•Chọn sơ đồ: có ba loại sơ đồ mạng lưới.
-Sơ đồ mạng lưới cụt: các điểm dùng nước ở phân tán riêng rẽ trên công
trường, có ưu điểm là tổng chiều dài mạng ngắn, kinh phí xây dựng thấp nhưng nhược điểm là không đảm bảo cung cấp nước liên tục (nhất là khi có điểm trên đường ống chính hỏng).
-Sơ đồ mạng vòng: cấp cho các khu vực sản xuất tập trung hoặc các nơi sản
xuất có yêu cầu cấp nước liên tục, ưu điểm đảm bảo được việc cấp nước liên tục, nhược điểm là chiều dài mạng lưới lớn, kinh phí xây dựng lớn.
-Sơ đồ mạng hỗn hợp: kết hợp 2 loại sơ đồ trên, với những điểm tiêu thụ rải
các cấp theo sơ đồ mạng lưới cụt, với những khu tập trung cấp theo sơ đồ mạng vòng. Dạng này tỏ ra kinh tế và được sử dụng rộng rãi trên công trường.
-Mạng lưới phải đi đến toàn bộ các điểm dùng nước.
-Các tuyến ống chính nên đặt dọc theo trục giao thông theo hướng của nước chảy về phía cuối mạng lưới.., các tuyến phải vạch theo đường ngắn nhất, tổng chiều dài mạng cũng phải ngắn nhất.
-Chú ý phối hợp với các mạng kỹ thuật khác...để thuận tiện trong công tác vận hành, bảo quản...
•Tính toán mạng cấp: nhằm xác định đường kính của ống nước theo vận tốc kinh tế, tổn thất áp lực của mạng tương ứng với lưu lượng tính toán, chọn chiều cao đặt đầu nước, áp lực máy bơm, vật liệu đường ống...Nội dung tính toán được trình bày trong giáo trình Cấp thoát nước chuyên ngành, có thể nêu tóm tắt các nội dung đó gồm:
-Xác định lưu lượng nước tính toán .
-Xác định đường kính ống dẫn chính, phụ.
-Xác định tổn thất áp lực trong các đoạn ống và toàn mạng.
-Tính toán các công trình đầu mối.
Xác định đường kính ống dẫn chính (D): D= Σ(4NΣ)/(v.π)
Với NΣ_lưu lượng tổng cộng ( m3/s);
v_vận tốc nước chảy trung bình trong ống chính (v=1,2-1,5m/s);
Đường ống phụ có thể chọn theo cấu tạo, thường đặt nổi, dễ di động, tháo lắp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH
[1] Phạm Huy Chính (2005), Cung ứng kỹ thuật thi công xây dựng, NXB Xây dựng, Hà Nội. [2] GS.TS. Nguyễn Huy Thanh (2003), Tổ chức xây dựng công trình, NXB Xây dựng, Hà Nội. [3] TS. Nguyễn Đình Thám, Ths. Nguyễn Ngọc Thanh (2004), Tổ chức xây dựng 1_Lập kế
hoạch, tổ chức và chỉ đạo thi công, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
[4] PGS.TS. Trịnh Quốc Thắng (2004), Tổ chức xây dựng 2_Thiết kế tổng mặt bằng và tổ chức
công trường xây dựng, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
[5] Ths. Nguyễn Văn Ngọc (2000), Hướng dẫn đồ án môn học Tổ chức thi công xây dựng, Trường Đại học bách khoa Đà Nẵng.