Khái quát về Vũ Trụ, Hệ Mặt Trời và Trái Đất trong Hệ Mặt Trờ

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU TẬP HUẤN CÁN BỘ QUẢN LÍ VÀ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỀ XÂY DỰNG CÁC CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH (Trang 25)

1. Vũ Trụ

- Vũ Trụ là khoảng không gian vô tận chứa các thiên hà

- Thiên hà là một tập hợp nhiều ngôi sao, hành tinh, vệ tinh, sao chổi, bụi, khí và bức xạ điện từ

- Thiên hà có chứa Hệ Mặt Trời gọi là Dải Ngân hà

2. Hệ Mặt Trời

- Hệ Mặt Trời bao gồm 8 hành tinh, Trái Đất đứng thứ 3 tính từ trong ra ngoài.

- Quỹ đạo chuyển động quanh Mặt Trời của các hành tinh trong Hệ Mặt Trời có hình e-lip

- Hướng chuyển động của các hành tinh quanh Mặt Trời từ Tây sang Đông

3. Trái Đất trong Hệ Mặt Trời

- Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là 149,6 triệu km

- Khoảng cách đó để Trái Đất nhận được lượng nhiệt và tốc độ chuyển động quanh Mặt Trời vừa phải  Hình thành sự sống trên Trái Đất

* Bước 2: GV đưa thông tin phản hồi

THÔNG TIN PHẢN HỒI

Hoạt động 3: Tìm hiểu hiện tượng giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế

(Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân/Cặp/Toàn lớp) * Bước 1:

- HS làm việc cá nhân để điền số thích hợp để hoàn thành sơ đồ sau:

- HS đưa ra kết luận về nguyên nhân Trái Đất được chia thành 24 múi giờ * Bước 2:

- HS làm việc theo cặp để trả lời câu hỏi dựa vào việc quan sát hình 5.3 và thông tin trong mục 2 trong SGK:

Nguyên nhân

Hệ quả

Hiện tượng ngày – đêm luân phiên trên Trái Đất

Nguyên nhân

Trái Đất hình cầu

Hệ quả

Trái Đất được chiếu sáng một nửa

Nguyên nhân

Hệ quả

Hiện tượng ngày – đêm luân phiên trên Trái Đất

Trái Đất hình cầu

Trái Đất tự quay quanh trục

Trái Đất quay một vòng tương ứng với 3600

Trái Đất quay một vòng mất …. giờ

Mỗi giờ Trái Đất quay được một góc ……0

1. Ranh giới các múi giờ thực tế trên các châu lục có trùng với các múi giờ theo lý thuyết không?

2. Những quốc gia có giờ sớm hơn giờ GMT thường nằm trên những châu lục nào? 3. Những quốc gia có giờ muộn hơn giờ GMT thường nằm trên những châu lục nào? 4. Đường kinh tuyến đổi ngày là kinh tuyến nào?

- GV giải thích cho HS một số quy ước tính giờ trên Trái Đất, đặc biệt chú ý cách tính giờ giữa các khu vực giờ ở bên phải múi giờ số 0 (bán cầu Đông) và bên trái múi giờ số 0 (bán cầu Tây), quy ước đổi ngày.

* Bước 3:

- HS làm bài tập theo cặp:

PHIẾU HỌC TẬP THEO CẶP

Nhiệm vụ: Dựa vào những kiến thức đã tìm hiểu và hình 5.3. trong SGK, điền thông tin vào những chỗ trống trong những câu hỏi sau

Thời gian: 5 phút

1. Nếu ở Việt Nam đang là 12 giờ ngày 30/11/2014 thì ở thủ đô Pa-ri của Pháp (múi giờ +1) lúc đó là ……… giờ ngày ……….

2. Nếu ở Việt Nam đang là 12 giờ ngày 30/11/2014 thì ở thủ đô Tô-ky-ô của Nhật Bản (múi giờ +9) lúc đó là ………. giờ ngày ……….

3. Nếu ở Việt Nam đang là 12 giờ ngày 30/11/2014 thì ở thủ đô Niu Đê-li của Ấn Độ (múi giờ +5,5) lúc đó là ………. giờ ………. phút ngày ……….

1. Nếu ở Việt Nam đang là 12 giờ ngày 30/11/2014 thì ở thủ đô Oa-sing-tơn của Hoa Kì (múi giờ -5) lúc đó là……… giờ ngày ……….

- GV cung cấp thông tin phản hồi:

THÔNG TIN PHẢN HỒI

1. Nếu ở Việt Nam đang là 12 giờ ngày 30/11/2014 thì ở thủ đô Pa-ri của Pháp (múi giờ +1) lúc đó là 6 giờ ngày 30/11/2014

2. Nếu ở Việt Nam đang là 12 giờ ngày 30/11/2014 thì ở thủ đô Tô-ky-ô của Nhật Bản (múi giờ +9) lúc đó là 14 giờ ngày 30/11/2014

3. Nếu ở Việt Nam đang là 12 giờ ngày 30/11/2014 thì ở thủ đô Niu Đê-li của Ấn Độ (múi giờ +5,5) lúc đó là 10 giờ 30 phút ngày 30/11/2014

4. Nếu ở Việt Nam đang là 12 giờ ngày 30/11/2014 thì ở thủ đô Oa-sing-tơn của Hoa Kì (múi giờ -5) lúc đó là 7 giờ ngày 30/11/2014

Hoạt động 4: Tìm hiểu hiện tượng lệch hướng của các chuyển động trên Trái Đất

(Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân/Toàn lớp) * Bước 1:

BÀI TẬP THEO CẶP

Nhiệm vụ: Quan sát hình ảnh về hướng chuyển động của các loại gió hành tinh, hướng gió thổi chính là do tác động của lực Cô-ri-ô-lit. Hãy vẽ 4 chuyển động ban đầu của các loại gió Mậu dịch và Tây ôn đới trên hình. Phát biểu tác động của lực Cô-ri-ô-lit lên các chuyển động trên Trái Đất

Thời gian: 1 phút

- GV cung cấp thông tin phản hồi:

Hoạt động 5: Tìm hiểu hiện tượng chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời trên Trái Đất

(Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân/Cặp/Toàn lớp)

* Bước 1: HS đọc thông tin trong SGK, mục 1, trang 22 để làm rõ khái niệm “Mặt Trời lên thiên đỉnh” và “Chuyển động biểu kiến” bằng cách thực hiện những bài tập điền từ vào chỗ trống theo cặp

BÀI TẬP THEO CẶP

Nhiệm vụ: Khoanh vào các đáp án đúng

Chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời có những đặc điểm: A. Chỉ diễn ra ở khu vực nội chí tuyến

B. Diễn ra ở mọi địa điểm trên Trái Đất

C. Chứng tỏ chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất D. Sự thay đổi vị trí của tia sáng vuông góc của Mặt Trời

- GV cung cấp thông tin phản hồi: Khoanh vào các đáp án đúng

Chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời có những đặc điểm:

A. Chỉ diễn ra ở khu vực nội chí tuyếnB. Diễn ra ở mọi địa điểm trên Trái Đất B. Diễn ra ở mọi địa điểm trên Trái Đất

C. Chứng tỏ chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU TẬP HUẤN CÁN BỘ QUẢN LÍ VÀ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỀ XÂY DỰNG CÁC CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w