Văn học mạng trong sự phát triển của văn học

Một phần của tài liệu Văn học mạng và vấn đề tiếp nhận (Trang 47)

2. Đặc trƣng của văn học mạng

2.2.Văn học mạng trong sự phát triển của văn học

Trong xu thế toàn cầu hóa, đời sống văn hoá nghệ thuật trong nước dường như mỗi ngày lại xuất hiện thêm một loại hình, một sản phẩm mới, đặc biệt là của các tác giả trẻ. Tuổi trẻ là tuổi của sáng tạo, của cập nhật những thành quả tiên tiến nhất trong phát minh khoa học công nghệ. Một trong những sản phẩm đáng kể nhất hiện nay chính là văn học mạng. Đặc biệt, họ không quá coi trọng đặt tính bền vững, lâu dài để làm tiêu chí sáng tác. Các nhà văn ngày nay sáng tác vì muốn khẳng định sự tồn tại của chính mình, rằng mình có để lại một dấu ấn hay đơn giản là một dấu vết trong đờị Nhu cầu phát ngôn cho cái tôi không mờ nhạt mới chính là mục tiêu sáng tạo nghệ thuật đương đạị Điều này cũng tương tự như việc bất cứ ai trong chúng ta cũng từng một lần tìm tên mình trên thanh tìm kiếm google, và hồi hộp chờ đợi kết quả…

Sự xuất hiện và lan toả của các tác phẩm văn học mạng trong đời sống thực đã làm đảo lộn khá nhiều khái niệm cố hữu về văn chương, đời sống. Thoạt tiên, văn học mạng đem lại một cảm giác như viết văn thật dễ dàng, ai cũng có thể trở thành nhà văn... sau một cú nhấp chuột. Hoặc như bạn đọc bây giờ thật sướng, ở chỗ có thể gửi thư, tin, thậm chí trực tiếp trò chuyện cùng nhà văn mà bạn yêu thích bất kỳ lúc nào, cũng chỉ cần sau một cú nhấp chuột và quan trọng là nhanh chóng nhận được hồi âm của nhà văn. Không phải như trước đây, kiếm tìm địa chỉ liên lạc, điện thoại, rồi hồi hộp chờ đợị.. Văn học mạng đã mang tới hơi thở của cuộc sống hiện đại: đó có thể là những vấn đề mới mẻ mà các tác phẩm văn chương trước đây không đề cập tới hoặc tránh đề cập tới, đó cũng có thể chỉ là những cảm xúc rất riêng tư của những người sáng tác văn học mạng – những người mà phần lớn cũng đều rất trẻ tuổi, đang trong quá trình trải nghiệm cuộc sống và khao khát được thể hiện bản thân.

44

Báo chí cũng đã dành cho lĩnh vực văn chương mới mẻ này rất nhiều thời gian, thông qua số lượng bài viết đề cập đến các tác giả, tác phẩm và những chuyện lớn nhỏ xung quanh đời sống của nó. Và cũng như sự hối hả của đời sống thường nhật hiện nay, vẻ như chưa có nhiều bạn đọc thực sự một lần tĩnh trí ngẫm nghĩ lại đôi phần về đời sống văn chương hấp dẫn và đầy biến ảo này, về các tác phẩm mà mình đã say mê, đã khóc cười cùng, về văn phong của chúng, về độ sâu lắng của chúng, về khả năng đi cùng chúng ta trên đường đời như những áng văn thơ mà chúng ta thuộc nằm lòng từ thời phổ thông.

Hiện nay đang xuất hiện vấn đề phân loại giữa trung tâm và ngoại biên trong văn học, tuy là mới mẻ về mặt lí thuyết, nhưng là về một hiện tượng rất “cũ”, bởi vì lịch sử văn học cho thấy luôn luôn có hiện tượng chuyển dịch từ ngoại biên và trung tâm và ngược lạị Trên con đường hướng tâm, văn học mạng ngày nay, xét như một tổng thể vẫn nằm ở ngoại biên, dù ranh giới này không hề rõ ràng, vì không ít nhà văn vừa viết đưa in để phát hành, vừa viết ở trên mạng. Dù thế nào, văn học mạng vẫn là một bộ phận hữu cơ của văn học Việt Nam trong thời đại toàn cầu hóa ngày naỵ Từ các nhà lí luận phê bình đến các cơ quan quản lí chỉ đạo văn học mạng (kể cả sáng tác và lí luận) thì không thể đưa ra kết luận toàn diện và sát đúng về bản chất của văn học Việt Nam đương đạị

Cố nhiên văn học mạng vẫn là văn học, cho nên vẫn có tư tưởng, tình cảm, khuynh hướng, chất lượng… nghĩa là vẫn có chuyện đúng sai, tốt xấu, hay dở. Văn học mạng vẫn là nghệ thuật ngôn từ, những phương tiện truyền tải văn bản thì đã khác đi (chẳng hạn, thay vì sách báo in ấn hàng loạt, văn học mạng được truyền tải qua môi trường internet).

