Nội dung cốt lõi và thành công của 30 chƣơng trình Ngƣời đƣơng thờ

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm lý luận và thực tiễn về ký chân dung qua chuyên mục Người đương thời của Đài Truyền hình Việt Nam (2001 - 2006 (Trang 51)

đƣơng thời tiêu biểu từ năm 2001 – 2006:

Xuất phát từ việc đánh giá của khán giả cũng như qua quá trình làm việc thực tế tại chuyên mục Người đương thời, qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu kịch bản và băng hình Người đương thời, tác giả luận văn đã lựa chọn 30 chương trình Người đương thời tiêu biểu nhất trong số 254 chương trình đã

phát sóng từ năm 2001 đến năm 2006. 30 chương trình cũng là 30 nhân vật, 30 số phận, 30 tấm gương tiêu biểu Người tốt - Việc tốt trên mọi lĩnh vực:

giáo dục, y tế, văn hoá nghệ thuật, kinh tế, khoa học,...Đây là những chương trình mà đội ngũ PV, BTV đã dày công thực hiện và cũng là những chương trình để lại ấn tượng sâu đậm nhất trong lòng công chúng nghe nhìn cũng như đối với ê kíp sản xuất chương trình.

2.2.1. Nội dung cốt lõi của 30 chƣơng trình Ngƣời đƣơng thời tiêu biểu từ năm 2001 – 2006:

1/ Hạt giống (phát sóng ngày 25/1/2001):

Đây là chương trình Người đương thời số 1, gặp gỡ, trò chuyện với PGS.TS Tạ Minh Sơn, người đặt nền móng đầu tiên cho sự nghiệp sáng chế của Việt Nam với bằng sáng chế mang số 001. Sản phẩm là những giống lúa chống bệnh bạc lá cho năng suất cao.

PGS. TS Tạ Minh Sơn PGS.TS Tạ Minh Sơn trò chuyện với MC tại trường quay

Treo bông lúa lên trần nhà để ngắm nhìn là hình ảnh ấn tượng đầu tiên về TS Tạ Minh Sơn mà ê kíp sản xuất chương trình đã “chộp” được. Ông là một tiến sỹ nông nghiệp và yêu thiết tha cây lúa.

Tiến sỹ Tạ Minh Sơn sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo ở vùng quê Thái Thuỵ, Thái Bình. Hình ảnh những người nông dân lam lũ trên ruộng đồng đã ăn sâu vào tâm trí ông, thúc giục ông cố gắng học tập và làm việc. Với niềm say mê với cây lúa, ông đã lặn lội khắp các cánh đồng trên mọi miền Tổ quốc để tìm hiểu và tạo ra những giống lúa lai kháng bệnh bạc

lá. Với kết quả này, TS Tạ Minh Sơn đã góp phần giảm những khó nhọc của người nông dân trên ruộng đồng cũng như làm lợi cho nhà nước hàng ngàn tỷ đồng. Những người thực hiện chương trình đã kỳ công tìm nhiều tài liệu nói về TS Tạ Minh Sơn cũng như lặn lội về nhiều vùng đất – nơi ông đã nghiên cứu và thử nghiệm giống lúa mới, gặp gỡ, phỏng vấn nhiều nông dân được ông giúp đỡ. Trong chương trình, TS Tạ Minh Sơn đã bất ngờ được gặp lại cha và người bạn chí thân của mình. Những cái bắt tay hân hoan và những giọt nước mắt sung sướng đã khiến cả trường quay lặng đi vì xúc động. Hạt giống - chương trình Người đương thời số đầu tiên đã để lại ấn tượng rất sâu

đậm trong lòng công chúng.

2/ Y đức (phát sóng ngày 3/3/2001):

Y đức là cuộc gặp gỡ, trò chuyện với GS. Bác sỹ Vũ Văn Đính -

trưởng khoa Hồi sức cấp cứu A9, bệnh viện Bạch Mai.

