2. Đặc trƣng của văn học mạng
2.2 Văn học mạng nhƣ một hiện tƣợng giao tiếp đặc biệt
Internet là một môi trường có khả năng kết nối caọ Nhờ internet, con người không chỉ có thêm một phương tiện để truyền thông, liên kết thông tin mà còn có thể thành chủ sở hữu của một kênh truyền thông. Văn học mạng là sự tích hợp cao độ giữa sinh hoạt văn học với công nghệ hiện đạị Được ứng dụng kĩ thuật số và việc nối mạng toàn cầu được hoàn thiện,nên so với tất cả loại văn học từ truyền miệng đến điện tử, văn học mạng là quán quân về quy mô cũng như tốc độ trong việc sáng tác, phục chế, phát hành và bảo tồn. Không những nhanh nhạy, kịp thời, mà còn có tính chất “toàn thời”, nghĩa là trong bất cứ thời gian nào cũng có thể tiến hành công việc… Trong không gian ảo, tác giả cũng như độc giả hoàn toàn có thể ẩn danh, từ đó rất tự do thoải mái bộc lộ chủ kiến và cá tính, ít chịu ràng buộc về mặt trách nhiệm và nghĩa vụ.
Sự nổi lên của một tập hợp các tác giả trẻ đam mê viết lách và tự quảng bá tác phẩm của mình như một sự chia sẻ qua mạng ở Trung Quốc những thập niên 200 đã lan rộng sang Việt Nam. Từ đó, xuất hiện một bộ phận những người viết trẻ mạnh dạn công bố những trang viết của mình trên mạng đơn giản như một cách bày tỏ quan niệm, cách sống. Với tốc độ lan truyền chóng mặt của mạng internet, những cái tên như Keng, Hà Kin, Trần Thu Trang, Phan An.. nhanh chóng trở thành những cái tên “hot” trong giới độc giả trẻ.
Nắm bắt được xu thế này, một số cây bút chuyên nghiệp năng động cũng nhanh chóng phủ sóng tên tuổi của mình tới đông đảo độc giả với các blog chuyên về văn chương như Trang Hạ, Vương Trí Nhàn, Lý Lan, Nguyễn Ngọc Tư, Phạm
25
Ngọc Tiến, Nguyễn Quang Lập... Trong số này có những cái tên vốn kín tiếng trong đời sống văn học nhưng cuối cùng vẫn không cưỡng lại những "hứa hẹn" kết nối tuyệt vời của mạng internet tới độc giả.
Một trong những thành quả của văn học mạng mang tới độc giả có lẽ là những tuyển tập tập hợp các bài viết do các nhà xuất bản xin phép tác giả trên mạng được in và ra mắt độc giả. Trong số những tác giả này, có nhiều người chưa từng xuất bản tác phẩm văn chương. Tuy nhiên, sức nóng từ mạng internet giúp sách của họ bán đắt như tôm tươị Từ đó, các tác giả này cũng được săn đón rất nhiệt thành, được tung hô và có lượng fan đông đảo không kém những nhà văn kỳ cựụ
Có thể nói, có thời điểm, văn học mạng đã tạo dựng được cả một đế chế, đến nỗi với nhiều người, nhà văn đích thực là phải có blog văn học, có nhiều tác phẩm được đăng tải trên mạng, nhà văn không biết quảng bá tác phẩm trên mạng có thể bị coi là lạc hậu, lỗi thờị Danh xưng nhà văn mạng cũng trở nên đắt giá hơn hẳn. Dường như quan niệm này đã có tác dụng khi giúp phổ cập mạng internet, kết nối nhiều cây bút với nhaụ Từ đó, giúp độc giả cập nhật nhanh hơn, sắc nét hơn về đời sống cũng như sáng tác của họ.
Nếu như sự ra đời của báo chí và các nhà xuất bản tư nhân hồi đầu thế kỉ XX đã từng tạo ra cả một không gian rộng lớn cho những hiện tượng văn hóa mới hình thành và phát triển, thì điều tương tự cũng đã diễn ra với mạng internet và văn học mạng. Cùng với sự phát triển đa dạng của internet, người viết thỏa sức sáng tạo một cách thoải mái nhất và chờ đợi sự phản hồi một cách mau chóng từ người đọc mà không cần phải đợi biên tập, in sách, qua quá nhiều bước như trước. Người viết có thể viết ở mọi nơi, mọi lúc và gửi đến độc giả từng đoạn, từng chương, nhận phản hồi ngay lập tức, miễn là có kết nối với internet.
