Văn học mạng như một loại hình văn chương công nghệ

Một phần của tài liệu Văn học mạng và vấn đề tiếp nhận (Trang 31)

2. Đặc trƣng của văn học mạng

2.3 Văn học mạng như một loại hình văn chương công nghệ

Một trong những đặc tính của mạng là khả năng tương tác. Đây cũng là một đặc điểm được các nhà nghiên cứu đề cao, coi như là một đặc trưng để khu biệt loại hình văn học này với văn học truyền thống. Sự tương tác này, một mặt, có thể hiểu là những phản hồi, bình luận của độc giả đối với tác phẩm đăng tải trên mạng. Điều này có thể khiến tác giả thay đổi ý tưởng, sửa lại tác phẩm nhằm làm “đẹp lòng” công chúng. Nói như Trang Hạ, “trên mạng, độc giả quyết định tất cả… Với văn học mạng, giá trị được đo bằng độc giả, có độc giả là có tác phẩm. Ở đây không có chiếu trên chiếu dưới, không có đẳng cấp thứ bậc, mà chỉ có được đón nhận hay không được đón nhận.” [10; tr. 1]. Sự tương tác chính là nỗ lực đón bắt trúng tầm đón nhận của độc giả. Nhà văn là người biết nuôi sự tò mò, và biết thoả mãn tâm lí thị hiếu của độc giả.

Đối với văn học mạng, sự tương tác nhằm thỏa mãn số đông độc giả, tăng lượng click view, trước hết, cách làm thế nào để tác phẩm trở thành một sự kiện

28

gây xôn xao – điều này cực kì cần thiết trong thế giới mạng, nơi mọi thứ rất dễ bị quên, và hầu hết chỉ các scandal mới giữ sự kiện luôn “nóng”. Thứ hai, đó cũng là một hiệu ứng về mặt thương mại – độc giả phải trả tiền để đọc phần tiếp theo hoặc gây được sự chú ý đối với các nhà xuất bản, chẳng hạn Di Li đã đăng tải dần tác phẩm Trại hoa đỏ - tiểu thuyết trinh thám kinh dị của minh trên mạng từ tháng 10/2007. Qua blog cá nhân, nữ nhà văn lần lượt giới thiệu từng chương truyện, chỉ “ém” hai chương mở nút cuối cùng. Sau hơn một năm thử thách lòng kiên nhẫn của độc giả mạng, chị không chỉ thu hút được một lượng fan đông đảo mà còn có điều kiện “đo” mức độ thành công. Tháng 2/2009, tác giả này đã cho xuất bản Trại hoa đỏ tại Nhà xuất bản Công an nhân dân. Thứ ba, tác phẩm văn học mạng, trong trường hợp này, vẫn có thể bảo lưu được giá trị của nó khi được in ra giấỵ Một ví dụ điển hình là tác phẩm Xin lỗi em chỉ là con đĩ (Tào Đình) qua bản dịch của Trang Hạ. Đến khi in thành sách, cuốn này vẫn thuộc dạng best seller. Tuy vậy rõ ràng, kiểu “xôn xao” của tác phẩm văn học mạng là kiểu “xôn xao thời sự”, có xu hưởng ngày càng giảm nhiệt khi tác phẩm đã xong xuôị Điều này rất khác với cái “xôn xao” được tạo nên bởi những tác phẩm lớn thực sự.

Quan hệ giữa tác giả và độc giả là theo hai chiều xuôi ngược. Khác với các loại văn học chữ viết, văn học in ấn, kể cả văn học điện tử, tác giả luôn luôn ở thế chủ động, và độc giả về cơ bản là thụ đông, ở văn học mạng, tác giả công bố tác phẩm, độc giả hoàn toàn có thể lập tức phản hồi, tạo nên sự đối thoại trực diện và bình đẳng giữa sáng tác và tiếp nhận. Tác phẩm do đó luôn ở trong trạng thái phi hoàn kết. Riêng về sáng tác nhà văn, thì do tồn tại trong không gian ảo, cho nên mang tính chất “vô chỉ” (không có tờ gì cả) chỉ cần gõ vào bàn phím là được. Không cần bản thảo cũng không cần có chữ ký để xác định bản quyền, như thế tác giả không bị bất cứ ràng buộc nàọ Và chuyện sửa chữa, bổ sung, cũng rất thuận lợi, nhanh chóng.