GS. Bác sỹ Vũ Văn Đính Cuộc trò chuyện tại trường quay

Là nhân vật thứ hai xuất hiện trong chuyên mục Người đương thời, GS.Bác sỹ Vũ Văn Đính với gương mặt hiền hậu và giọng nói trầm ấm đã để lại ấn tượng tốt đẹp về một con người luôn tìm mọi cách cứu sống những con

người. Một tình huống rất thú vị, xúc động đã diễn ra tại trường quay đó là

cuộc gặp gỡ bất ngờ với một bệnh nhân được GS. Bác sỹ Đính cứu chữa 25 năm về trước. Những câu chuyện ,những ký ức ùa về. Một lồng rắn và một đĩa hồng xiêm được sử dụng để gợi mở những câu chuyện cảm động về một thời xa xưa nhưng đầy nghĩa tình. GS Vũ Văn Đính không chỉ là một bác sỹ tài năng mà ông còn là một tấm gương về y đức.

3/ Không có ai và điều gì bị quên lãng...(phát sóng ngày 1/8/2001):

Cuộc gặp gỡ tại trường quay Nhân vật trò chuyện với MC

Không có ai và điều gì bị quên lãng...- tên chương trình đã gợi rất nhiều cảm xúc. Chương trình khắc hoạ chân dung một người phụ nữ tìm mọi cách để trả lại tên cho các liệt sỹ vô danh đã anh dũng hy sinh trong cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc.Câu chuyện đi tìm mộ liệt sỹ của chị và đội quy tập mộ liệt sỹ Nghệ An được diễn tả trong chương trình đầy ấn tượng. Chị cầm trên tay những bức ảnh cũ đã hoen ố, những tấm thiếc cong vênh có khắc tên của những liệt sỹ,...và kể lại câu chuyện của mình. Với sức vóc nhỏ bé, người phụ nữ đó đã cùng bạn bè đi khắp mọi miền Tổ quốc đem những người con trở về yên nghỉ trong vòng tay của gia đình, của quê hương. Mỗi tấm bia liệt sỹ vô danh được gỡ xuống và một tấm bia ghi tên liệt sỹ được dựng lên là giây phút chị cảm thấy hạnh phúc nhất. Chương trình đã tạo ra cuộc gặp gỡ bất ngờ với anh Nguyễn Quán Tuấn – con trai của liệt sỹ Nguyễn Quán Tôn, người đã được chị tìm lại mộ. Chiến tranh đã đi qua gần 30 năm, những người mẹ, người vợ, những người đồng đội vẫn đang tiếp tục đi và tìm kiếm những liệt sỹ vô danh trên khắp các chiến trường. Điều dẫn dắt họ chính là tình yêu, là ký ức, là sự biết ơn thầm lặng.

Chị chính là thiếu tá Nguyễn Thị Tiến – nhân vật chính của chương trình Không có ai và điều gì bị quên lãng... phát sóng ngày 1/8/2001.

4/ Tình cha (phát sóng ngày 27/7/2001):

Chương trình mở đầu bằng những hình ảnh tư liệu ấn tượng về tác hại của ma tuý.

MC Tạ Bích Loan xuất hiện, trên tay cầm một lá thư.

Đó chính lá thư của Phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm đã gửi cho ông Ngô Đình Thành, hội viên hội cựu chiến binh xã Linh Sơn, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên ngày 4/5/2001 ca ngợi và biểu dương những thành tích ông đạt được trong cuộc chiến chống tệ nạn ma tuý. Ông Thành trở thành nhân vật

Người đương thời, chương trình đúng dịp kỷ niệm ngày Thương binh liệt sỹ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

27/7.

Ông Ngô Đình Thành Nhân vật trò chuyện với MC

Với tình yêu của người cha, ông đã cai nghiện thành công cho ba con trai và xây dựng được ba cơ sở sản xuất, góp phần làm giàu cho quê hương đất nước. Qua những câu chuyện của người cựu chiến binh già, khán giả nhận thấy một tình yêu thương bao la của người cha dành cho các con cũng như những đóng góp của ông làm cho cuộc sống ngày càng trong sạch hơn, tốt đẹp hơn.

