Tìm kiếm và lựa chọn đề tài:

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm lý luận và thực tiễn về ký chân dung qua chuyên mục Người đương thời của Đài Truyền hình Việt Nam (2001 - 2006 (Trang 79)

Ê kíp thực hiện chuyên mục Người đương thời nhận thức rõ rằng

việc tìm kiếm đề tài hay, hấp dẫn sẽ là viên gạch đầu tiên xây dựng nên một chương trình đặc sắc. Những người thực hiện Người đương thời đã đặt ra một số tiêu chí cụ thể khi lựa chọn đề tài cho chuyên mục và trong quá trình thực hiện, Người đương thời đã đạt được những tiêu chí đề ra.

Thứ nhất, Người đương thời đã lựa chọn được những đề tài phù hợp với tiêu chí của chuyên mục. Chuyên mục Người đương thời đề ra tiêu chí là cuộc gặp gỡ, trò chuyện với những con người, những gương mặt nổi bật trong xã hội. Với tiêu chí đó, hàng loạt các đề tài của chuyên mục đã được lựa chọn: Chuyện về tấm lòng nhân hậu, hết mình cứu chữa bệnh nhân của GS. bác sỹ Vũ Văn Đính trong Y đức; Chuyện về người cha tìm đủ mọi cách cai nghiện cho con trong Tình cha; Chuyện về một người phụ nữ ngày đêm đi tìm mộ

các liệt sỹ đã hy sinh chỉ qua một số di vật ít ỏi còn lại trong Không có ai và

điều gì bị quên lãng;...

Thứ hai là, Người đương thời đã tìm kiếm và lựa chọn được những đề tài có ý nghĩa xã hội sâu sắc. Từ những câu chuyện nhỏ, những số phận rất bình thường, nhưng Người đương thời đã phát hiện ra những vấn đề có ý

nghĩa xã hội sâu sắc, khiến người xem phải suy ngẫm. Đây là thành công mang ý nghĩa rất quan trọng của chuyên mục Người đương thời. Ngay ở

chương trình Người đương thời số đầu tiên mang tên Hạt giống trò chuyện

với TS Tạ Minh Sơn, những người làm chuyên mục đã muốn gửi gắm những ý nghĩa vô cùng sâu sắc: Con người ta dù xuất thân nghèo khó hay phải bươn chải, vật lộn với cuộc đời để kiếm miếng cơm manh áo thì với ý chí quyết tâm, niềm say mê, nhiệt huyết thực sự, chúng ta vẫn có thể thành công. TS Tạ Minh Sơn đã trở thành một tấm gương về sự cần cù, về khát vọng vươn lên và

cống hiến cho cuộc đời. Hay ở một chương trình khác mang tên Không có ai

và điều gì bị quên lãng, chuyên mục đã tập trung khắc hoạ hình ảnh và việc

làm của chị Nguyễn Thị Tiến - người đi tìm hài cốt các liệt sỹ đã hy sinh tại các chiến trường và đưa họ về với quê hương, với gia đình, người thân. Những việc làm của chị đã giúp rất nhiều gia đình nhận lại con, cháu, anh, em mình. Những giọt nước mắt cảm động và hạnh phúc đã bật ra không gì kìm giữ được khi họ tìm thấy hài cốt con em mình,...Khi được hỏi về mức độ sâu sắc của chương trình, đa số khán giả đều đồng tình đây là điều ấn tượng nhất của họ khi xem Người đương thời.

Bảng 1:Mức độ sâu sắc của nội dung chương trình

Nội dung Số lƣợng

(ngƣời)

Tỷ lệ (%)

Sâu sắc, gây xúc động 234 81.53

Chưa sâu sắc, chưa gây xúc động 21 7.32 Không có ý kiến 32 11.15

Tổng số 287 100.00

Nguồn: Cuộc điều tra tháng 6/2007

Thứ ba, Người đương thời đã thành công với những đề tài theo sát sự kiện thời sự. 55,05% khán giả được hỏi đã đánh giá nội dung chương trình có tính thời sự.