Xét toàn bộ lịch sử văn học trên bình diện phương tiện truyền tải trung gian thì sẽ thấy có năm dạng thái văn bản tác phẩm khác nhau là văn bản truyền miệng, văn bản chữ viết, văn bản in ấn, văn bản điện tử và văn bản trên mạng. Mỗi dạng văn bản là tương ứng với một hình thái văn học. Những dạng văn bản này mặc dù có thể kế thừa và cộng sinh, nhưng tương đối khác nhau về thế mạnh và hạn chế. Để có thể thấy rõ ưu nhược của văn học mạng, chúng ta có thể điểm lại các đặc điểm của các dạng văn học trước đó:

45

- Văn học truyền miệng: xuất hiện sớm nhất, từ lúc chưa có chữ viết và tồn tại cho đến ngày naỵ Đặc điểm trước tiên của nó là hết sức giản tiện về mặt sáng tác và tiếp nhận. Ai cũng có thể sáng tác được ít nhiều, và các tác phẩm văn học miệng cũng dễ dàng phổ biến dù đối tượng có mù chữ, thậm chí mắt không nhìn thấy được. Phương tiện trung gian truyền bá tác phẩm văn học miệng chính là người phát. Người sáng tác và kẻ tiếp nhận có thể giao lưu qua lại một cách trực tiếp. Nói “truyền miệng”, nhưng không phải chỉ có miệng nói tai nghe mà có khi còn kết hợp với các kiểu ngôn ngữ cơ thể khác như ngữ điệu, cử chỉ… Đặc điểm nổi bật của văn học miệng cũng chính là nhược điểm của dòng văn học nàỵ Chính điều này khiến văn bản truyền miệng là không thể bảo tồn nguyên dạng, còn nếu ghi chép các văn bản này thì đã chuyển sang dạng văn bản khác. Tất nhiên, việc “xuất bản miệng” thì cũng có “tái bản miệng” nhưng không thể đúng nguyên bản mà thành những dị bản khác nhaụ

- Văn học chữ viết: đánh dấu một bước tiến lớn của nhân loại, song cũng không phải không có nhược điểm. Văn bản chữ viết không còn thể trực diện, thân thiết, giản tiện như văn bản truyền miệng. Ngoài ra, dòng văn học này đòi hỏi người viết, người đọc tối thiểu phải thông thạo chữ nghĩạ Do đó, về một vài khía cạnh nhất định, đã thu hẹp lại diện sáng tác và tiếp nhận văn học. Văn bản đã viết xong sẽ bắt đầu có một cuộc sống độc lập và có khả năng tự bảo tồn lâu dài, chưa kể tới việc chữ viết còn giúp bảo tồn cả văn học truyền miệng. Chủ thể sáng tác của văn học viết cũng có thể trở thành chủ thể tiếp nhận nếu viết văn bản là để cho riêng mình, nhằm bộc lộ những điều thầm kín sâu xạ Nếu chủ thể tiếp nhận đối với văn bản truyền miệng chỉ là thính giả, thì đối với văn bản chữ viết là độc giả, nghĩa là từ nghe chuyến sang nhìn, xem, rồi tiếp theo mới nghe được trong tưởng tượng. Sự tổng hợp giác quan ở đây là ở một bước cao hơn, và rất dễ dàng xem đi xem lại nếu muốn, một điều mà các thính giả của văn bản truyền miệng không phải không muốn, nhưng rất khó thực hiện.

- Văn học in ấn: Văn học in ấn giúp phổ cập rất tốt các tác phẩm văn học. Sáng tác cốt yếu là ở chất lượng, nhưng về vấn đề tiếp nhận thì số lượng vẫn vô cùng quan trọng. Ngoài chuyện sản xuất hàng loạt với số lượng lớn, sự phát triển

46

của in ấn còn tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho việc làm đẹp cho văn bản về mặt hình thức, nhằm thu hút sự quan tâm của độc giả. Tất cả những điều trên đã củng cố, tăng cường mối quan hệ giữa văn học với đời sống xã hội, nhất là văn học in ấn đã dần tạo ra được một thị trường văn học (việc hình thành đội ngũ các nhà văn chuyên nghiệp, các cơ quan xuất bản và phát hành)…