5/ Chuyện cô gái trẻ bị cháy hai bàn tay (phát sóng ngày 1/11/2001):

Chương trình Chuyện cô gái trẻ bị cháy hai bàn tay là cuộc gặp gỡ và trò chuyện với cô giáo Nguyễn Thị Hiền, hiện đang giảng dạy tại trường tiểu học Minh Thành, huyện Bình Long, tỉnh Bình Phước.

Cô giáo Nguyễn Thị Hiền Cô giáo Hiền và MC Tạ Bích Loan

Tại trường quay ở thành phố Hồ Chí Minh, người dẫn chương trình xuất hiện với tờ báo Tuổi trẻ. Từ một bài viết của tờ Tuổi trẻ, những người làm chương trình đã tìm ra nhân vật Nguyễn Thị Hiền.

Mở đầu câu chuyện là phóng sự đi tìm cô giáo Nguyễn Thị Hiền của PV chương trình. Phóng sự đã cho thấy tình cảm yêu mến của mọi người dành cho cô giáo Hiền. Cuộc đời cô giáo Hiền hiện rõ dần qua những lời kể của bà Trần Thị Hoá - mẹ của Hiền, của cô giáo Nguyễn Thị Hậu và thầy Trần Hữu Chiến - những người thầy người cô dạy Hiền viết những nét chữ đầu tiên. 18 tháng tuổi. Hiền đã bị một tai nạn làm thay đổi cuộc đời. Hiền bị ngã vào đống than đang rực lửa, hai bàn tay bỏng nặng. Mặc dù gia đình và các y bác sỹ tận tình cứu chữa nhưng vẫn không giữ được hai bàn tay của Hiền. Trên hai bàn tay Hiền chỉ còn đúng một ngón tay rưỡi có thể cử động được. Và một ngón tay rưỡi này đã giúp Hiền làm được mọi việc với nghị lực, quyết tâm mạnh mẽ của Hiền. Vượt qua khó khăn của đôi tay tật nguyền, Nguyễn Thị Hiền đã trở thành một cô giáo. Một câu chuyện không ai có thể tin được. Giờ đây Hiền vui tươi, tự tin đứng trên bục giảng truyền lại những kiến thức cho các em học sinh.

Chương trình đã ghi lại những giây phút thật xúc động: đó là khi mẹ của Hiền kể lại tai nạn của con, kể lại những lúc Hiền tập xúc cơm ăn khi còn 3 tuổi; đó là khi người dẫn chương trình kể về câu chuyện không có tóc của mình trong ngày đầu đến trường đã làm chị ngượng ngùng, tủi thân thế nào; đó là khi Hiền nói rằng: Em hiểu những cảm giác ấy vì em đã trải qua rồi và

em sẽ còn trải qua cả đời vì tóc còn mọc được ra chứ tay em thì vĩnh viễn không mọc ra được nữa. Cả trường quay lặng đi, người dẫn chương trình

khóc, mẹ của Hiền khóc, khán giả khóc...

6/ Đằng sau tấm huy chƣơng (phát sóng ngày 1/12/2001):

Nhắc đến cô gái vàng của thể thao Việt Nam có lẽ ai cũng biết đến cái tên Nguyễn Thuý Hiền. Là một vận động viên Ushu tài năng và xinh đẹp, Nguyễn Thuý Hiền đã xuất hiện khá nhiều trên báo chí. Nhưng chuyên mục

Người đương thời đã tìm ra những điều rất mới mẻ ở cô gái này. Những bí

mật sẽ được hé lộ ở chương trình Đằng sau tấm huy chương.

