Văn học mạng trong dòng chảy văn học

Một phần của tài liệu Văn học mạng và vấn đề tiếp nhận (Trang 36)

2. Đặc trƣng của văn học mạng

2.1. Văn học mạng trong dòng chảy văn học

Sự xuất hiện của những tác phẩm văn học mạng, mới đầu chỉ là những bài viết ngắn trên mạng blog cá nhân rồi dần lan tỏa theo một hình thức khác - xuất bản thành sách là minh chứng trung thực về sức sống và ảnh hưởng của mạng xã hội trong dòng chảy của cuộc sống. Đáng tiếc, cùng với sự biến mất của mạng xã hội 360 plus, sự “thịnh vượng” của dòng văn học này cũng dần mất đi dù các bloger cũng đã có những sân chơi khác.

Sự mới lạ, hiện đại gần gũi, thực tế trong “góc nhìn” của văn học mạng là điểm nhấn lớn nhất khiến cho dòng văn học vốn tồn tại khá nhiều những hạn chế rất cơ bản như: ngữ pháp, câu cú, bố cục... nhận được sự đón nhận của công chúng. Tuy nhiên, cùng với thời gian, văn học mạng giống như “những đứa con ngoài giá

33

thú” thiếu đi sự định hướng cần thiết, thiếu một “sân chơi” phù hợp dẫn đến sự phát triển tự phát và dần lụi tàn.

Nước ta đón nhận internet khá sớm. Năm 1994 internet bắt đầu được sử dụng, chưa đầy 3 năm sau, dịch vụ này được cung cấp chính thức tại Việt Nam. Và từ đó, Internet Việt Nam phát triển với tốc độ chóng mặt, đến đầu năm nay đã có 21 triệu người sử dụng, tức 1/4 dân số cả nước. Ngày càng có nhiều loại dịch vụ tiện ích trên mạng, trong đó nổi bật là sự bùng nổ của báo mạng, trang web, blog (tổng số tên miền .vn đã đăng ký là 94.708 và 6,61 triệu địa chỉ), tạo ra sự cạnh tranh thông tin mà sách báo truyền thống không thể sánh kịp về sự đa chiều, phong phú và nhanh nhạỵ Cần nói thêm là, chính các trang web là loại siêu văn bản có địa chỉ cụ thể và duy nhất, có thể đặt các mối liên kết, tập hợp các trang web trên toàn thế giới thông qua internet, tạo thành World Wide Web, chính là linh hồn của mạng toàn cầụ Cũng từ đó, ngoài lĩnh vực truyền thông báo chí, văn học thành văn trước đây chỉ tồn tại trên số hữu hạn trang giấy in, nay có điều kiện gần như là vô tận để lưu trữ, phát triển, trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của toàn nhân loạị Nhớ lại chỉ cách đây ít năm, việc hình thành văn học mạng đã gây ra cuộc kiện cáo về bản quyền khá gay gắt. Tại hội chợ sách Frankfurt (Đức), công ty Google Inc hứng khởi công bố sẽ hợp tác tốt đẹp với các nhà xuất bản, bởi họ vừa ứng dụng thành công máy quét sao chụp lại(scan), như thế mọi cuốn sách in giấy sẽ nhanh chóng có mặt trên mạng. Không lâu sau đó, các nhà xuất bản danh tiếng như Simon&Schuster, Penguin…đã kiện Google về sự vi phạm bản quyền, sách làm ra bị ế ẩm vì người đọc đã tìm thấy miễn phí trên mạng ở cùng thời điểm họ bắt đầu tung ra thị trường. Song Google không đơn độc, có người khổng lồ khác là YahoọInc hỗ trợ, cũng có kế hoạch đưa mọi cuốn sách lên mạng, song họ đã rút kinh nghiệm chỉ “quét” những cuốn đã thông qua về tác quyền.

Đi kèm với sự phổ cập của mạng internet cùng những phương tiện truyền thông đa phương tiện, văn học mạng sẽ ngày một phát triển và chiếm vị trí quan trọng, trung tâm trong đời sống văn học. Văn chương trong thời đại “thế giới phẳng” cũng buộc phải có những thay đổi cơ bản. Xu thế phát triển tất yếu của văn học thời đại số hóa thể hiện rõ nét nhất ở các điểm sau: việc các tờ báo văn học

34

mạng chiếm ưu thế so với báo in, việc chuyển từ hình thức xuất bản sách in sang sách điện tử và sự xuất hiện của các khuynh hướng, trào lưu văn học mạng.