Bảng 2:Tính thời sự của nội dung chương trình

Nội dung Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Có tính thời sự 158 55.05 Chưa có tính thời sự 97 33.80 Không có ý kiến 32 11.15 Tổng số 287 100.00

Tính thời sự luôn là một yếu tố rất quan trọng đối với bất kỳ một tác phẩm báo chí nào. Nhưng với Người đương thời, là một chuyên mục truyền

hình với mục đích chính là tuyên truyền những gương Người tốt - Việc tốt, ý nghĩa xã hội của chuyên mục được đặt lên hàng đầu, tính thời sự không phải là yêu cầu gắt gao. Tuy nhiên, không phải vì thế, chuyên mục không chú ý đến tính thời sự. Đây là một điểm khác biệt của chuyên mục Người đương thời so với các chuyên mục trò chuyện, gặp gỡ nhân vật khác trên truyền hình.

Những sự kiện thời sự “nóng” cũng luôn được Người đương thời quan tâm.

Một ví dụ rất rõ ràng và sinh động về tính thời sự trong các đề tài của chuyên mục Người đương thời là buổi truyền hình trực tiếp Trở về từ lòng đất. Ngày 31/3/2006, một vụ tai nạn sập hầm thảm khốc đã xảy ra tại mỏ than Mông Dương, tỉnh Quảng Ninh. Nguyên nhân của vụ sập hầm là do bục nước gây đổ lò cục bộ khoảng 200m lò chợ, nơi có 37 công nhân đang làm việc. Vụ tai nạn đã là chết 2 người, 1 người bị thương, 18 người vẫn bị mắc kẹt trong lò và 16 người chạy thoát ra ngoài. Từ khi vụ sập hầm xảy ra, thông tin về vụ sập lò và công tác cứu hộ được báo cí cập nhật liên tục. Vụ sập lò này đã gây chú ý trong cả nước. Người dân vùng mỏ cũng như đồng bào cả nước lo lăng dõi theo diễn biến của sự việc. Ngày 3/4/2006, chuyên mục Người đương thời đã quyết định thực hiện buổi gặp gỡ với những người cứu hộ, những người thợ mỏ đã thoát nạn và những người có trách nhiệm của ngành than trong vụ sập lò. Ngày 4/4/2006 công tác liên hệ, công văn, tài liệu vụ sập hầm nhanh chóng được chuẩn bị. Ngày 7/4/2006, kịch bản chương trình trực tiếp đã hoàn tất và sẵn sàng lên sóng. Vào hồi 21h20 ngày 7/4/2006, chương trình đã được phát sóng trực tiếp trên kênh VTV3 từ trường quay S9 của Đài THVN. Như vậy chỉ trong 7 ngày sau khi vụ sập lò xảy ra, một chương trình Người đương thời với rất nhiều nhân vật đã được thực hiện. Chương trình đã thu hút rất đông khán giả và để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng công chúng nghe nhìn. Trường

quay S9 chật cứng người xem và khi buổi phát sóng kết thúc, chuyên mục đã nhận được hơn 6000 cuộc điện thoại và tin nhắn. Dư âm của buổi phát sóng còn nóng đến nhiều ngày sau đó. Chuyên mục còn liên tiếp nhận được nhiều điện thoại và thư khán giả. Với những đề tài mang tính thời sự, chuyên mục Người đương thời không chỉ góp phần cung cấp thêm những thông tin mới tới khán giả mà còn tự làm mới mình. Công chúng tìm thấy ở Người đương thời sự mới mẻ, hấp dẫn khác lạ với những gì thường có ở một chuyên mục trò chuyện, gặp gỡ.

Thứ tư, Người đương thời thành công những đề tài đang được xã hội quan tâm. Khi cả nước đang chuẩn bị mọi tiềm lực để bước vào WTO, chuyên mục

Người đương thời cũng sẵn sàng hàng loạt các chương trình bàn về chủ đề này: gặp gỡ ông Jack Canfield với những bí quyết thành công khi hoà nhập toàn cầu, gặp gỡ bà Nguyễn Thị Nghĩa, Vũ Thị Thuận, Dương Thanh Thuỷ,...-những doanh nhân thành đạt và đang tìm cách đưa hình ảnh Việt Nam ra thế giới. Khi ma tuý đang hoành hành dữ dội với những tác hại khôn lường, Người đương thời đã trò chuyện với ông Ngô Đình Thành - người tự tay cai nghiện cho ba con trai. Chương trình đã cung cấp những thông tin bổ ích về việc cai nghiện tại nhà như thế nào cho hiệu quả - điều mà cả xã hội đang quan tâm.