Có thể nói "thế giới ảo" đã cung cấp một phương thức tồn tại mới cho văn chương. Nhìn từ bản chất, một trong các quy luật tồn tại mang tính phổ biến cho mọi cộng đồng người và mọi thời đại chính là sự xung đột giữa những nhu cầu cá nhân và những chế định mang tính xã hội (là xã hội nói chung chứ không riêng lĩnh vực văn chương). Những chế định xã hội là các chuẩn mực tồn tại dưới dạng quy ước, cao nhất là đã được luật hóa để áp dụng trong toàn xã hội nhằm bảo đảm khả
26
năng chung sống và tính văn minh của xã hộị Ðơn cử như việc ở bất cứ xã hội nào, kể cả ở các quốc gia được cho là tự do nhất, đều có các điều luật liên quan đến việc hạn chế những sản phẩm mang tính khiêu dâm, trừng phạt những hành vi xâm hại tới an ninh quốc gia, cũng như an ninh và sự an toàn của mỗi cá nhân. Tất nhiên, xem xét một cách biện chứng, các chế định này thường "đi sau" nhu cầu cá nhân và nhu cầu cá nhân luôn có khuynh hướng phát triển theo hướng đa dạng hóa, vượt ra ngoài khuôn khổ của các chế định xã hộị
Trong giới hạn nhất định, có thể nói sự phổ biến trên mạng là một lối thoát cho xung đột, hay đó là một cách thức giải tỏa một số "nút thắt" trong thế giới thực. Với thế giới thực, khả năng công bố tác phẩm và giới thiệu tác giả là có hạn, trong khi nhu cầu viết của người cầm bút lại vô cùng phong phú, internet cung cấp một không gian cho người viết, tự do và đơn giản hơn nếu xuất hiện trong môi trường thực. Họ có thêm không gian cho thể nghiệm mới và những cách tân cả về nội dung và nghệ thuật. Bên cạnh đó, internet còn giúp gia tăng khả năng giao tiếp giữa người viết và công chúng, giúp người viết có thể nhận được phản hồi tức thời từ phía độc giả để kịp thời điều chỉnh hoạt động sáng tác.
Đặc biệt, internet tạo ra môi trường hoàn hảo cho tự do sáng tác. Trên mạng, người ta thấy mình tự do hơn trong việc thử sức với những thể loại mớị Các ý tưởng thể hiện, sáng tạo về văn phong cũng được mạnh dạn thử nghiệm. Ở internet, người ta dễ dàng đọc và chấp nhận những câu thơ được sáng tác theo thể thức mới, lạ lẫm hơn hay những câu chữ, từ ngữ mà có lẽ khi xuất bản dưới dạng sách in, ít có nhà xuất bản nào dám thử nghiệm đăng tảị Ngoài những cây bút mang tính có chủ đích trong các sáng tác của mình, còn có thể kể đến các trường hợp ngẫu nhiên ban đầu chỉ là chia sẻ cá nhân trong các diễn đàn nhưng lại “vô tình” tạo hiện tượng, rồi được in thành sách, có thể kể đến trường hợp Khi lấy chàng của Nguyễn Thị Thu Hiền (webtretho) hoặc Chị ơi, anh yêu em của Cu Siu (voz).
Văn học mạng bùng nổ thành một cơn sốt ở Trung Quốc; văn học mạng trở thành một hiện tượng văn hóa mang tính thời sự ở Việt Nam… có thể xem là hệ quả từ sự trỗi dậy của ý thức cá nhân, ý thức về tính độc lập của chủ thể phát ngôn. Người viết chủ động tìm cách công bố tác phẩm của mình, tự tạo ra môi trường giao
27
lưu cho tác phẩm của mình, vượt qua áp lực kiểm duyệt. Mạng cho người viết cảm giác về một không gian tự do cho hành vi sáng tạo và truyền bá. Dù là những tiểu thuyết diễm tĩnh của Trần Thu Trang, Hà Kin hay những bài thơ thách thức thị hiếu số đông của nhóm Mở Miệng, Ngựa Trời… thì chúng đều là những hiện tượng giải trung tâm, phá vỡ sự độc tôn của những tuyên ngôn chính thống.
Về phía độc giả, mạng internet cũng trao cho họ nhiều cơ hội giao lưu, tương tác với tác giả. Độc giả văn học mạng có thể sử dụng, kết nối, trao đổi, thu nhận và khai thác bất kì thông tin nào về văn học, về nhà văn, và về những người đọc khác. Sự ra đời của văn học mạng đã thay đổi cách thức đọc, tâm thế, thị hiếu đọc phổ thông; đồng thời, còn những độc giả mớị Lựa chọn văn học mạng (cả về sáng tác lẫn tiếp nhận), trên thực tế, không đơn thuần là một lựa chọn của riêng cá nhân mà đối với nhiều người, đó là một lựa chọn có tính xã hội, một lựa chọn thuộc về thời đại và xã hội kĩ trị. Văn học mạng thu vào trong nó những tiếng nói từ nhiều phíạ Nó làm thay đổi nhận thức của công chúng về văn học, thúc đẩy quá trình giao tiếp văn học, khuyến khích sự đối thoại, bình đẳng các giá trị, các quan điểm trong văn học.