Do phải đáp ứng với tính chất nhanh nhạy và luôn luôn hấp dẫn của hoạt động mạng, văn học mạng phải dồn sức cho những kỹ thuật biểu hiện cô đúc và tân kỳ, mà sự kết hợp giữa văn tự với hình họa và âm thanh là một đặc điểm. Về mặt đề tài, rất chú ý cái đời thường, thích thú tiểu tự sự, quay lưng với đại tự sự. Liên quan

29

với vấn đề này là tính chất thị hiếu bình dân vì khuynh hướng và phong cách thì cực kỳ đa dạng, cái gì cũng có, đáp ứng đầy đủ cho những thị hiếu khác nhaụ Vô hình trung điều đó lại quán triệt phương châm đại chúng hóa một cách thực tế. Xét về mặt ngôn ngữ, có xu hướng dùng nhiều khẩu ngữ, kể cả phương ngữ và biệt ngữ để cho nhanh nhạy và giản tiện, xa rời tính cao nhã mà quay về với tính thông tục, không vươn đến ngôn ngữ chuẩn hóa như văn học chữ viết và in ấn.

Nói về văn học mạng như một loại hình văn chương công nghệ, có thể nhắc tới 3.3.9.9 [những mảnh hồn trần] như là một đại diện tiêu biểu và phá cách nhất. Tiểu thuyết có phần Lời bàn [phím…] của các Netizen, bao gồm các comment của các blogger như bent, phamngoctien, Khánh Lam… thậm chí là cả “Riêng tư”. Những nhân vật này đã được “bê” nguyên vào tiểu thuyết, trở thành một loại hình nhân vật phụ họa mà không cần số phận, tính cách hay diện mạọ Cuối mỗi chương trong 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần] hoặc giữa các mạch kể trong Ma net đều có sự tham gia bình luận của người đọc dưới dạng những comment trò chuyện hoặc cuộc bàn luận. Có thể dẫn ra một vài ví dụ tiêu biểu như sau:

bent: “Chà, thách thức lớn quá! Bác cho em xin cai meo, em thích gì nói ấỵ Chứ cơ mà toàn ngài đức cao vọng trọng còn chưa dám phát biểu gì, em nói xằng bác có thể tha thứ chứ nhiều người lại nhăn mặt chửi cha cái thằng bent thì dở” [29, tr. 67];

Trần X: “nghĩ thương các nhà văn lao động thật kì khu và công phu!! Tôi cảm thấy để viết được một chương như thế này chắc rằng các nhà văn phải chuẩn bị cho nó phải dăm bảy năm chứ không ít. Nhưng mà tôi thấy hình như đoạn Schditt nói về Mona Lisa có trong Wiki :))” [29, tr. 119].

Đôi khi, những bạn đọc này còn tranh luận sôi nổi về một vấn đề được kể trước đó:

Khánh Lam: “Có gì đâụ Phần tối linh trong con người thằng Bớp vẫn hướng về cỗi thiện tuyệt đốị Nó nổi loạn vì nó không tìm thấy cái gì trong cuộc đời thực này”?! KL thích câu này”.

Trần X: “Câu đó cũng xạo quá lắm. Ai có suy nghĩ mà chẳng biết “cõi thiện tuyệt đối” làm gì có trong cuộc đời thực nàỵ” [29, tr. 74].

30

Đứng trước tác phẩm, mỗi người đọc đã có quyền cất lời, bởi họ đã được xem như một sinh thể, một ý thức có tên ở trong tác phẩm. Theo đó, khoảng cách giữa người trần thuật và độc giả được rút ngắn. Hàng rào chia tách bộ ba liên chủ thể trong giao tiếp nghệ thuật bị xoá bỏ, tác giả – nhân vật – người đọc có thể đối đáp, trò chuyện trực tiếp với nhaụ

Hơn nữa, tác giả phải hồi âm trả lời cho chính những comment đó, và tất yếu, Đặng Thân ít nhiều phải viết dưới “sự chi phối và sức ép” của những người đọc mạng. Trong 3.3.9.9 [những mảnh hồn trần], nhiều lúc người kể chuyện còn trực tiếp mời gọi người đọc đi chơi cùng [29; tr. 521], hoặc nhiều khi người kể chuyện còn nhờ vả, trông chờ vào sự giúp đỡ của người đọc nhằm dịch giúp các văn bản tiếng Anh. Như vậy, người đọc luôn có quyền trở thành một phần hữu cơ của câu chuyện, ngay cả khi văn bản in của nó đã hoàn tất. Bởi vì, ngay phía dưới phần

Lời bàn [phím…] của các netizen trong 3.3.9.9 [những mảnh hồn trần], Đặng Thân đã mời gọi người đọc đưa ra phản hồi qua những email hoặc comment: “Rất mong sẽ được thấy ý kiến/lời bàn [bình] của bạn xuất hiện trong cuốn sách này khi tái bản. Xin cảm ơn nhiều” [29; tr. 13]. Như thế, cho dù bản in đã cố định hóa những trường đối thoại của các người đọc blogger, nhưng họ vẫn có hi vọng được cất lời trong những lần tái bản. Qua đó, thuộc tính đa thanh và phức điệu trong “xác chết giấy mực” của văn bản văn học mạng/máy tính vẫn phần nào được bảo vệ. Mỗi người đọc khi cất lời (qua các comment) phía sau mỗi chương, ngoài việc phê bình về nội dung tác phẩm, còn chủ yếu thể hiện suy nghĩ, cảm xúc và chứng minh cho sự tồn tại của chính mình.