Thứ năm, các đề tài của chuyên mục đã đáp ứng tốt nhu cầu của công chúng. 60,98% khán giả được hỏi đã nhận xét nội dung của Người đương thời rất gần gũi, thiết thực với họ: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 3:Mức độ thiết thực của nội dung chương trình

Nội dung Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Thiết thực, gần gũi 175 60.98 Chưa thiết thực, chưa gần gũi 80 27.87 Không có ý kiến 32 11.15

Tổng số 287 100.00

Những nhu cầu học hỏi, khám phá, hiểu biết, giải trí,...của khán giả đều được những người thực hiện chuyên mục Người đương thời cố gắng đáp ứng.

Trước khi thực hiện chương trình, các PV và BTV của chuyên mục luôn tự đặt cho mình câu hỏi: Liệu đề tài này có thực sự gần gũi với khán giả? Khán giả có thể tìm thấy điều gì hữu ích từ chương trình này? Liệu nội dung chương trình có làm khán giả quan tâm, thích thú?...Chính những thắc mắc này đã trở thành những động lực giúp những người thực hiện chương trình cố gắng, nỗ lực hoàn thành những chương trình phát sóng đáp ứng tốt nhất nhu cầu của công chúng nghe nhìn.

Đối với những đề tài trùng lặp, Người đương thời lại khai thác

chúng dưới nhiều góc độ khác nhau. Đề tài chiến tranh luôn là đề tài muôn thủa của nhiều loại hình báo chí và luôn luôn gây xúc động lòng người. Tổng kết lại những số đã phát sóng của Người đương thời, có tới 13 chương trình

nói về đề tài chiến tranh. Tuy nhiên cả 13 chương trình đều không có sự trung lặp về chủ đề và hướng tiếp cận. Nói về chiến tranh, có khi đó là sự ca ngợi những con người đã hy sinh tuổi xuân cho cuộc chiến (Cựu chiến binh thành

cổ Quảng Trị), các anh hùng tình báo, anh hùng trong chiến đấu (X6-Con át chủ bài tình báo, Chiến đấu trong lòng địch, Những người lái chiếc tàu không số); chiến tranh được đề cập ở phương diện nghệ thuật: những nhà văn, chiến

sỹ đã xây dựng nên một thế hệ văn học thời chiến như thế nào (Đồng hành

cùng người lính); câu chuyện về nhà nhiếp ảnh đã chụp bức ảnh nổi tiếng “Nụ cười ở thành cổ Quảng Trị” Đoàn Công Tính; câu chuyện về những thương

binh lại đề cập đến số phận và sự vươn lên làm giàu của những người lính trở về từ cuộc chiến, mang trong mình nỗi đau của chiến tranh. Họ trở về đối mặt với cuộc sống hoà bình và những khó khăn về vật chất và tinh thần còn gian nguy hơn chiến trường đầy máu lửa (Con đường đến hạnh phúc); Chiến tranh còn được nhìn qua chân dung của những cựu chiến binh đang hàng ngày đi

tìm mộ liệt sỹ, trả lại tên tuổi cho những người con vô danh đã hy sinh vì đất nước (Không có ai và điều gì bị quên lãng, Gặp lại chị và đồng đội,...); Chân dung người lính Mỹ xưa kia từng tham gia trong cuộc chiến tranh Việt Nam giờ đây quay lại với mong muốn hàn gắn vết thương chiến tranh (Bom mìn và

tình ca). Như vậy nhiều khi cùng một đề tài nhưng mỗi chương trình đã đi

vào những vấn đề khác nhau, vừa phong phú, vừa bổ ích, mà không gây nhàm chán. Tuy nhiên, việc lựa chọn đề tài mới lạ, tránh lặp lại vẫn luôn là tiêu chí mà chương trình muốn hướng đến để có thể giới thiệu với khán giả cả nước chân dung cuộc sống mới một cách đầy đủ và sinh động hơn nữa.

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm lý luận và thực tiễn về ký chân dung qua chuyên mục Người đương thời của Đài Truyền hình Việt Nam (2001 - 2006 (Trang 79)