới đây:
1. Ký chân dung báo in là cơ sở văn bản của Ký chân dung truyền hình:
Mặc dù có những đặc điểm để phân biệt giữa Ký chân dung trên báo in và Ký chân dung trên truyền hình nhưng xét về mặt lý luận, Ký chân dung trên truyền hình được thừa hưởng rất nhiều ưu thế và kinh nghiệm từ Ký chân dung trên báo in: đề tài, nhân vật, sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa yếu tố chính luận sắc sảo và yếu tố nghệ thuật mềm mại, linh hoạt. Kịch bản, văn bản lời bình, văn bản tư liệu trong Ký chân dung truyền hình là những minh chứng rõ nét nhất cho việc KCDBI là cơ sở văn bản của KCDTH.
Dạng bài Người tốt - Việc tốt là dạng bài chiếm ưu thế trong thể loại Ký chân dung trên báo in và trên truyền hình thời gian qua. Khi được phát sóng, rất nhiều tác phẩm Ký chân dung Người tốt - Việc tốt trên truyền hình đã để lại ấn tượng khó phai trong lòng người xem. Với những hình thức thể hiện phong phú, đa dạng, sinh động, hấp dẫn, với cách thực hiện tác phẩm công phu, với sức quảng bá sâu rộng của truyền hình, những chân dung trong các tác phẩm Ký chân dung Người tốt - Việc tốt đã nhanh chóng được xã hội hoá, có sức tác động mạnh mẽ vào số đông khán giả về cả tâm lý, tình cảm,