Chuyên mục Người đương thời đã tìm kiếm và lựa chọn được những nhân vật Người tốt - Việc tốt thực sự xứng đáng và có ảnh hưởng lớn đến
đông đảo quần chúng. Đó là những chuyên gia, những con người có kinh nghiệm trong một lĩnh vực cụ thể. Con đường đi đến thành công của họ đáng để mọi người học tập như: GS. Bác sỹ Nguyễn Tài Thu, GS.Bác sỹ Tôn Thất Bách, đạo diễn Lê Hoàng, vận động viên Ushu Nguyễn Thuý Hiền,...Đó là những anh hùng giữa đời thường như mẹ Nguyễn Thị Phú, Bạch Đình Vinh, cô giáo Nguyễn Thị Hiền,..
Chuyên mục Người đương thời cũng đã tìm kiếm và lựa chọn được những nhân vật gắn liền với sự kiện thời sự nổi bật như: Nguyễn Mạnh Tường trở thành VĐV xuất sắc nhất Seagame 22, thầy Đỗ Việt Khoa với những tiêu cực trong thi cử tại Hà Tây, vụ sập mỏ than Mông Dương,...
Chuyên mục Người đương thời đã tìm kiếm và lựa chọn được những nhân vật có vấn đề để tranh luận. Điều này đã tạo nên sức hấp dẫn mới lạ của chương trình. Ví dụ như đảng viên có được làm kinh tế tư nhân hay không trong chương trình Một đảng viên làm kinh tế tư nhân, người Việt Nam có
Chuyên mục Người đương thời đã tìm kiếm và lựa chọn được những nhân vật đặc biệt, có sức tác động mạnh và để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng công chúng. Ví dụ như Nguyễn Công Hùng - một chàng trai bị bệnh nhão cơ, không thể đứng, thậm chí không thể ngồi như mọi người bình thường được nhưng anh đã vượt qua những khó khăn, thiệt thòi đó để vươn lên trở thành một Hiệp sỹ máy tính ( chương trình Kết nối); ví dụ như cậu học trò Đinh Văn Vụ đỗ đại học chỉ với việc luyện thi trong hang đá (từ Hang đá đến giảng đường đại học); ví dụ như cô giáo Nguyễn Thị Hiền bị cháy hai bàn tay
nhưng vẫn đến lớp truyền đạt kiến thức cho các em học sinh (chương trình
Chuyện cô giáo trẻ bị cháy hai bàn tay),...
Để có được những nhân vật ấn tượng, đáng khâm phục như vậy, những người thực hiện chuyên mục Người đương thời đã tìm kiếm qua rất
nhiều nguồn tư liệu. Các bài báo in chính là nguồn rất quan trọng để chuyên mục Người đương thời phát hiện được những đề tài hay và ý nghĩa.Ví dụ như: - Nhân vật Nguyễn Thị Hiền được tìm thấy từ bài báo “Chuyện cô gái trẻ bị
cháy hai bàn tay” của tác giả Minh Thuỳ, đăng trên báo Tuổi trẻ Chủ nhật số
ra ngày 13/5/2001.
- Cậu học trò Đinh Văn Vụ được tìm thấy từ hai bài báo “Một học sinh nghèo
học giỏi đang cần được giúp đỡ” đăng trên báo Cao Bằng tháng 9.2001 và bài “Lên hang luyện văn” của tác giả Hoàng Quảng Uyên, đăng trên báo Lao
động ngày 16/10/2001.
- Mẹ Phú nuôi 51 trẻ mồ côi được phát hiện từ hai bài báo của tác giả Đỗ Ngọc Tấn – giáo viên trường PTTH Huỳnh Thúc Kháng, Sơn Tịnh, Quảng Ngãi: “Người mẹ của 51 đứa con” đăng trên báo Nhân dân số ra ngày
28/8/2002 và “Một người mẹ nuôi 51 đứa con” đăng trên báo Tiền Phong
Một loạt các nhân vật của chuyên mục Người đương thời cũng được phát hiện từ các cơ quan quản lý thi đua khen thưởng như: nhân vật Tạ Minh Sơn xuất hiện trong chương trình Người đương thời đầu tiên mang tên Hạt giống được phát hiện từ tư liệu của Đại hội Thi đua yêu nước.
Bên cạnh đó, một trong những nguồn nhân vật vô cùng phong phú xuất phát từ chính khán giả truyền hình. Lá thư của dược sỹ Trần Giữa, giảng viên khoa Y tế công cộng Đại học Y Hà Nội giới thiệu nhân vật Đoàn Đình Long, huấn luyện viên trưởng đội tuyển Karatedo Việt Nam. Từ một học sinh nghèo, bị bệnh tim, ông đã trải qua ba cuộc mổ tim để chiến thắng bệnh tật, trở thành võ sư nổi tiếng. Nhận được thư giới thiệu, đạo diễn chương trình đã gặp gỡ với ông Long để thu thập tư liệu về ảnh và các đoạn băng video quay cảnh mổ tim do bác sỹ Tôn Thất Bách thực hiện. Và vào ngày 25/2/2003, chương trình Người thầy thuốc nhân dân về GS. Bác sỹ Tôn Thất Bách được phát sóng. Trong chương trình, ông Đoàn Đình Long trở thành một nhân vật bất ngờ thay vì là nhân vật chính của Người đương thời.
Khi được hỏi về thông tin gì mà khán giả ghi nhớ được sau khi xem chương trình Người đương thời thì có tới 27,18% khán giả nhớ về nhân vật.
Đây cũng chính là phần thưởng cho những nỗ lực tìm kiếm và thể hiện chân dung nhân vật của những người thực hiện chương trình Người đương thời.