Nội dung các bài viết trong 3.3.9.9 [những mảnh hồn trần] của các nhân vật chính cũng không thuần nhất, chuyên tâm kể về lịch sử tình yêu (của Mộng Hường) hoặc quá khứ gia đình (của Schiditt) – vốn là hai tuyến truyện chính, mà lại thường xuyên sa đà, lạc đề vào những câu chuyện bên lề khác. Đọc 3.3.9.9 [những mảnh hồn trần], chúng ta bắt gặp vô vàn những kiến giải, bình luận, trích dẫn về những chủ đề bên lề như số phận, tư tưởng, lai lịch của Hitler, ý nghĩa thập giá Cơ đốc và chữ vạn của Phát xít, lịch/tiểu sử Công ty Siemens… Trong quá trình tự sự, nhân vật thường xuyên lôi kéo người đọc bằng những câu chuyện “lạc đề” kiểu như vậy

31

và độc giả thường xuyên bị cuốn theo những câu chuyện phụ có tính chất giật gân. Đây cũng là một đặc trưng của mạng internet mà Đặng Thân đã nỗ lực “bảo tồn” khi đưa 3.3.9.9 [những mảnh hồn trần] thành ấn bản sách in.

Tiểu kết

Văn học mạng – dù có nhận được sự đồng tình hay phản đối thì vẫn là một hiện tượng khó có thể bỏ qua trong văn học đương đại và hoàn toàn đáng để hi vọng trong tương laị Nói như PGS. TS Nguyễn Đăng Điệp – Viện trưởng Viện Văn học thì văn học mạng “đã tồn tại như một thực tế. Nó là loại hình văn học mới bên cạnh văn học truyền miệng và văn học viết vốn đã quá quen thuộc. Hiện nay có hai hướng gần như ngược nhau: thứ nhất, tập hợp các bài viết, sáng tác trên mạng rồi xuất bản (in); thứ hai, tung những tác phẩm đã in (giấy) lên mạng. Theo tôi, điều này có lợi cho người đọc vì lượng người truy cập internet hiện nay khá lớn, lại nhanh và rẻ. Tuy nhiên, công bằng mà nói, nhiều tác phẩm viết trên mạng chất lượng chưa cao, thậm chí, đó chỉ mới là những suy nghĩ thoáng qua, những cảm xúc của bloger tìm cách chia sẻ tâm trạng của mình… Vì thế, nếu tìm trong văn học mạng những tác phẩm đạt chất lượng nghệ thuật cao thì rất khó. Nhưng rất có thể, khi tất cả mọi người cầm bút đều quen với internet, coi việc viết văn trên mạng như một thói quen và một niềm thích thú thì tình hình sẽ khác.”

32

CHƢƠNG 2:

TÁC ĐỘNG CỦA VĂN HỌC MẠNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VĂN HỌC

Văn học mạng, với đặc điểm xóa bỏ những rào cản về không gian, thời gian sáng tác - tiếp nhận, phát huy mạnh mẽ tính dân chủ trong sáng tạo, đã thu hút khá đông những người viết truyện, viết tiểu thuyết cả ở Việt Nam và thế giớị Nó trở thành một trào lưu mạnh mẽ, góp phần ảnh hưởng đến văn học chính thống, đòi hỏi một cách nhìn mới, cách viết, cách đọc mớị Ở Việt Nam, cũng đã có hội thảo về văn học mạng, một số nhà nghiên cứu văn học cũng đã có những ý kiến về dòng văn học nàỵ Chung quy lại, trong mối quan hệ biện chứng, bất cứ hiện tượng nào cũng đều tồn tại những mâu thuẫn, có tính hai mặt của nó. Văn học mạng cũng vậy, bản thân nó bao gồm cả những khả năng lẫn bất cập. Bên cạnh rất nhiều tiềm năng như đã nói, việc mở rộng cửa cho mọi đối tượng tham gia sáng tác, việc quá dân chủ về đề tài, những đặc trưng của các dạng viết “như một lời tâm sự” trên các blog, việc ứng dụng quá mức dạng văn học “hypertext” (một dạng sáng tác mang dấu ấn của chủ nghĩa hậu hiện đại, sử dụng các hiệu ứng âm thanh, hình ảnh, video clip ngay trong tác phẩm…) khiến cho lắm lúc người viết và người đọc như lạc vào một mê cung không định hướng, không có cơ sở, hệ quy chiếu để nhìn nhận đánh giá giá trị đích thực của tác phẩm.

Một phần của tài liệu Văn học mạng và vấn đề tiếp nhận (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)