Nhiều tờ báo văn học mạng có số lượng đọc cao hơn hẳn báo in. Những trang web chuyên về văn học hiện nay như evan.vnexpress.vn, vanhocquenhạvn… luôn có số lượng bạn đọc đông đảo hơn nhiều tờ báo chuyên về văn học được xuất bản theo lối in truyền thống, bởi việc truy cập các trang này hoàn toàn miễn phí. Hơn nữa, số lượng bài trên các báo văn học mạng luôn được cập nhật liên tục, kho lưu trữ lớn và tiện cho quá trình lưu trữ của người đọc. Không phải ngẫu nhiên mà hầu như các báo chuyên về văn hóa – văn học, ngoài cách xuất bản theo lối truyền thống, còn có thêm trang web như tờ Văn hóa nghệ thuật, Văn nghệ quân đội, Nhà văn, Văn nghệ công an, Thể thao văn hóa… Bạn đọc ngày nay đã thay đổi thói quen đọc tạp chí và báo in truyền thống sang đọc tạp chí và báo mạng vì nhiều lí do, tiêu biểu là vì lí do kinh tế, khả năng tương tác caọ Do đó, việc báo văn học mạng chiếm ưu thế trước báo in chỉ còn là vấn đề thời gian.

Sự xuất hiện của blog và web cá nhân đã đẩy nhanh sự phát triển của văn học mạng. Ai muốn thường xuyên chia sẻ tâm sự của mình với mọi người đều có thể sự dụng blog. Nó trở thành động lực thúc đẩy tiến trình tự do hóa, dân chủ hóa ngôn luận, làm cho đời sống tinh thần trở nên vô cùng đa dạng, phong phú. Là phương thức xuất bản hầu như không gặp rào cản nào, blog tạo điều kiện thuận lợi cho bất cứ ai muốn viết. Blog làm nên một cuộc cách mạng trong văn học, lật đổ sự độc quyền của một thiểu số tinh hoa – những nhà văn chuyên nghiệp, quyền uy, chi phối lĩnh vực văn học và xuất bản văn học. Trước đây muốn viết cũng không dễ, vì khó được xuất bản; nay ai cũng có thể viết và đưa tác phẩm lên mạng, ai cũng có thể đọc và phản hồị Viết văn đã trở thành công việc của rất nhiều người bình thường.

Ở Việt Nam, các trang web, blog cá nhân đã có một ảnh hưởng quan trọng đến đời sống văn học như những trang blog và web cá nhân của Lê Thiếu Nhơn, Phong Điệp, Trần Đăng Khoa… Blog và web cá nhân không đơn thuần chỉ là một thư viện trưng bày những sáng tác mới nhất, mà quan trọng hơn, nó là một kênh truyền thông văn chương cá nhân, một tờ báo văn chương tư nhân của nhà văn. Trong đó, nhà văn không chỉ được phép đăng tải lại mọi tin tức văn nghệ hoặc

35

những sáng tác, công trình nghiên cứu của các tác giả khác, mà quan trọng hơn họ dùng blog và web cá nhân nhằm lập ngôn văn chương, thể hiện quan điểm nghệ thuật của chính mình, cũng như bày tỏ cảm quan, thái độ của mình trước những vấn đề của văn học nói riêng và xã hội nói chung. Như vậy, nhà văn đã thu hẹp được khoảng cách với người đọc; đồng thời, quảng bá bản thân một cách hiệu quả và nhanh chóng hơn.

Văn học mạng còn hỗ trợ tích cực các sáng tác của người dân tộc thiểu số đến thẳng với thế giới mà không gặp bất kì trở ngại nàọ Ở đây, có thể nhắc tới cộng đồng Chăm với những nỗ lực đóng góp không mệt mỏi của Inrasarạ Sau bộ ba Văn

học Chăm, khái luận-văn tuyển, là đặc san Tagalau, sáng tác-sưu tầm-nghiên cứu

văn hóa Chăm có mặt, tiếp theo đó là các website Gilaipraung.com, Inrasarạcom ra đời tạo điều kiện cho cộng đồng Chăm trao đổi thông tin và đăng các sáng tác mới nhất của mình.

Xuất bản sách điện tử cũng dần trở thành một xu hướng. Một số tác giả như Thái Bá Lợi, Trung Trung Đỉnh… đã cho phép hoặc chủ động xuất bản tác phẩm bằng phiên bản sách in truyền thống. Tuy nhiên, số lượng sách điện tử văn học ở Việt Nam hiện nay là ít ỏi so với sách điện tử ở các lĩnh vực khác; trong địa hạt văn học, sách điện tử của các nhà văn trong nước cũng ít hơn so với sách điện tử của các tác giả nước ngoàị Việc phổ cập ebook cũng đòi hỏi phải trang bị thiết bị đầu ra, và sự thay đổi về thói quen đọc sách.

