I. Nội dung chuyên đề
3. Nông nghiệp (nhóm)
Phương án 1: Các nhóm làm các nhiệm vụ khác nhau
- Bước 1: Các cá nhân đọc nội dung trong SGK.
- Bước 2: Dựa vào nội dung đã đọc, các cá nhân tạo nhóm để hoàn thành nhiệm vụ sau: + Một số nhóm : Tìm hiểu về trồng lúa nước
• Tiềm năng phát triển
• Tình hình sản xuất
• Phân bố
+ Một số nhóm: Tìm hiểu về cây công nghiệp
• Tiềm năng phát triển
• Tình hình sản xuất
• Phân bố
• Tiềm năng phát triển
• Tình hình sản xuất
• Phân bố
- Bước 3: Các nhóm trao đổi thảo luận, hoàn thành nhiệm vụ. GV quan sát thái độ làm việc của các cá nhân, nhóm và hỗ trợ các nhóm.
- Bước 4: Các nhóm có cùng nhiệm vụ trao đổi và bổ sung cho nhau, cử ra 1 nhóm để báo cáo.
- Bước 5: Đại diện các nhóm/nhiệm vụ báo cáo; GV nhận xét và lưu ý những nội dung cơ bản.
Ngành Tiềm năng phát triển Tình hình sản xuất Phân bố Trồng lúa
nước
- Đất phù sa, khí hậu nhiệt đới gió mùa, nguồn nước dồi dào.
- Lao động dồi dào, giàu kinh nghiệm.
- Cây truyền thống, quan trọng, đảm bảo an ninh lương thực
- Sản lượng tăng liên tục (Thái Lan, Việt Nam đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo) - Inđônêxia - Thái Lan - Việt Nam Trồng cây công nghiệp - Địa hình, đất đai, khí hậu thích hợp với cây công nghiệp nhiệt đới. - Lao động đông, thị trường lớn.
- Cao su, cà phê, hồ tiêu… là những cây công nghiệp chủ yếu, là mặt hàng xuất khẩu quan trọng.
- Sản lượng cao, tăng liên tục.
- Cao su: Thái Lan, In-đô- nê-xi-a, Ma-lai-xi-a và Việt Nam.
- Cà phê và hồ tiêu: Việt Nam, In-đô-nê-xi-a, Ma- lai-xi-a, Thái Lan. Chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản - Nhiều đồng cỏ, lương thực đảm bảo - Vùng biển rộng, nhiều hải sản
- Sông ngòi dày đặc
- Chăn nuôi gia súc chưa trở thành ngành chính. - Là khu vực nuôi nhiều gia cầm.
- Đánh bắt, nuôi trồng thủy, hải sản đang phát triển.
- Trâu, bò: Mi-an-ma, In- đô-nê-xi-a, Thái Lan, Việt Nam
- Lợn: Việt Nam, Philippin, Thái Lan - Thủy hải sản: In-đô-nê- xi-a, Thái Lan, Việt Nam..
Phương án 2: Các nhóm cùng làm 1 nhiệm vụ
Bước 1: Đọc nội dung trong SGK, hoàn thành phiếu học tập:
Ngành Tiềm năng phát triển Tình hình sản xuất Phân bố Trồng lúa nước Trồng cây công nghiệp Chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản
- Bước 2: Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác lắng nghe, bổ sung ý kiến. - Bước 3: GV nhận xét, đánh giá và lưu ý những nội dung cơ bản.
- Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào hình 11.9 (SGK), nhận xét về cán cân thương mại của một số quốc gia khu vực Đông Nam Á.
- Bước 2: Mời một vài HS trả lời câu hỏi. - Bước 3: GV chuẩn kiến thức.
- Có sự chênh lệch về giá trị xuất, nhập khẩu rất lớn giữa các nước.
- Tuy có giá trị xuất, nhập khẩu hơn Xin-ga-po và Thái Lan nhưng Việt Nam có tốc độ tăng trưởng giá trị xuất khẩu cao nhất trong nhóm 4 nước.
- Việt Nam là nước duy nhất có cán cân thương mại âm. Ba nước còn lại (Xin-ga-p, Thái Lan, Mi-an-ma) đều có cán cân thương mại dương.
GV có thể hướng dẫn HS vào trang web https://gso.gov.vn của Tổng cục thống kê để tham khảo số liệu cho cập nhật.
* Hoạt động 5: Tìm hiểu Hiệp hội các nước Đông Nam Á – ASEAN (cả lớp)
- Nội dung này, GV có thể tổ chức dưới dạng Hội thảo khoa học với chủ đề Em biết gì về ASEAN.
- Để tổ chức được hội thảo thành công, GV giao việc cho các cá nhân, các nhóm tìm hiểu trước nội dung này.
- Tổ chức Hội thảo (báo cáo sản phẩm)
+ GV giao cho HS chủ động thành lập Ban tổ chức (Trưởng ban tổ chức nên là cán bộ lớp hoặc cán sự bộ môn).
+ GV động viên, khuyến khích các ý kiến, báo cáo hay.
+ GV dự với tư cách cố vấn khoa học, chốt lại các nội dung chính khi tổng kết hội thảo.
HIỆP HỘI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á (ASEAN)1. Sự ra đời và phát triển của ASEAN 1. Sự ra đời và phát triển của ASEAN