VĐV Ushu Nguyễn Thuý Hiền Thuý Hiền trò chuyện với MC tại trường quay

Trong con người Thuý Hiền tồn tại sự đối lập - đối lập giữa hoàn cảnh gia đình và thành tích rực rỡ, đối lập giữa vóc dáng nhỏ bé và sức mạnh đáng kinh ngạc trên sàn đấu, đối lập giữa niềm vui vinh quanh tột đỉnh và nỗi buồn, sự thiếu thốn tình cảm gia đình. Trong hoàn cảnh đó, điều giúp cô vượt lên chính là ý chí vươn lên mãnh liệt mà thể thao đã mang lại, nguồn gốc sức mạnh tinh thần do sự say mê, sự tập luyện và lao động quên mình. Những người thực hiện chương trình đã khai thác sâu khía cạnh tâm lý của nhân vật: những giọt nước mắt sung sướng khi đứng trên bục vinh quang và những giọt nước mắt buồn tủi khi nghĩ về gia đình. Những hình ảnh đối lập được khai thác triệt để trong chương trình này.

7/ Những ngƣời bạn Việt Nam (phát sóng ngày 18/4/2002):

Chương trình là cuộc gặp gỡ, trò chuyện với hai người nước ngoài đã sống và làm việc tại Việt Nam, dành cho Việt Nam những tình cảm nồng

ấm đó là cô giáo dạy tiếng Việt người Nga Elena Zubtsova và nhà văn hoá, nhà nghiên cứu người Mỹ Lady Borton.

Chị Elena Zubtsova tại trường quay Bà Lady Borton trong tà áo dài Việt Nam

Chương trình có đan xen nhiều phóng sự về hai nhân vật, đó là những hoạt động của cô giáo Elena Zubtsova và bà Lady Borton tại Việt Nam, đó là những tình cảm của họ dành cho đất nước Việt Nam, đó là những cuộc gặp gỡ giữa họ với những người bạn Việt Nam. Mặc dù còn ngọng nghịu khi nói tiếng Việt nhưng khán giả nhận thấy ở hai nhân vật tình yêu thương trìu mến với cảnh sắc thiên nhiên và con người Việt Nam.

Rất xúc động là cảnh bà Lady Borton gặp lại bà Hai Sang - người đã ở cùng chỉ dẫn rất nhiều cho bà Lady Borton khi bà mới chân ướt chân ráo tới Việt Nam. Những cái hôn thắm thiết và những cảm xúc không thể kìm nén đã đưa bà Lady Borton trở lại những ngày tháng sống và làm việc với người dân Việt Nam

8/ Ngƣời xoa dịu những nỗi đau cuộc đời (phát sóng ngày 12/5/2002):

Người xoa dịu những nỗi đau cuộc đời đó chính là GS.Bác sỹ, thầy

thuốc nhân dân Nguyễn Tài Thu, Viện trưởng Viện châm cứu Việt Nam. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mở đầu chương trình là một phóng sự về nỗi đau đớn của một bệnh nhân nhỏ tuổi do mắc bệnh viêm khớp. Bác sỹ Thu đã đến giường bệnh nhân hỏi thăm, động viên bằng giọng nói rất nhẹ nhàng, dịu dàng. Chỉ với những cây kim, bác sỹ Thu châm cứu cho bệnh nhân và 15 phút sau bệnh nhân thấy hết đau, nụ cười lại nở trên môi. Những người làm chương trình đã dùng hình đó để đặt tên cho chương trình: Người xoa dịu nỗi đau cuộc đời.

Trong suốt buổi trò chuyện, bác sỹ Thu đã giới thiệu về châm cứu Việt Nam với niềm tự hào lộ rõ ra từng ánh mắt, từng lời nói. Khán giả cũng vì thế hiểu hơn về một phương pháp chữa bệnh rất độc đáo, có hiệu quả của dân tộc. Với tài năng và sự tận tâm của mình, GS. Bác sỹ Nguyễn Tài Thu đã làm dịu cơn đau của rất nhiều bệnh nhân. Sự xuất hiện của các bệnh nhân tại trường quay và những ý kiến của họ đã thể hiện sự khâm phục trước tài năng và y đức của bác sỹ. Cả trường quay như trầm lắng lại khi nghe những dòng nhật ký của bác sỹ Thu những năm 70 và vỡ oà ra khi một nhân vật bất ngờ xuất hiện đó là thương binh Nguyễn Văn Hào giờ đã mạnh khoẻ trở lại. Bác sỹ Thu rơm rớm nước mắt khi nghe lại những dòng nhật ký viết về thời gian chăm sóc thương binh Nguyễn Văn Hào ngoài chiến trường. Và người quay phim đã nhanh chóng chộp được những hình ảnh rất xúc động này.