Ngoài ra có thể thấy rằng những người sáng tác văn học cũng đa dạng hóa việc xuất bản tác phẩm của họ: họ có thể đưa tác phẩm lên mạng mà không xuất bản sách in, hoặc có thể dùng việc sáng tác trên mạng để có được lượng độc giả nhất định rồi sau đó xuất bản theo kiểu chính thống thông thường, hoặc đưa một phần tác phẩm lên mạng để kích thích trí tò mò của độc giả… Trong nhịp sống hối hả hiện nay, văn học mạng ra đời để phục vụ nhu cầu đọc của hầu hết những con người vẫn xem máy tính là bạn thân. Nó có lợi thế là đến rất nhanh với người đọc và nhận được phản hồi liên tục, tạo được một không khí sôi nổi giữa người viết và độc giả. Văn học mạng và văn học truyền thống tồn tại song song và hỗ trợ nhau rất hiệu quả. Hơn nữa, việc nhận được nhiều bình luận của độc giả sẽ khiến tác giả có cái

36

nhìn và cách nhìn nhận đa chiều về tác phẩm của mình. Mục đích của việc đưa văn học mạng chuyển sang thành sách in nhằm mang tác phẩm mạng đến với nhóm độc giả không thích đọc onlinẹ Và từ đó, giúp văn học mạng gần gũi hơn với đông đảo người đọc. Ngược lại, việc số hóa các tác phẩm truyền thống cũng là một cách để các sáng tác này được lưu truyền rộng rãi hơn và lâu dài hơn.

Sự phát triển của việc sáng tác, phê bình văn học trên mạng cũng đã cổ vũ sự ra đời của một số khuynh hướng, trào lưu văn học nghệ thuật như: thơ tân hình thức, thơ đọc, thơ kể, thơ trình diễn, truyện hậu hiện đại… Do đó, tuy còn nhiều hạn chế nhưng việc xuất hiện và thu hút sự chú ý của những trang web, blog chuyên biệt có vai trò lập ngôn, cổ vũ cho từng khuynh hướng, trào lưu, thể loại văn học cụ thể đã mang ý thức thúc đẩy văn học Việt Nam đương đại phát triển trên cả phương diện cách tân và duy trì bản sắc dân tộc.

Sự phát triển của văn học mạng cũng dẫn đến sự xuất hiện và chiếm ưu thế của các thủ pháp, kiểu cấu trúc và ngôn ngữ văn học mạng. Ngay cả những văn bản văn học truyền thống ngày nay cũng không thể đứng ngoài việc học hỏi và tiếp thu những thủ pháp, kiểu cấu trúc và ngôn ngữ mạng. Các tiểu thuyết Việt Nam đương đại được viết ngày một ngắn hơn, nhiều điểm nhìn, nhiều ngôi kể tự sự; những bài thơ dày đặc những thuật ngữ mạng và sự lai ghép bất tương hợp về ngữ nghĩa giữa những đơn vị ngôn ngữ như khi đang dùng phần mềm máy tính để làm thơ… Đó đều là những thủ pháp ít nhiều có liên quan đến đặc trưng của văn học mạng. Dị bản của Keng với 13 truyện ngắn cũng được viết rất ngắn gọn, giản dị, chủ yếu nhằm lột tả đời sống của thanh niên hiện đại với những băn khoăn về tình ái, lối sống… Trong 3.3.9.9 [những mảnh hồn trần] của Đặng Thân, có thể thấy toàn bộ cấu trúc của văn bản được xây dựng theo từng entry kết hợp với sự đối thoại theo kiểu chat, ở cuối mỗi chương lại có thêm cả phần comment của người đọc (khi còn đăng trên mạng) và sự đối thoại giữa tác giả và người đọc qua những comment. Toàn bộ văn bản tác phẩm tràn ngập những icon, tiếng lóng trên mạng. Quá trình tạo lập văn bản cũng chứng kiện sự vận dựng liên văn bản với những đường link kết nối, các bài viết trên các trang web được trích dẫn, sao chụp lại… 3.3.9.9 [những

37

văn lúc in đậm, lúc in nghiêng, có lúc thò ra thụt vào, có lúc dùng thứ ngôn ngữ @, có lúc lại là thứ ngôn ngữ chỉn chu bác học, thi thoảng lại cài vào giữa các đoạn văn một câu giống như là sự đúc kết của các trải nghiệm… Thoạt trông có vẻ rất dễ dãi trong cách hành văn cũng như xây dựng cốt truyện nhưng thực ra sự dễ dãi đó là có chủ định và được nhà văn Đặng Thân lập trình cho từng khúc, từng chương. Bao trùm lên cuốn sách là những lời lẽ của nhân vật, bộc lộ cách suy nghĩ đang thành trào lưu trong xã hội hiện đại, đâu đâu ta cũng thấy những câu chuyện “rất đời”.