- Văn học điện tử: So với văn bản in ấn thì văn bản điện tử là một sự tổng hợp vượt bậc giữa nghệ thuật với kĩ thuật, nó bao gồm các lĩnh vực văn học truyền thanh, văn học điện ảnh, văn học truyền hình… Văn học truyền thanh phần nào khôi phục và phát huy thêm tính trực diện của văn học truyền miệng, nhưng đồng thời, cũng đã mở rộng diện tiếp nhận ra không gian bao lạ Văn học truyền hình rất thuận tiện cho việc thưởng thức của công chúng. Văn học điện ảnh lại tích hợp được hai loại hình nghệ thuật nghe nhìn… Văn học điện tử đã thật sự mang lại sức sống cho văn học hiện đại mà không cần đến bất cứ lời kêu gọi hay hiệu triệu nàọ

Nhìn chung, văn học điện tử đã tích hợp ở mức độ cao những đặc điểm của các loại văn bản truyền miệng, văn bản chữ viết và văn bản in ấn, thể hiện những đặc điểm chung nhất là tính biểu đạt cao đối với mọi sắc thái và cung bậc của tư tưởng tình cảm, ít bị hạn chế về không gian, thời gian và có khả năng đáp ứng tầm đón nhận của đông đảo công chúng. Tuy nhiên, văn bản điện tử cũng có mặt trái của nó. Do sức mạnh to lớn, nó có xu hướng đẩy văn bản chữ viết ra ngoại biên, dễ gây áp lực với công chúng về một thị hiếu phiến diện nào đó.

Toàn cầu hóa qua sự hỗ trợ hiệu quả của phương tiện internet, văn học mạng đã nổi lên như một đại diện tiêu biểu của văn học điện tử. Vừa bước vào thế kỷ mới, hàng loạt website văn học tiếng Việt xuất hiện, sau đó là các blog, facebook... tạo không gian mênh mông cho sáng tác, lưu hành và bình luận văn học. Nhà văn Việt Nam bên cạnh in tác phẩm theo truyền thống, đã sẵn sàng đưa sáng tác mới nhất của mình đến với độc giả qua mạng internet. Có mặt trên mạng internet không chỉ là các bài thơ lẻ hay truyện ngắn, mà nguyên một tập truyện, một tập thơ hay cuốn tiểu thuyết. Và nhà văn coi đó như một tác phẩm hoàn chỉnh. Hơn thế, họ xuất hiện như một tác giả của văn chương mạng đích thực.

47

Nhà văn Việt Nam, Hội Văn học - nghệ thuật địa phương xuất hiện, tạo một bước chuyển quan trọng. Các tác giả người Việt ở hải ngoại có thể gửi bài đăng website trong nước, và ngược lạị Độc giả trong nước làm quen dần với các tác phẩm của người anh em ở nước ngoài, mà ít khi gặp trở ngạị Các tên tuổi như Trần Vũ, Đinh Linh, Nguyễn Hưng Quốc, Hoàng Ngọc-Tuấn, Khế Iêm, Đặng Thơ Thơ, Nguyễn Hoàng Nam, Nguyễn Thị Hoàng Bắc, Lê Thị Thấm Vân, Phan Nhiên Hạo, Nguyễn Hoàng Tranh... không còn xa lạ với người đọc trong nước. Ngược lại, các nhà văn trong nước, nhờ internet mà có thể nhanh chóng đưa sáng tác của mình tới với bạn bè thế giớị

Nhà văn tự do viết, tự do in ấn, tự do phát hành mà không phải qua bất kì cơ chế nàọ Họ chịu trách nhiệm về những gì họ suy nghĩ và viết rạ Không chịu để bị kiểm duyệt và nhất là không tự kiểm duyệt. Nó đã góp phần làm đa dạng hóa văn học Việt Nam đương đại, thúc đẩy sự thay đổi của văn học chính lưụ Hơn nữa, văn học mạng tạo niềm tin cho kẻ sáng tạo, nhất là những người mới vào cuộc: họ tự do thể hiện tư tưởng, có điều kiện để đưa tác phẩm tới người đọc…

Các cây bút trẻ trên thế giới nói chung, và ở Việt Nam nói riêng, hiện nay đều coi internet là sân ga để khởi hành cho các tác phẩm của mình. Ở Việt Nam, văn học mạng nếu tính theo số lượng bài viết, entry thì rất nhiềụ Có một khối lượng sáng tác kiểu này nằm trong các diễn đàn tiếng Việt, các mục văn học, lịch sử văn học. Chính cư dân mạng đã góp phần sản sinh ra văn học mạng.