GS. Nguyễn Tài Thu đã khóc tại trường quay

9/ Nếu có ƣớc muốn trong cuộc đời này (phát sóng ngày 17/9/2002):

Chương trình gặp gỡ, trò chuyện với Bạch Đình Vinh - cử nhân Khoa Công nghệ thông tin - đại học Bách khoa Hà nội. Chương trình đã đạt giải B báo chí toàn quốc thể loại truyền hình năm 2002.

Bạch Đình Vinh tại trường quay Bạch Đình Vinh và gia đình trò chuyện với MC

Đây là cuộc gặp gỡ với một chàng trai tật nguyền, do một vụ tai nạn không may đã khiến anh phải nằm bất động suốt bốn năm. Không đầu hàng số phận, Vinh đã vươn lên học tập, hoàn thành chương trình đại học. Hiện anh đang là cộng tác viên của tạp chí PC World.

Sau vụ tai nạn, Vinh không đi lại được và nói rất khó khăn. Khi trả lời câu hỏi của người dẫn chương trình, Vinh phải nói từng từ với những cử động miệng rất khó khăn nhưng khán giả vẫn kiên trì lắng nghe những câu chuyện của Vinh. Để hỗ trợ cho Vinh, chương trình đã sắp xếp những người trong gia đình Vinh (bố, mẹ, em gái) ngồi cùng Vinh. Bố mẹ Vinh thay nhau kể những kỷ niệm về cậu con trai khi tập đi, tập nói với niềm tự hào rạng rỡ trên khuôn mặt. Dù phải trải qua rất nhiều khó khăn và thiệt thòi nhưng trò chuyện với Vinh, khán giả vẫn nhận thấy niềm tự tin, yêu đời, lạc quan ở con người này: “Bạn có thể hỏi vì sao chương trình của chúng ta toàn những tiếng hát và nốt nhạc vui – Nhân vật của chúng ta còn không khóc kia mà”.

10/ Ngƣời nông dân và chiếc máy gặt (phát sóng ngày 15/10/2002):

Một người nông dân chưa học hết phổ thông nhưng phát minh ra máy gặt lúa, máy gặt đập liên hợp. Anh đã được nhà nước phong tặng danh hiệu anh hùng lao động. Anh nông dân đó chính là Bùi Hữu Nghĩa, sống tại ấp 1, xã Long Thạnh, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An. Anh là nhân vật chính của chương trình Người nông dân và chiếc máy gặt.

Chương trình mở đầu rất ấn tượng: người dẫn chương trình xuất hiện đội nón và liềm, đi cắt lúa ngoài ruộng như một người nông dân thực thụ.

Anh Bùi Hữu Nghĩa Anh Nghĩa trò chuyện với MC tại trường quay MC chia sẻ: Khi gặt ngoài cánh đồng như vậy mới thấy hết nỗi khổ của người nông dân. Và như một sự liên tưởng rất tự nhiên, người dẫn chương trình đã giới thiệu một người nông dân đã có những cải tiến giúp giảm bớt gánh nặng trên đồng ruộng, đó là anh Bùi Hữu Nghĩa.

Với cách nói chuyện giản dị, mộc mạc của một người nông dân,

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm lý luận và thực tiễn về ký chân dung qua chuyên mục Người đương thời của Đài Truyền hình Việt Nam (2001 - 2006 (Trang 51)