Thời gian qua, có những lúc trên văn đàn nước ta rộ lên câu hỏi: văn học mạng, tồn tại hay không tồn tạỉ Có hai luồng ý kiến trái ngược. Song cái gì hợp với quy luật thì tồn tại, không hợp bị đào thải, cùng với sự gia tăng không ngừng của “công dân mạng”, số người khẳng định văn học mạng như một xu thế tất yếu cũng tăng theo, còn số phủ định cứ giảm dần. Từ khi internet vào nước ta, ngày càng nhiều tác phẩm văn học các thời kỳ được đưa lên; nhiều sáng tác mới của các nhà văn chuyên và không chuyên được đăng trên báo mạng. Do sức chứa dường như là vô tận, nên chỉ trong khoảng chục năm qua, đã hiện diện trên mạng có lẽ gần đủ mặt các tác phẩm chủ yếu, được lưu trữ ở nhiều thư viện nước tạ Bên cạnh đó là vô số sáng tác mới mà trước đó chưa hề có mặt trên sách báo in.

Nếu như sách báo in bị kiểm duyệt khá chặt chẽ và quy trình để một tác phẩm văn học từ khi nộp bản thảo đến khi thành sách ra thị trường là khá lâu, thì trên mạng điều này lại trở nên cực kỳ đơn giản, nhanh chóng. Trong thực tế, nhà chức trách rất khó kiểm soát được đầy đủ nội dung các trang web và nhất là với các báo mạng hải ngoại, cho dù quốc gia nào cũng chú trọng tạo “bức tường lửa” ngăn chặn các luồng văn hoá phi chính thống, bị coi là độc hạị Nếu như việc đăng tải sáng tác văn học trên sách, báo giấy bị nhiều hạn chế như tình trạng “đất chật người đông” hoặc phải “lách” qua các khâu kiểm duyệt, thì với mạng dễ dàng hơn hẳn, và cho dù nhiều báo mạng là vô vị lợi (không nhuận bút), thì nhiều tác giả vẫn muốn được sớm công bố trên đó tác phẩm tâm huyết của mình. Hơn nữa, vì internet là mạng toàn cầu nên độc giả rất rộng rãi, không biên giới, ngày càng tăng nhanh chóng và còn có thể định lượng chính xác được ngay số người đã đọc tác phẩm. Sự nở rộ của blog trong thời gian gần đây càng cho thấy khát vọng thể hiện mình cùng

38

sự bày tỏ chính kiến, mà số đông trong đó là những người sáng tác. Nhiều blog trong nước đã vượt ra khỏi khuôn khổ nhật ký cá nhân thông thường, có sức hút mạnh nhà văn, nhà báo cùng độc giả có trình độ ở nhiều thành phần, có thể kể tên như: trannhuong.com; lethieunhon.com, dặc biệt Viet-studies. info của GS.Trần Hữu Dũng, Việt kiều tại Mỹ, do cập nhật thông tin nhanh nhạy về các vấn đề kinh tế, văn hóa và có những bộ sưu tập công phu về các tác giả văn chương, triết học nước nhà, mà lâu nay đã trở thành một địa chỉ quen thuộc với đông đảo bạn đọc.

Nhờ “đất” mạng thênh thang như vậy, cộng với sự “tự do tư tưởng” mà nhiều người lạc quan rằng: sẽ sớm ra đời các tác phẩm lớn, mới lạ về hình thức, nội dung thì đa chiều, sâu đậm tính nhân văn. Thực tế ở nước ta thời gian qua, đã có không ít tác giả thành danh(chủ yếu là lứa tuổi trẻ) trước hết nhờ tác phẩm của họ được mạng “lăng xê”, sau đó mới đến trên giấỵ Cũng có người cho rằng, cách viết trên mạng khác cách viết trên giấy và văn học thành văn truyền thống mới mực thước. Suy cho cùng, giấy (bút), hay mạng (máy vi tính) chỉ là phương tiện để truyền tải tư tưởng, tình cảm và nhất là để thể hiện tài năng đích thực của người viết, vấn đề là sản phẩm tinh thần do họ làm ra có sâu sắc, sinh động, nhân bản, hấp dẫn được người đọc hay không mà thôị

So với trước kia, hiện giờ người ta không còn nghi ngờ về sự tồn tại, cũng

Một phần của tài liệu Văn học mạng và vấn đề tiếp nhận (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)