Trước sự mở đầu ấn tượng của các tác phẩm văn học mạng Trung Quốc (như

Trư Tiên của Tiêu Đỉnh, Xin lỗi em chỉ là con đĩ của Tào Đình…), giới sáng tác Việt Nam đã phát hiện ra một công cụ hỗ trợ sáng tác tuyệt vời: mạng internet. Hàng loạt các sáng tác văn học mạng được các blogger trong nước thể nghiệm như:

Tớ là Dâu của chàng trai Canada Joe Ruelle (đang sống và làm việc tại Việt Nam)

đến những tác phẩm văn học như: Tuyết đen của Giao Chi, Chuyện tình New York

của Hà Kin, Dị bản của Keng. Các tác phẩm này dù chưa đủ đề hình thành một hiện tượng như ở Trung Quốc nhưng cũng đã phần nào cho thấy trào lưu văn học mạng đã chính thức lên tiếng ở Việt Nam.

48

Văn chương mạng đang tồn tại và phát triển mạnh mẽ từ nội dung, hình thức xuất hiện và sự đa dạng của các tác phẩm. Mặc dù văn chương mạng chưa nhận được sự công nhận của giới phê bình. Một bộ phận không ít tác giả và độc giả coi đây là loại văn chương không chính thống. Sự tranh cãi quyết liệt trên văn đàn về việc nên coi văn học mạng là “ngoài luồng” hay “trong luồng”, là “phi chính thống” hay “chính thống” vẫn chưa có hồi kết nhưng có một điều không thể phủ nhận được là văn học mạng ngày càng có vị thế riêng và bắt đầu có ảnh hưởng đến sinh hoạt văn học.

Với ưu thế là nhanh chóng, tiện lợi, văn học mạng được giới trẻ thích thủ và thử nghiệm. Mặc dù, việc văn học mạng có thể thay thế hoàn toàn văn học xuất bản hay không là chuyện khó nói nhưng văn học mạng, trong tương lai, chắc chắn vẫn đảm bảo cho tính rộng mở cho tự do sáng tác, và trao cơ hội cho bất cứ người nào muốn thể hiện mình trên mạng.

Văn học mạng, một bộ phận của văn học điện tử, được sáng tác, truyền bá, thưởng thức và bình luận trên mạng, và là sự tích hợp cao độ giữa sinh hoạt văn học với công nghệ hiện đạị Ưu thế lớn nhất của văn học mạng là tính tương tác với độc giả. Chỉ với một chương hay một vài trích đoạn, tác giả có thể phán đoán được sự đón nhận của độc giả đối với tác phẩm qua những phần bình luận, nhận định, đóng góp ý kiến. Đây cũng là một kênh đo thị hiếu độc giả nhanh và trực tiếp nhất. Thậm chí, nhiều tác phẩm mà câu chuyện được xây dựng và có kết quả từ ý kiến độc giả. Bên cạnh đó, độc giả cũng có thể biết được quá trình hình thành tác phẩm cũng như những câu chuyện ngoài lề xoay quanh nó qua những phần chia sẻ của tác giả, tính thấu hiểu cũng vì thế mà cao hơn. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến một vài gương mặt truyền thống khép văn học mạng vào dạng thương mại, phi văn học, bởi tính chạy theo thị hiếu độc giả quá caọ

Ngoài ra, với bối cảnh công nghệ số bùng nổ, khó có thể có kênh tiếp thị nào hiệu quả, nhanh nhạy và rộng khắp như internet. Không chỉ độc giả các vùng sâu vùng xa mà cả độc giả nước ngoài cũng có thể tìm hiểu về tác phẩm, ngay cả khi tác phẩm đó chưa chính thức được phát hành. Hay chăng chỉ nên coi mạng internet là một phương cách xuất bản mới giúp người viết (thuộc nhiều thể loại khác nhau) đưa

49 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tác phẩm của họ đến với bạn đọc. Việc một tác phẩm được nhớ đến hay không, chủ yếu phụ thuộc vào chất lượng của chính nó và cảm xúc của người đọc, chứ không phụ thuộc nhiều vào cách thức người ta xuất bản như thế nào, nhất là khi trên thực tế, ngay các một tác phẩm in thành sách đàng hoàng trang trọng vẫn có thể bị lãng quên. Không nên quá cứng nhắc khi cho rằng cứ văn học mạng là kém cỏi hơn văn học được in thành sách. Chúng ta nên nhìn nhận bình đẳng và thấy được phần đóng góp của văn học mạng trong việc thúc đẩy, kích thích môi trường tự do sáng tạo ở nước tạ Từ đó, không quá bận tâm tới việc tác phẩm được xuất bản trên mạng hay

Một phần của tài liệu Văn học mạng và vấn đề tiếp nhận (Trang 47)